Trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều chương trình đầu tư điện khí hóa nông thôn đến các vùng sâu vùng xa để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tiếp thu thông tin kịp thời để không bị lạc hậu so với xã hội, nên tỷ lệ hộ sử dụng điện của toàn TP chiếm 98% năm 2005 tăng 0,36% so với năm 2004. Số liệu này còn thể hiện rõ ở các hộ nghèo với 218/3.461 hộ nghèo chưa sử dụng điện chiếm 6,3% một tỷ lệ không cao điều này cho thấy được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đối với đời sống của người dân. Theo số liệu điều tra trực tiếp từ hộ nghèo, có một số nguyên nhân dẫn đến việc họ không thể tham gia sử dụng điện kể cả mạng lưới quốc gia và mắc điện tư bên ngoài, đặc biệt đối với những vùng không được điện khí hóa nông thôn vì vùng này thuộc ngoại ô TP Long Xuyên, thì:
- Chi phí bỏ ra để mắc điện lưới quốc gia từ 700.000-800.000 đồng/hộ, trong khi thu nhập bình quân của họ chỉ có 300.000 đồng/người/tháng 4. Do đó họ vẫn chưa thể thực hiện được ước mơ thấp sáng ngôi nhà của mình.
- Nếu mắc điện tư thì giá 1kw điện cao gấp 3-4 lần so với điện quốc gia; đối với điện quốc gia 100 kw điện đầu tiên chỉ có 500 đồng/kw 5 nhưng giá điện tư 1 kw từ 1.500-2.000 đồng/kw. Cho nên họ không có khả năng để sử dụng điện.
5Sở điện lực
Do đặc thù của TP Long Xuyên là gần sông Hậu và có mạng lưới sông ngòi dày đặc nên tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sông để sinh hoạt và ăn uống chiếm đến 49,6% 6. Trong khi dòng sông luôn mang theo biết bao chất thảy từ các bệnh viện, nhà máy, thuốc trừ sâu, rác thảy của người dân nên đây không phải là nguồn nước an toàn tuyệt đối cho người dân. Đây cũng là một vấn đề làm cho các hộ nghèo phải cam chịu cho số phận, họ rất muốn sử dụng nước sạch nhưng nguyên nhân làm cho họ không thể thực hiện được hy vọng đó là do
- Đối với những hộ không được địa phương hỗ trợ thì chi phí bỏ ra để được sử dụng nước máy từ 500.000-600.000 đồng/hộ, thật sự là quá cao so với thu nhập của họ.
- Nhận thức của họ chưa cao về những mối nguy từ việc sử dụng nguồn nước từ các sông, rạch
- Thói quen lâu đời từ việc họ sống bên cạnh các dòng sông nên sử dụng nước sông cho mọi thứ là rất tự nhiên.
Tóm lại, việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến đời sống của hộ dân nhất là trẻ em dễ bị nhiễm bệnh và phụ nữ dễ mắc phải các bệnh phụ khoa.
