Khá nhiều người nhập cư trái phép vào các đô thị lớn, xét thuần túy về thu nhập thì họ không thuộc nhóm nghèo, nhưng nếu họ không được hưởng các dịch vụ công từ Nhà nước thì mức sống của họ chẳng khác gì người nghèo, thậm chí chỉ ngang bằng với nhóm có thu nhập thấp nhất trong nhóm nghèo, vì họ phải trả chi phí dịch vụ cao hơn về y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, sản xuất,…Cũng có khá nhiều hộ gia đình di cư tự do vào các vùng khác sinh sống, họ không được chia đất sản xuất, không tiếp cận được với tín dụng chính thức, không được hỗ trợ kịp thời trong sản xuất, con cái của họ không được đi học.
Nhận xét tổng quan là họ cũng hoạt động như những người dân địa phương, nhưng dân nhập cư không chính thức ở đô thị, dân di cư tự do ở vùng nông thôn, họ phải trả chi phí cao hơn người bản địa. Vì vậy, họ đã nghèo lại nghèo hơn hoặc có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo nhưng mức sống chẳng khác gì hộ nghèo.
người có mức thu nhập trên chuẩn nghèo nhưng do công việc bấp bênh, không ổn định, nên họ có thể mất việc bất cứ lúc nào hoặc những người nông dân sống ở vùng đô thị hóa nhanh, họ vốn sống bằng nghề nông, nay không còn đất nhưng khả năng thích ứng với công việc mới phi nông nghiệp của họ rất hạn chế và nguy cơ tái nghèo rất cao.
Theo các chuyên gia, đã chứng kiến có đến hàng ngàn thanh niên sống quanh các khu công nghiệp lớn nhưng chính họ lại bị thất nghiệp vì khả năng thích ứng chậm và không nắm bắt được cơ hội trong quá trình phát triển mà những cơ hội đó đối với người nghèo người có thu nhập thấp lại thường là những cơ hội ngẫu nhiên. Khác với người giàu, cơ hội lựa chọn được chuẩn bị trước chu đáo hơn.
4.2.6.Nghèo đói và vốn xã hội
Vốn xã hội là một khái niệm mới dùng để chỉ một loại tài sản phi vật chất của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng đồng hay một quốc gia được tạo dựng qua quá trình thực hiện giữa các chủ thể xã hội. Chỉ số đo lường vốn xã hội được thể hiện ở khối lượng, chất lượng thông tin trao đổi, khả năng, mức độ hợp tác, sự hỗ trợ từ bên ngoài và độ bền vững từ các mối quan hệ xã hội. Một người có thu nhập thấp nhưng họ cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống khi họ thiết lập được xung quanh mình một mạng lưới xã hội gắn bó, thân thuộc gần gũi như anh em, họ hàng, bạn bè. Mỗi khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống như mất việc làm, ốm đau, tai nạn,… họ thường được những người thân quen cưu mang, giúp đỡ để họ vượt qua những khó khăn và rủi ro, sớm ổn định cuộc sống.
Ngược lại, những người có thu nhập cao, vốn xã hội nghèo nàn, tự cô lập hoặc họ bị cô lập thì những khó khăn, rủi ro bình thường càng trở nên trầm trọng hơn, ở họ rủi ro như bị nhân đôi, nhân ba và nguy cơ tái nghèo không nhỏ đối với họ.
4.2.7. Nghèo đói và phát triển
Nghèo đói không thuần túy là vấn đề xã hội vốn có và nó còn tồn tại ở mọi thời đại xét theo mức độ tương đối hoặc nghèo đói chỉ là sản phẩm, là yếu tố cấu thành của một xã hội nông nghiệp, xã hội “tiền phát triển”.
Cần có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn để thấy rằng nghèo đói không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, nước đang phát triển mà nó tồn tại ngay ở các nước phát triển, nếu ta xem xét nó dưới góc độ chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội của các tầng lớp dân cư với tính đa dạng của nghèo đói.
