KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ SỰ NẢY MẦM CỦA BÀO

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kích kháng bệnh sọc trắng lá (Trang 34 - 35)

TỬ NẤM Peronosclerospora maydis CỦA CÁC HÓA CHẤT CÓ TRIỂN VỌNG

Chất kích kháng là chất khi được sử dụng với nồng độ kích kháng phải không có tác động trực tiếp lên mầm bệnh, mà chỉ có tác động kích thích cây kháng với bệnh (Phạm Văn Kim, 2002; Trần Thị Thu Thủy, 2006). Do đó khả năng ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm Peronosclerospora maydis khi thả vào dung dịch hóa chất (ở nồng độđược xem là có khả năng kích thích cây kháng lại với bệnh) là chỉ tiêu quan trọng để kết luận hóa chất sử dụng có phải là hóa chất kích kháng hay không. Chúng tôi đã tiến hành thả trực tiếp bào tử nấm Peronosclerospora maydis vào dung dịch acibenzolar-S-methyl (100 ppm), K2HPO4 (100 mM) và dung dịch salicylic acid (7,5 mM) sau đó để trong điều kiện phòng thí nghiệm để kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của bào tử. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở Bảng 5 .

Kết quả thí nghiệm ghi nhận ở Bảng 5 cho thấy, tỉ lệ nảy mầm của các nghiệm thức có sai khác nhau. Tuy nhiên, mức độ sai khác nhỏ và không có ý nghĩa thống kê ở mức độ α = 0,05. Điều này giúp chúng ta rút ra được rằng các hóa chất ở nồng độ thí nghiệm

không ức chế sự nảy mầm của bào tử. Điều này kết hợp với kết quả của thí nghiệm 1 giúp ta có thể kết luận các chất acibenzolar-S-methyl (100 ppm), K2HPO4 (100 mM) và dung dịch salicylic acid (7,5 mM) là các chất kích kháng, có khả năng kích thích cây bắp kháng lại với bệnh sọc lá trên bắp do nấm Peronosclerospora maydis gây ra.

Bảng 5. Tỉ lệ nảy mầm của bào tử nấm Peronosclerospora maydis sau khi thả vào dung dịch hóa chất 3 giờ Nghiệm thức Tỉ lệ nảy mầm (%) BTH (100 ppm) 53,6 K2HPO4 (100 mM) 56,1 Salicylic acid (7,5 mM) 53,6 Đối chứng 58,8 Mức ý nghĩa ns CV (%) 6,27 ns: Không khác biệt

Cây trồng kháng lại với bệnh có thể do nhiều cơ chế khác nhau. Trong phạm vi thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã bước đầu khảo sát phản ứng của mô cây tác động lên nấm thông qua thể hiện của nấm Peronosclerospora maydis ở giai đoạn tiền xâm nhiễm, sau khi tiếp xúc với ký chủ là cây bắp ở thời điểm 12 và 24 giờ sau khi phun nấm lên cây để xác định xem cơ chế kháng của cây sau khi được kích kháng có thể hiện ở giai đoạn đầu không, và nếu có thì cơ chế như thế nào.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kích kháng bệnh sọc trắng lá (Trang 34 - 35)