Hình 4: Nguồn nước ô nhiễm 1.2.5.6. Nghề nghiệp của hộ nghèo
Theo bảng kết quả xử lý số liệu điều tra 100 hộ nghèo cho thấy, số hộ nghèo có việc làm nuôi sống gia đình và bản thân chủ yếu là làm thuê, mướn với 42%, tiếp đó là buôn bán nhỏ như: bán đồ ăn sáng, bán tạp hóa, gánh tàu hủ, làm lưỡi câu… chiếm đến 41%. Từ số liệu này cho thấy việc làm của người nghèo bất ổn định vì làm thuê khi có việc làm thì người ta thuê còn không thì phải thất nghiệp, những ngày như thế họ phải “chạy vạy” khắp nơi tìm việc để có tiền mua gạo ăn. Một trong những nguyên nhân dễn đến hộ nghèo có việc làm thuê chiếm đa số đó là họ không
Bảng 2.3: Nghề nghiệp của hộ nghèo Nghề nghiệp Tỷ lệ (%) Trồng lúa Vận tải Làm thuê, mướn Nghề khác 13 4 42 41 Tổng cộng 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Chỉ có 8% người nghèo có việc làm tại các cơ sở sản xuất số còn lại làm thuê mướn tại địa phương là chủ yếu. Theo số liệu điều tra các hộ nghèo cho biết nguyên nhân sâu xa dẫn đến người nghèo không có việc làm trong các công ty hay cơ sở sản xuất là do:
Biểu đồ 10: Nguyên nhân làm cho người nghèo không có việc làm
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Do trình độ học vấn thấp nên việc làm của họ cũng bị hạn chế, nhìn chung các hộ nghèo có việc làm thuê đều không ổn định, lúc có lúc không, có những ngày họ không có việc để làm. Ở địa phương không ai thuê họ, cho nên họ phải đi làm thuê cho các nơi khác chủ yếu ở Miệt Thứ, thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu điều tra trực tiếp 100 hộ nghèo thì có đến 66,7 % ý kiến cho rằng ở địa phương không có việc làm phù hợp với họ; đi làm ngoài địa phương có thu nhập cao hơn chiếm đến 33,3% số hộ được phỏng vấn. 58% 25% 17% Không có tay nghề Không có ai thuê mướn Họ không thích
40% 43% 4% 13% Buôn bán nhỏ Làm thuê, mướn Vận tải Làm lúa
Bảng 2.4: Việc làm mà người nghèo đi làm thuê
Việc làm của người nghèo Số lượng Tỷ lệ (%)
Phụ hồ Phụ thợ mọc Việc gì cũng làm Bốc vác 23 2 20 2 48,93 4,26 42,55 4,26 Tổng cộng 47 100
(Nguồn: Số liệu tra)
1.2.5.7. Thu nhập của hộ
Thu nhập là tiêu chí quan trọng để chính quyền địa phương đánh giá hộ nghèo. Biểu đồ 11 dưới đây cho thấy thu nhập của người nghèo chủ yếu từ việc làm thuê mướn là chính, có đến 43% 7 tạo ra thu nhập từ làm thuê. Cho nên chỉ cần một ngày họ không có việc làm thì khoảng thu này giảm xuống một cách đáng kể.
Dựa vào đây ta thấy rõ nghề nghiệp đối với người nghèo rất quan trọng vì trình độ của họ còn thấp nên bắt buộc họ làm những việc đơn giản như thế để có thu nhập. Tuy nhiên, vấn đề trình độ không thể thay đổi một cách nhanh chóng được, cho nên việc làm mướn vẫn cứ tiếp tục xảy ra và tình trạng nghèo vẫn cứ tiếp diễn.
Biểu đồ 11: Thu nhập bình quân người/tháng của hộ nghèo
(Nguồn: Số liệu điều tra)
1.2.5.8. Chi tiêu của hộ
Theo số liệu điều tra cho thấy, việc chi tiêu của hộ nghèo chủ yếu tập trung vào lương thực - thực phẩm chiếm đến 77%, tỷ lệ chi tiếp theo đó là đi lại chiếm đến 13%. Các khoản chi còn lại cho điện, nước, y tế giáo dục, may mặc, chi khác dều chiếm tỷ lệ không đáng kể. Ta cũng nhận ra rằng người giàu và người nghèo đều có
77,019% 1,156% 0,801% 0,000% 1,517% 2,155% 4,253% 12,738% Chi lương thực - thực phẩm
Chi đi lại Chi điện, nước
Chi y tế Chi giáo dục Chi vui chơi, giải trí Chi may mặc
Chi khác 7 Số liệu điều tra
trong gia đình các hộ nghèo đều cao trung bình 4,33 người/hộ.Do đó, gánh nặng càng chồng chất lên người tạo ra thu nhập để nuôi sống gia đình, vì việc làm của hộ nghèo thường không ổn định. Đây là vấn đề các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm để giúp đỡ họ.