Các nước nghèo thì quan tâm nhiều hơn đến nghèo đói tuyệt đối: nghèo đói về lương thực-thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác như nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục,…Các nước phát triển không quan tâm nhiều lắm đến nghèo đói tuyệt đối, vì mức sống của họ khá cao, nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến quyền lựa chọn, sự bình đẳng, đến vị thế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhưng dù có quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, thì mục tiêu chung vẫn là cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp sự cách biệt giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa nam giới và nữ giới về phân phối thu nhập, về tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất, về quản lý phân bổ các nguồn lực xã hội và quyền ra các quyết định liên quan đến tiến trình phát triển xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển.
4.3. Phân tích sự tác động của hàm hồi quy tương quan
Biến phụ thuộc:
• TN: Thu nhập của hộ/tháng. Biến độc lập:
• TTLĐ: Số người trong tuổi lao động của hộ. • GT: Giới tính của chủ hộ.
• TD: Trình độ của chủ hộ. • NN: Nghề nghiệp của chủ hộ. • CT: Chi tiêu của hộ/tháng.
Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập
tnhap chiphi ttld gioi tinh trdo nnghiep tnhap Pearson Correlation 1 .464(**) -.068 .417(**) .685(**) .561(**) Sig. (2- tailed) .000 .504 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 chiphi Pearson Correlation .464(**) 1 .050 .175 .295(**) .185 Sig. (2- tailed) .000 .624 .081 .003 .065 N 100 100 100 100 100 100 ttld Pearson Correlation -.068 .050 1 -.210(*) -.045 -.041 Sig. (2- tailed) .504 .624 .036 .656 .686 N 100 100 100 100 100 100 gioi tinh Pearson Correlation .417(**) .175 -.210(*) 1 .388(**) .429(**) Sig. (2- tailed) .000 .081 .036 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 trdo Pearson Correlation .685(**) .295(**) -.045 .388(**) 1 .590(**) Sig. (2- tailed) .000 .003 .656 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 nnghie Pearson .561(**) .185 -.041 .429(**) .590(**) 1
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Hệ số tương quan giữa thu nhập với chính nó là 1, giữa thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp lần lượt là: 0,464; 0,417; 0,685 và 0,561. Giá trị này cho thấy rằng thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp có mối quan hệ thuận khá chặt chẽ. Trong khi trên thực tế không có mối quan hệ tuyến tính nào trong tổng thể giữa thu nhập, chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp là 0,000 nhỏ hơn 0,01. Do vậy, ta sử dụng mức ý nghĩa 1% thì giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Có nghĩa là kết quả của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của thu nhập, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với dữ liệu hiện có.
Kiểm định lại bằng phương trình: Trong qúa trình kiểm định được áp dụng phương pháp loại trừ dần những biến độc lập không có ý nghĩa với mô hình, giá trị mặc định của xác suất tối đa tương ứng kiểm định F ra là 2,71
• Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 1
TN = 169324,42 – 24408,8*TTLD + 80587,42*GT + 357476,37*TD+186663,98
(0,191) (0,64) (0,183) (0,000) (0,018)
*NN + 0,395*CT
(0,000)
Theo kết quả chạy phương trình như trên cho thấy những giá trị nằm trong dấu ngoặc được in đậm dưới những biến số tương ứng đều nhỏ hơn 5%, cho kết luận những biến số này tồn tại và có quan hệ tuyến tính đối với biến phụ thuộc thu nhập (TN) ở mức tin cậy 95%, hoặc cũng có thể nói rằng
- Trình độ của chủ hộ (TD) có mối quan hệ tuyến tính đối với thu nhập của hộ. - Nghề nghiệp của hộ (NN) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của
hộ.
- Chi tiêu của hộ/tháng (CT) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của hộ.
• Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 2
TN = 137085,96 + 374497,87*TD + 216,002,19*NN + 0,401*CT
(0,124) (0,000) (0,005) (0,000)
Dựa vào phương pháp loại trừ dần như trên, ta loại được 2 biến ra khỏi phương trình hồi quy đó là: Biến số người trong tuổi lao động của hộ (TTLD) và biến giới tính của chủ hộ (GT). Theo kết quả chạy phương trình lần thứ hai cho thấy, cũng chỉ có 3 biến độc lập có độ tin cậy cao đối với hàm thu nhập đó là: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu.
