Tính cân bằng sản phẩm cho 1000l bia hơi

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/ năm (Trang 45 - 53)

1. Tính lượng gạo và lượng malt

Gọi lượng malt cần để sản xuất 1000l bia hơi là M(kg) thì lượng gạo cần là 0,25M(kg).

Lượng chất chiết thu được từ M(kg) malt là: M.(1 – 0,005).(1 – 0,06).0,8 = 0,74824M(kg) Lượng chất chiết thu được từ gạo là:

0,25M.(1 – 0,005).(1 – 0,13).0,85 = 0,18395M(kg) Tổng lượng chất chiết thu được là:

0,74824M + 0,18395M = 0,93219M(kg)

* Lượng dịch qua các công đoạn ứng với 1000l bia hơi thành phẩm: Công đoạn chiết bock tổn thất 1%, lượng bia đưa vào chiết bock là:

01 , 0 1 1000 − = 1010,1(l)

Giai đoạn tàng trữ và bão hoà CO2 trước khi chiết bock tổn thất 0,5%, lượng bia sau lọc là: 005 . 0 1 1 , 1010 − = 1015,2(l)

Công đoạn lọc bia tổn thất 1,5%, lượng bia sau lên men là:

015 , 0 1 2 , 1015 − = 1030,6(l)

Công đoạn lên men tổn thất 5%, lượng dịch đường trước lên men là:

05 , 0 1 6 , 1030 − = 1084,9(l)

Công đoạn lắng xoáy và lạnh nhanh tổn thất 2,5% và tổn thất do co thể tích khoảng 4%, lượng dịch đường sau đun hoa là: (1−0,0251084)×,(91−0,04) = 1159,1(l) Dịch đường sau đun hoa có nồng độ chất khô 10,5˚Bx có d20 = 1,042. Khối lượng dịch đường sau đun hoa là: 1159,1.1,042 = 1207,7(kg)

Lượng chất chiết có trong dịch đường sau đun hoa là: 1207,7 126,8( ) 100 5 , 10 kg = × Ta có: 0,93219M = 126,8(kg)

Suy ra: Lượng malt cần là M = 136,0(kg) Lượng gạo cần là 0,25M = 34,0(kg)

2. Lượng bã gạo và bã malt

Lượng malt đem nấu là 136,0kg.

Lượng chất khô không hoà tan 100% – 80% = 20% Độ ẩm 6%

Tổn thất trong quá trình nghiền là 0,5%

Lượng bã malt khô là: 136,0.(1 – 0,005).(1 – 0,06).0,2 = 25,4(kg) Bã có hàm ẩm 80%, khối lượng bã malt ướt là: 125−0,4,8 = 127,2(kg) Lượng gạo đem nấu là 34,0kg.

Lượng chất khô không hoà tan là 100% – 85% = 15% Độ ẩm 13%

Tổn thất trong quá trình nghiền là 0,5%

Lượng bã gạo khô là: 34,0.(1 – 0,005).(1 – 0,06).0,15 = 4,8(kg) Bã có hàm ẩm là 80%, khối lượng bã gạo ướt là: 23,9( )

8 , 0 1 8 , 4 kg = − Tổng lượng bã khô: 25,4 + 4,8 = 30,2(kg) Tổng lượng bã ướt là: 127,2 + 23,9 = 151,1(kg)

Tổng lượng nước có trong bã là: 151,1 – 30,2 = 120,9(kg)

3. Lượng nước dùng trong nấu và rửa bã

* Lượng nước dùng trong quá trình hồ hoá:

Ở nồi cháo sử dụng lượng malt lót bằng 20% lượng gạo. Tổng lượng bột gạo và malt lót cho vào nồi cháo là:

(34,0 + 0,2.34,0).(1 – 0,005) = 40,6(kg)

Tỷ lệ phối trộn bột:nước = 1:5, lượng nước cho vào nồi cháo là: 40,6.5 = 203,0(kg)

Tổng khối lượng dịch bột trong nồi hồ hoá là: 40,6 + 203,0 = 243,6(kg)