Biểu đồ 12: Cơ cấu chi tiêu bình quân người/tháng của hộ nghèo
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chi tiêu và thu nhập
Đvt: đồng/người/tháng Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Thu nhập 500.000 100.000 300.000
Chi tiêu 472.500 235.000 353.750
Dư (tích lũy) 27.500 -135.000 -53.750
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ số liệu tổng hợp như trên cho thấy, khoản chi tiêu của người dân cao hơn khoản thu nhập trung bình đến 1,18 lần, nếu tính trên số người có khoản thu nhập cao hơn chi tiêu thì số tiền thừa ra không cao cũng chỉ khoản 6% số tiền thu nhập họ kiếm được. Khoản dư đó không đủ cho họ tích lũy để có thể buôn bán hay duy trì cuộc sống lâu dài. Nếu trong gia đình đột xuất bị bệnh từ 1-2 người thì khoản tích lũy đó không đủ để lắp vào khoản chi ra. Do đó, họ phải ăn trước trả sau, vay nóng ở bên ngoài với lãi suất 20%/tháng. Mặc dù, lãi cao nhưng đây là cách giải quyết tốt nhất khi họ cần đến.
Theo số liệu điều tra 100 hộ nghèo tại xã Mỹ Hòa thì có đến 85 hộ đã phải vay nóng bên ngoài. Họ trả góp hàng ngày để có tiền mua lương thực – thực phẩm duy trì cuộc sống của gia đình.
Chương 3. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
3.1. Tổng quan chương trình
Ngay từ năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh, TP, đến năm 1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, TP trong cả nước. Trong giai đoạn 1992 – 1997, phong trào XĐGN đã được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động để trợ giúp hộ nghèo về đời sống và sản xuất. Đến năm 1997 nhiều mô hình XĐGN thành công đã xuất hiện và được nhân rộng. Sự phối hợp lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác với XĐGN bước đầu đã đem lại kết quả. Cuộc sống của các hộ nghèo ngày càng được cải thiện hơn. Để tập trung được nguồn lực triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, XĐGN đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia. Chính vì vậy, ngày 23/07/98 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn 1998 – 2000 (gọi là chương trình 133). Tháng 09/2001 tiếp tục phê duyệt chương trình XĐGN & VL giai đoạn 2001 – 2005 (gọi là chương trình 143).
3.2. Các chương trình XĐGN 3.2.1. Hỗ trợ về tín dụng
Trong các năm qua, dự án tín dụng đã đầu tư cho hơn 7.500 lượt hộ nghèo vay vốn để phát triển SXKD gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác của thành phố, với số tiền gần 22 tỷ 500 triệu đồng thông qua nhiều hình thức đa dạng cho vay như: trả góp theo định kì ngày-tuần-tháng, chu kỳ vay ngắn hạn hoặc dài hạn và đầu tư trực tiếp cho hộ nghèo và cận nghèo để phát triển SXKD hoặc thông qua các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tư nhân để thu hút giải quyết việc làm cho lao động nghèo và cận nghèo có được thu nhập và từng bước ổn định đời sống.
Từ đó, dự án tín dụng cho người nghèo ngày càng được quan tâm và củng cố, đơn vị đầu tư vốn phân công cán bộ phối hợp với địa phương tham gia quản lý chặt chẽ, đảm bảo đồng vốn đến tận tay người nghèo, khắc phục tình trạng cho vay tràn lan làm mất vốn cũng như tình trạng vay nặng lãi bên ngoài. Với cách làm chặt chẽ, thiết thực, phù hợp điều kiện của hộ vay và một phần cũng do nỗ lực bản thân của các hộ nghèo chí thú làm ăn nên từng bước đa số hộ nghèo đều làm ăn có hiệu quả, tích lũy được vốn làm ăn hoặc mua sắm các phương tiện phục vụ sinh hoạt và vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.
Ngay từ đầu năm 2006, tại các phường xã đã điều tra, thống kê lại các mô hình chăn nuôi, buôn bán nào cần vốn để thành lập tổ vay vốn phù hợp với từng mô hình. Mỗi mô hình sẽ bầu ra một tổ trưởng có nhiệm vụ liên hệ với địa phương và
3.2.2. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
Thông qua các phong trào vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo và xã hội từ thiện…thành phố đã huy động mọi nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn cụ thể là: cất sửa 242 căn nhà tình nghĩa và 1.342 căn nhà đại đoàn kết với tổng trị giá 5 tỷ 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn ngân sách thành phố đã xây dựng 10 căn hộ (diện tích 32 m2/căn) tại khu dân cư Xẽo Trôm phường Mỹ Phước để cho đối tượng bộ đội phục viên, CNVC khó khăn về nhà ở được thuê nhà với giá 90.000đồng/tháng).