Ta thấy hằng số của mô hình cho ta mức ý nghĩa quan sát Sig. > mức ý nghĩa ta chọn cho kiểm định 5% (phụ lục 7), ta không thể bác bỏ giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 nhưng “xét về mặt thống kê hằng số không lớn hơn 0 với mức ý nghĩa 5%”. Thực ra trong phương trình chỉ chạy những biến định lượng nên mô hình
không thể giải thích đầy đủ toàn bộ những biến động của thu nhập vì nó còn bao hàm cả những biến định tính chưa đưa vào phương trình.
Trên thực tế ba biến: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khoản thu nhập của người dân. Bởi vì, có trình độ thì người dân mới có được việc làm tạo ra thu nhập cao bên cạnh đó khi người dân sử dụng nhiều cho khoản chi tiêu thì thu nhập của họ cũng phải càng cao để cân bằng. Nếu thu nhập ít thì khoản chi tiêu cũng bị hạn chế lại.
4.4. Giải pháp
4.4.1. Về nâng cao nhận thức
Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ và tổ chức đoàn thể phụ trách chương trình XĐGN tại các phường, xã và TP mỗi quý một lần để trao đổi và học hỏi thêm kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
Các trưởng ấp, khóm và tổ cùng Hội phụ nữ tại địa phương thường xuyên đến trò chuyện, thăm hỏi người dân về đời sống hàng ngày và lồng ghép vào những buổi trò chuyện đó là việc khuyến khích động viên họ cố gắng lao động để vươn lên thoát nghèo.
Chỉ khi cán bộ lắng nghe ý dân và dân tiếp thu ý kiến của cán bộ thì việc thoát nghèo bền vững mới được thực hiện tốt hơn. Có nhận thức được thoát nghèo người dân mới nổ lực phấn đấu hơn trong lao động và sản xuất.
4.4.2. Giải quyết lao động việc làm cho người nghèo
Đối với phụ nữ tại địa phương thì Hội phụ nữ tại các phường, xã tổ chức huy động vốn từ các nhà hảo tâm để tổ chức dạy cho họ nghề may để họ có tay nghề vững chắc đưa vào các khu công nghiệp ở Bình Dương và TP Hồ Chí Minh để may quần áo, giày, nón,…hoặc có thể may gia công quần áo cho các cơ sở sản xuất hàng may mặc tại tỉnh nhà.
Đối với nam cũng tổ chức dạy nghề may , sửa xe, cơ khí để họ có thể đi tìm việc làm tại các khu công nghiệp và có tay nghề để có thể đi xuất khẩu lao động theo chủ trương của tỉnh đưa ra tại các nước Malaysia, Đài Loan,…hoặc liên kết tìm việc cho họ trong các cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh.
Để người dân vừa đi học vừa đi lao động tạo ra thu nhập trong thời gian học nghề địa phương nên tổ chức các lớp học vào ban đêm để không làm mất thời gian trong lao động và sản xuất của người dân.
4.4.3. Tuyên truyền vận động người nghèo không nên sinh con nhiều, chỉ nên sinh từ 1 – 2 con.
Hội phụ nữ của các khóm, ấp, phường xã cần tuyên truyền người dân bằng cách trò chuyện, tâm sự và chỉ ra tấm gương thực tế cho người dân thấy. Khi con đông thì không chỉ lo việc ăn mặc cho chúng mà còn phải lo việc học hành để chúng không như bản thân gia đình hiện tại.