Lượng nước có sẵn trong bột gạo và malt lót là:

34,0.(1 – 0,005).0,13 + 0,2.34,0.(1 – 0,005).0,06 = 4,8(kg) Tổng lượng nước có trong nồi hồ hoá là:

203,0 + 4,8 = 207,8(kg)

Trong quá trình hồ hoá lượng nước bay hơi khoảng 5% là: 0,05.207,8 = 10,4(kg)

207,8 – 10,4 = 197,4(kg)

Khối lượng dịch cháo còn lại là: 243,6 – 10,4 = 233,2(kg)

* Lượng nước dùng trong quá trình đường hoá: Lượng malt cho vào nồi đường hoá là:

(136,0 – 0,2.34,0).(1 – 0,005) = 128,6(kg)

Tỉ lệ phối trộn malt:nước = 1:4, lượng nước hoà trộn với bột malt là: 4.128,6 = 514,2(kg)

Lượng nước có sẵn trong malt là: 128,6.0,06 = 7,7(kg)

Khi bơm toàn bộ dịch cháo sang nồi đường hoá thì tổng khối lượng của dịch là: (128,6 + 514,2) + 233,2 = 876,0(kg)

Tổng lượng nước có trong nồi đường hoá là: (514,2 + 7,7) + 197,4 = 719,3(kg)

Trong quá trình đường hoá lượng nước bay hơi khoảng 4% là: 0,04.719,3 = 28,8(kg)

Sau quá trình đường hoá lượng nước còn lại trong dịch đường là: 719,3 – 28,8 = 690,5(kg)

Khối lượng dịch đường còn lại sau đường hoá: 876,0 – 28,8 = 847,2(kg)

* Lượng nước rửa bã:

Lượng dịch đường sau đun hoa: 1207,7kg

Lượng nước có trong dịch đường sau đun hoa là: 1207,7 1080,9( ) 100 5 , 10 100 kg = × −

Trong quá trình đun hoa thể tích dịch giảm 10% do nước bay hơi. Lượng nước trong dịch đường trước đun hoa là: 10801−0,,19 = 1201,0(kg)

Lượng nước trong bã là: 120,9kg

Suy ra lượng nước rửa bã là: 1201,0 + 120,9 – 690,5 = 631,4(kg) * Dịch lọc:

Dịch lọc ban đầu: 847,2 – 151,1 = 696,1(kg) Tổng lượng dịch lọc: 696,1 + 631,4 = 1327,5(kg)

4. Lượng hoa houblon sử dụng

Lấy hiệu suất trích ly chất đắng trong quá trình nấu hoa là 30% thì lượng chất đắng ban đầu ứng với 1000l bia thành phẩm là:

1000 3

, 0

18 × = 60.103(mg) = 60(g)

Sử dụng 80% hoa viên 8% α – axit đắng và 20% cao hoa 60% α – axit đắng. Gọi lượng hoa viên sử dụng là m(g) thì lượng cao hoa sử dụng là 0,25m(g). Lượng chất đắng trích ly được là: m × 0,08 + 0,25m × 0,60 = 0,23m(g)

Ta có: 0,23m = 60(g)

Suy ra: Lượng hoa viên sử dụng là m = 260,9(g) Lượng cao hoa sử dụng là 0,25m = 65,2(g)

Bã hoa: coi lượng cao hoa hoà tan hoàn toàn, hoa viên hoà tan 40%, bã hoa viên có độ ẩm 85% thì lượng bã hoa viên là:

85 , 0 1 6 , 0 9 , 260 − × = 1043,5(g) ≈ 1,04(kg) 5. Các nguyên liệu khác

* Các hoá chất bổ sung trong quá trình nấu:

Ở nồi hồ hoá và nồi đường hoá bổ sung acid lactics để hạ pH của dịch xuống 5,4 – 5,5 thuận lợi cho hoạt động của hệ enzyme thuỷ phân. Lượng acid bổ sung vào nồi hồ hoá bằng khoảng 0,06% lượng gạo, và lượng acid bổ sung vào nồi malt bằng khoảng 0,04% lượng malt. Tổng lượng acid bổ sung là: 0,06% × 34,0 + 0,04% × 136,0 = 0,075(kg) = 75(g)

Ở nồi đường hoá còn được bổ sung một lượng muối ăn để tạo cho bia vị đậm đà, lượng muối tương ứng với 1000 lít bia là: 200g

* Các hoá chất bổ sung trong quá trình lọc dịch bia:

Bột trợ lọc: Bột trợ lọc sử dụng ở đây chủ yếu là diatomide (2 loại bột thô và mịn được sử dụng là Hyflosuppercell và Standarlsuppercell) ngoài ra còn có vinyl polypyriolidone. Để lọc 1000 lít bia cần sử dụng khoảng 0,8 kg diatomide mỗi loại và 250 g vinyl polypyriolidone.

* Lượng men giống sử dụng:

Men giống nuôi cấy trực tiếp cấp bằng 10% lượng dịch đưa vào lên men: 0,1.1084,9 ≈ 108,5(l)

Men sữa cấp bằng 1% lượng dịch đưa vào lên men: 0,01.1084,9 ≈ 10,8(l)

Men sữa tái sử dụng 7 lần thì trong 8 chu kì lên men chỉ cần nhân men giống cho chu kì đầu còn tái sử dụng men sữa cho 7 chu kì sau.

* Sữa men kết lắng:

Cứ 1000l bia cho 20l sữa men có độ ẩm 85%, trong đó có thể tái sử dụng khoảng 10l. Lượng men tái sử dụng của 1 tank có thể đủ để nhân men cho 2 tank do đó thực tế chỉ tái sử dụng 5l sữa men còn thải bỏ 15l sữa men kết lắng.

* Cặn lắng:

Lượng cặn lắng có độ ẩm 80% chiếm khoảng 1,75% so với nguyên liệu. Ứng với 1000l bia cần nấu 136kg malt và 34kg gạo tức tổng lượng nguyên liệu là: 136 + 34 = 170(kg).

Lượng cặn lắng tương ứng sẽ là: 170.0,0175 = 3,0(kg) Lượng cặn lắng khô: 0,2.3,0 = 0,6(kg)

* Lượng CO2:

Phương trình lên men:

C12H22O11 + H2O = 4C2H5OH + 4CO2 + Q 342g 18g 184g 176g

Lượng dịch trước lên men: 1084,9(l), có độ đường 10,5˚Bx có d20=1,042. Khối lượng dịch đường trước lên men là: 1084,9.1,042 = 1130,5(kg)

Khối lượng chất chiết trong dịch đường trước lên men: 1130,5 118,7( ) 100 5 , 10 kg = ×

Quy về đường maltose, trong giai đoạn lên men chính coi 55% lượng chất chiết được chuyển hoá, lượng CO2 tạo thành là: 0,55

342 176 7 ,

118 × × = 33,6(kg)

Sau lên men chính thể tích dịch giảm 3%, thể tích bia non ứng với 1000 lít bia thành phẩm là: 1084,9 × 0,97 = 1052,4(l)

Lượng CO2 hoà tan trong bia non là 2,5g/l, ứng với 1052,4lít bia non là: 2,5.1052,4 = 2631(g) ≈ 2,63(kg)

Lượng CO2 thoát ra là: 33,60 – 2,63 = 30,97(kg)

Ở 20˚C, 1atm, CO2 có khối lượng riêng 1,832kg/m3, thể tích của CO2 bay ra là: 30,971,832 = 16,91(m3)

Hiệu suất thu hồi CO2 là 70%, lượng CO2 có thể thu hồi được là: 0,7.16,91 = 11,83(m3)

Trong quá trình lên men phụ 15% chất chiết của dịch đường tiếp tục được chuyển hoá, lượng CO2 tạo thành tiếp tục được bão hoà trong bia do đó hàm lượng CO2 trong bia tươi vào khoảng 4g/l.

