Hoàn thiện tiền lương tối thiểu cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tiền lương tối thiểu là yếu tố quan trọng để tính đơn giá tiền lương, bên cạnh đó nó cũng được tính trên cơ sở để có thể đảm bảo được mức sống của người lao động. Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung và thay thế các văn bản quy định về mức tiền lương tối thiểu cho toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, mức lương tối thiểu đang được áp dụng từ ngày 1/1/2008 là 540.000đ/ tháng. Mức tiền lương này còn được dùng để tính toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm , trả lương ngừng việc, trả lương trong các trường hợp khác.

Hiện nay mức lương tối thiểu mà công ty đang áp dụng là 540000 đồng/ tháng, như vậy so với nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn như Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 1.039.500 đồng /tháng ( đã có hệ số điều chỉnh) thì mức lương tối thiểu này vẫn ở mức thấp. Ngoài ra như đã phân tích ở trên, công ty năm trong vùng có mức tiền lương tối thiểu vùng mà doanh nghiệp phải áp dụng phải là 580.000 đồng/ tháng. Trong khi đó, mức tiền lương tối thiểu có tác động lớn tới đời sống của người lao động vì vậy em xin kiến nghị dựa trên các tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên tăng mức tiền lương tối thiểu lên.

Bên cạnh việc đưa mức lương tối thiểu vùng vào áp dụng để chi trả tiền lương cho người lao động. Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng để trả cho người lao động phù hợp với năng suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất và mức tiền công trên thị trường.

Nhà nước đã ban hành một số các văn bản về hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước như Thông tư số 05/2001/TT- BLĐTBXH ngày 29/01/2001 và Thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 về hướng dẫn thực hiện nghị định số 206/2004/ NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập của Công ty Nhà nước. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có thể tăng mức tiền lương tối thiểu lên với hệ số điều chỉnh không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung. Để có thể áp dụng hệ số điều chỉnh này, thì doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

- Lợi nhuận thực hiện phải lớn hơn lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề.

- Tốc độ tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân.

Căn cứ vào đó, công ty có thể tiến hành xây dựng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu của Nhà nước.

Từ đó công ty có thể xác định được mức tiền lương tối thiểu của Nhà nước dựa trên công thức tính sau đây:

TLmin doanh nghiệp = TLmin của nhà nước* (1+Kđc) Trong đó thì

TLmin doanh nghiệp: là tiền lương tối thiểu mà doanh nghiệp xây dựng Kđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm

Kđc = K1 + K2. Trong đó

K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng và có ba mức 0,3; 0,2; 0,1 K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành và có ba mức 1,2; 1,0; 0,8

Như vậy doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó để lựa chọn để đưa ra mức lương tối thiểu cho mình

TLmin doanh nghiệp = TLmin của Nhà nước* (1+Kđc) Kđc= K1 + K2 = 0,1+1,2= 1,3

K1= 0,1 ( địa bàn ngoài thành phố lớn) K2 = 1,2 (doanh nghiệp hạng 1)

TLmin doanh nghiệp = 540.000 * (1+1,3) = 1.242.000 đồng/ tháng

Công ty có thể chọn một mức lương trong khoảng từ 540.000- 1.242.000 đồng để đưa ra mức lương tối thiểu của công ty mình, căn cứ vào khả năng sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Trang 70 - 72)