nên thường dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Do đó, nếu cứ tiếp tục hỗ trợ thì các hộ nghèo càng ỷ lại với số vốn đó mà không tích cực lao động
Cho nên, hướng hỗ trợ vốn có thể đảm bảo số tiền không mất đi nhưng người dân lại có việc làm, đó là: Chính quyền địa phương kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội sẽ đồng ý cho các cơ sở SXKD vay vốn với điều kiện các cơ sở SXKD này đồng ý tiếp nhận một số người dân nghèo vào để dạy nghề và để họ làm việc ổn định trong các cơ sở đó
4.4.5. Hỗ trợ giáo dục nâng cao dân trí
Thực hiện chính sách miễn học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường lớp và hỗ trợ tiền mua dụng cụ học tập cho con em nghèo là trẻ tàn tật, mồ côi. Đối với con em hộ nghèo khác được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp ở tất cả các cấp học thuộc hệ thống trường công lập và ngoài công lập. Cần tìm nguồn hỗ trợ từ những nhà hảo tâm, Chi hội phụ huynh tại các trường để con em hộ nghèo có cơ hội tiếp tục đeo đuổi việc học, việc mà tất cả mọi người đều có quyền đeo đuổi, đừng để các em nghĩ học quá sớm để đi làm thuê, làm mướn, đẩy xe, bán vé số.
4.4.6. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Hiện nay, nhà tre lá tạm bợ của người dân nghèo TP Long Xuyên còn chiếm tỷ lệ cao 35,1% 10. Do đó, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP vận động mạnh thường quân trong các quỹ “Ngày vì người nghèo”, quỹ “Tấm lòng vàng” để hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở hoặc các tổ chức này cùng với người dân địa phương kết hợp lại quyên góp, hỗ trợ tole, cây để cất , sửa nhà cho các hộ nhà lá, tạm bợ để họ có được chỗ ở kiên cố hơn.
4.4.7. Hỗ trợ điện, nước
Đối với các hộ nghèo nằm ngoài khu vực điện khí hóa nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường. Chính quyền địa phương, cụ thể là các trưởng khóm, ấp tuyên truyền cho người dân hiểu về những thiệt hại do môi trường gây ra, ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Từ đó, huy động từ 10 – 15 hộ góp tiền lại để câu đồng hồ điện và đồng hồ nước, vì nếu 1 hộ/1đồng hồ điện và nước thì họ sẽ không có khả năng chi trả vì thu nhập rất thấp theo số liệu đã phân tích như trên. Do đó, huy động càng nhiều hộ dân thì việc điện khí hóa và nước sạch vệ sinh môi trường do Nhà nước hỗ trợ hay do người dân tự làm cũng đều có cùng một lợi ích như nhau.
4.4.8. Hỗ trợ người nghèo về y tế
Tất cả các hộ nghèo đã được bình xét và thu thập số liệu tại các phường, xã đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế trị giá 60.000 đồng với thời hạn một năm. Tại các phường, xã thường xuyên thông báo cho người dân biết về các thứ bệnh thường gặp vào những mùa khác nhau hay những thứ dịch bệnh lây truyền mang tính cấp thiết như hiện nay; Cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng trên gia súc,… cần phải chỉ cách nhận dạng và phòng ngừa cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh hàng ngày.
10 Phòng LĐTBXH
Chương 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Thực trạng nghèo của hộ
Người nghèo thường tập trung ở các vùng ven sông tại TP Long Xuyên, cho nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nước sạch và điện lưới quốc gia.
Nghề nghiệp chính của người nghèo chủ yếu là làm thuê. Nên họ rất cần có một công việc ổn định, nếu công việc cứ bấp bênh thì họ không thể thoát nghèo bền vững.
Số nhân khẩu bình quân trong hộ nghèo 4,33 người/hộ, trong đó số trẻ em dưới độ tuổi lao động phải tham gia vào lao động để kiếm sống chiếm đến 18,6% trên tổng hộ nghèo, dẫn đến tình trạng chi nhiều hơn thu trong đời sống hàng ngày làm cho họ luôn luôn thiếu hụt về mọi thứ.
Trình độ học vấn của người nghèo rất thấp, số người không bằng cấp chiếm 5% tổng số người nghèo. Do trình độ còn thấp kém nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về mặt tính toán nên