Ngay từ đầu năm nay, tại các địa phương đã thống kê các hộ nhà tạm và vận động các đoàn thể, Mặt trận cất nhà cho các hộ này, mỗi căn trị giá 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, nền lót bằng gạch tàu, lộp tole.
Từ đây cho thấy bằng mọi nỗ lực của mình thành phố cố gắng xóa nhà tre lá, tạm bợ để người nghèo có được chỗ ở vững chắc hơn.
3.2.3. Thực hiện giải quyết việc làm
Trong năm năm qua các cấp chính quyền của TP đã giải quyết việc làm mới cho 33.736 lao động, bình quân hàng năm số người có việc làm mới có xu hướng gia tăng, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn tăng từ 75,42% năm 2000 lên 80% năm 2005. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân giải quyết trên 90% lao động xã hội, thu hút vào các lĩnh vực sau: sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 34,97%, giao thông vận tải - xây dựng chiếm 13,6%, thương mại và các ngành dịch vụ chiếm 38,97%, sản xuất nông nghiệp chiếm 6,3%, lĩnh vực khác 6,16%, trong đó người lao động tự đi làm ngoài tỉnh chiếm 20,75%, giải quyết việc làm trong mùa nước nổi cho người lao động có nhiều chuyển biến tích cực và đã thu hút giải quyết việc làm cho 2.035 lao động.
Toàn bộ kết quả trên là do có sự chủ động phối hợp của các ngành và phường, xã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch của thành phố về chương trình XĐGN & VL. Nhìn chung, công tác giải quyết việc làm tuy đã đạt kết quả khả quan nhưng chủ yếu là lao động giản đơn và làm việc tại địa phương, thu nhập còn thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm.
3.2.4. Các chính sách hỗ trợ khác
3.2.4.1. Chính sách bảo trợ xã hội
Các chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên cho những đối tượng yếu thế ở cộng đồng như người già neo đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi và cứu trợ đột xuất cho những hộ khó khăn do bị thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn…đều được quan tâm giúp đỡ kịp thời với gần 5.300 lượt hộ được hỗ trợ với tổng trị giá tiền và hàng hóa trên 6 tỷ 200 triệu đồng. Bên cạnh đó các nguồn Quỹ như Quỹ cây mùa xuân, Quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo, Quỹ khuyến học…do Mặt trận và đoàn thể các cấp tích cực vận động đã giúp đỡ cho hơn 9.200 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn.
Các chương trình này thực hiện ngày càng thường xuyên và đều đặn nên hỗ trợ kịp thời cho người dân.
3.2.4.2. Chính sách y tế chăm sóc sức khỏe
Các ngành chức năng của TP đã chủ động xây dựng các chương trình phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt việc tuyên truyền trong nhân dân về các chương trình y tế quốc gia nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không để xảy ra dịch bệnh lớn tại cộng đồng, từng bước làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đối với các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em nghèo. Bên cạnh đó việc tổ chức đi lưu động để khám và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng xã hội cũng luôn được quan tâm thực hiện cho hơn 5.220 lượt người và 659 trẻ em với tổng trị giá tiền thuốc điều trị trên 120 triệu đồng; phẩu thuật vá môi hở hàm ếch miễn phí cho gần 20 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giới thiệu mổ mắt đem lại ánh sáng cho 350 người thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn; cấp trên 200 chiếc xe lăn, 150 chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình cho người tàn tật.
Cũng chính nhờ chính sách quan tâm đến sức khỏe của người dân một cách đúng mức như hiện nay nên đời sống của người dân cũng được đảm bảo
3.2.4.3. Hỗ trợ về giáo dục
Vào cuối năm 2005, có 6.240 lượt học sinh con em hộ nghèo, hộ cận nghèo và khó khăn được ngành giáo dục thực hiện chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp với tổng kinh phí gần 250 triệu đồng, các ngành và đoàn thể vận động hỗ trợ dụng cụ học sinh như cặp học, tập viết, xe đạp… cho trên 1.720 lượt học