Trong quá trình lọc CO2 bị thất thoát một phần nên hàm lượng CO2 trong bia sau lọc vào khoảng 2g/l. Cuối quá trình lọc cần cấp CO2 để ép nốt lượng dịch lọc cuối đồng thời trong quá trình tàng trữ cần tiếp tục bão hoà CO2 trong bia để hàm lượng CO2 đạt tới 4,5g/l. Lượng CO2 cần để bão hoà 1015,2 lít bia sau lọc là: (4,5 – 2).1015,2 = 2538(g) ≈ 2,54(kg)

Thể tích CO2 cần để bão hoà thêm là: 1,39( ) 832 , 1 54 , 2 3 m =

* Bảng tổng kết nguyên liệu chính, bán thành phẩm tương ứng với bia hơi TT Tên nguyên liệu 1000 lít 1 mẻ 1 ngày 1 năm

1 Malt 136,0 kg 2271 kg 13,6 tấn 680 tấn

2 Gạo 34,0 kg 568 kg 3,4 tấn 170 tấn

3 Nước nấu cháo 203,0 lít 33,9 hl 20,3 m3 1015 m3

4 Nước đường hoá 514,2 lít 85,9 hl 51,42 m3 2571 m3

5 Nước rửa bã 631,4 lít 105,4 hl 63,14 m3 3157 m3 6 Bã malt 151,1 kg 2,52 tấn 15,11 tấn 756 tấn 7 Hoa viên 260,9 g 4,36 kg 26,1 kg 1305 kg 8 Cao hoa 65,2 g 1,09 kg 6,5 kg 325 kg 9 Dịch bột gạo 243,6 kg 4,07 tấn 24,36 tấn 1218 tấn 10 Dịch cháo 233,2 kg 3,89 tấn 12,32 tấn 616 tấn 11 Dịch malt 876,0 kg 14,63 tấn 87,60 tấn 4380 tấn 12 Dịch đường 847,2 kg 14,15 tấn 84,72 tấn 4236 tấn 13 Dịch lọc 1327,5 kg 22,17 tấn 132,75 tấn 6638 tấn 14 Dịch đường houblon hoá 1159,1 lít 193,6 hl 115,91m3 5796 m3

15 Dịch đi lên men 1084,9 lít 181,2 hl 108,49m3 5425 m3

16 Bia tươi 1030,6 lít 172,1 hl 103,06m3 5153 m3

17 Bia sau lọc 1015,2 lít 169,5 hl 101,52m3 5076 m3

18 Bia trước chiết bock 1010,1 lít 168,7 hl 101,01m3 5051 m3 19 Men nhân trực tiếp 108,5 lít 1812 lít 10,85 m3 271,3 m3 Men tái sử dụng 10,8 lít 180 lít 1,08 m3 189 m3

* Bảng các nguyên liệu phụ, sản phẩm phụ tương ứng bia hơi:

TT Tên nguyên liệu 1000 lít 1 mẻ 1 ngày 1 năm 1 Acid lactics 75 g 1,25 kg 7,50 kg 375 kg 2 NaCl 200 g 3,34 kg 20 kg 1000 kg 3 Diatomide (mỗi loại) 0,8 kg 13,4 kg 80 kg 4000 kg 4 Vinyl polypyriolidone 250 g 4,2 kg 25 kg 1250 kg 5 Men kết lắng 20 lít 334 lít 2000 lít 100 m3 6 Men tái sử dụng 5 lít 83,5 lít 500 lít 25 m3 7 Men thải bỏ 15 lít 250,5 lít 1500 lít 75 m3 8 CO2 thoát ra 16,91 m3 282,4 m3 1691 m3 84550 m3 9 CO2 có thể thu hồi 11,83 m3 197,6 m3 1183 m3 59150 m3 10 CO2 cần để bão hoà 1,39 m3 23,2 m3 139 m3 6950 m3

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia năng suất 25 triệu lít/ năm (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)