Tổng quan về công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Trang 28)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Viet Nam Boiler Company ) là một doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo Nồi hơi và Thiết bị áp lực. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia ra thành các giai đoạn chính như sau:

Năm 1968: Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam được thành lập với tên gọi là Nhà máy cơ khí C70.

Năm 1976: Công ty được đổi tên thành Nhà máy chế tạo thiết bị áp lực Đông Anh.

Năm 1993: Theo Quyết định số 318NN/TCCB/QĐ, công ty phát triển thành công ty Nồi hơi Việt Nam.

Năm 2002: Chuyển thành Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam theo Quyết định số 110/TTg-QĐ của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/02/2002.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu của công ty 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu của công ty

Biểu 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH VĂN PHÒNG

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY LẮP PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CÁC XÍ NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ LẮP MÁY XÍ NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU - XÂY LẮP CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam được thành lập từ năm 1968, trưởng thành từ Nhà máy cơ khí C70. Có thể nói công ty là cái nôi cơ khí đầu tiên của nước ta. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo nồi hơi và thiết bị áp lực từ hàng nhiều năm qua.

Sản phẩm của công ty không chỉ có mặt trên các tỉnh thành mà còn vươn ra nước ngoài. Công ty được sự tín nhiệm của nhiều công ty trong nước cũng như ngoài nước với các đơn đặt hàng lớn về nồi hơi và thiết bị áp lực. Không chỉ dừng lại ở việc chế tạo và lắp đặt nồi hơi, thiết bị áp lực, công ty còn nhận các thiết kế, kết cấu thép siêu trường siêu trọng và các sản phẩm cơ khí khác.

Ngoài ra công ty còn kinh doanh các thiết bị chuyên ngành, máy móc, nguyên vật liệu (thép tấm, thép ống), phụ tùng (bơm, quạt, vòi đốt dầu, các loại van) chuyên ngành.

Nhờ các biện pháp kiểm tra chất lượng ngặt nghèo và toàn diện, sản phẩm của công ty là một trong những sản phẩm tốt nhất được chế tạo tại Việt Nam về phương diện chất lượng. Công ty có một đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề chuyên chế tạo thiết bị áp lực, các thợ hàn áp lực của công ty được cấp chứng chỉ Nhà nước về phương diện chất lượng.

Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam và là chìa khóa của sự thành công và sự phát triển. Khẩu hiệu của công ty là “ Chất lượng vì khách hàng”, coi trọng chất lượng chính là một trong những chiến lược kinh doanh quan trọng nhất của công ty. Qua việc cung cấp các sản phẩm nồi hơi và thiết bị áp lực đảm bảo tiến độ, giá cả hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để luôn phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty đặt lên hàng đầu công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

Đầu từ công nghệ mới và trang thiết bị tiên tiến để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng.

Chính vì vậy từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong việc cung cấp và lắp đặt các thiết bị và máy móc quan trọng trên toàn quốc.

2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban * Văn phòng tổng hợp

- Quản lý hành chính về nhân sự và tiền lương, thủ tục quyết định hành chính, thi hành theo các quyết định của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

- Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc công nhân… trong công ty. Cung ứng vật tư văn phòng phẩm hành chính nghiệp vụ.

- Công tác thư ký thường trực cho ban điều hành của công ty. Công tác lễ tân, văn thư hành chính, quản trị văn phòng. Giữ dấu, bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu.

* Phòng kinh doanh

- Tổ chức phát triển thị trường, tiếp thị và công tác Hợp đồng kinh tế với khách hàng của công ty.Tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây lắp công trình, báo cáo, thống kê tổng hợp. Lập dự án chào thầu, đấu thầu và đầu tư của công ty.

- Quản lý giá thành kế hoạch, xây dựng tiêu chuẩn khung giá chuẩn của công ty cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp.Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng.

- Thường xuyên theo dõi sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ xây lắp của công ty. Phân tích và đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng để báo cáo Giám đốc chỉ đạo thực hiện.

- Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới và ứng dụng sản phẩm.

- Thiết kế các sản phẩm mặt hàng công trình theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. In ấn, sao chép bản vẽ, lưu trữ hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật, thiết kế, tiêu chuẩn hóa.Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế- kỹ thuật xây lắp công trình tòan công ty.

- Tư vấn dịch vụ thiết kế, kỹ thuật xây lắp công trình trong và ngoài công ty, hợp tác trong và ngoài nước về công tác thiết kế, kỹ thuật chuyên ngành.

* Phòng sản xuất

- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa các mã hàng để giao sản xuất thực hiện tiến độ hợp đồng kinh tế của công ty.

- Tổng điều độ sản xuất của công ty, thực hiện công tác định mức lao động, vât tư, kỹ thuật và xây dựng tiêu chuẩn công ty về các nhiệm vụ được giao. Quản lý các kho nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

- Lập kế hoạch và thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng trên thị trường nội địa theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Xử lý sản phẩm không phù hợp, báo cáo với Giám đốc xử lý những lô sản phẩm không đạt chất lượng.

* Phòng kiểm tra chất lượng và đo lường sản phẩm

- Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty.

- Tổ chức nghiệm thu xuất xưởng nồi hơi và thiết bị áp lực theo tiêu chuẩn công ty và tiêu chuẩn Việt Nam.

* Xí nghiệp Điện cơ- Tự động hóa

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

- Lập phương án, thực hiện các công tác sửa chữa đột xuất về điện, cơ khí, tự động khi có sự cố, đảm bảo phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

- Chế tạo và cung cấp các hệ thống thiết bị điện – tự động hóa và các phụ tùng cơ điện để thực hiện nhiệm vụ đồng bộ hóa sản phẩm nồi hơi, thiết bị áp lực theo kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty giao cho.

* Các xí nghiệp: Cơ khí tạo phôi, Lắp máy I, Lắp máy II, Lắp máy III

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất được giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ yêu cầu.

- Tổ chức tốt việc giao nhận vật tư, phôi phẩm, bán thành phẩm… chỉ đạo sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép, báo cáo và duy trì hồ sơ của đơn vị mình, đảm bảo chính xác, kịp thời.

* Phòng tài chính kế toán

- Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty.

- Cung cấp số liệu tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê. Quản lý tiền mặt, chi lương, thưởng…

2.1.3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (VBC) là một doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo Nồi hơi và Thiết bị áp lực. Chuyên ngành của công ty là:

- Thiết kế, chế tạo các loại nồi hơi, thiết bị áp lực, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng và các sản phẩm cơ khí khác.

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, vận chuyển, thi công lắp đặt nồi hơi, thiết bị áp lực và các công trình cơ khí.

- Sửa chữa, cải tạo phục chế nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị cơ khí các loại.

- Kinh doanh xuất khẩu nồi hơi, thiết bị áp lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ( thép tấm, thép ống), phụ tùng ( bơm, quạt, vòi đốt dầu, các loại van) chuyên ngành.

2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ

Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam với đặc thù là một nhà máy cơ khí chuyên sản xuất các loại nồi hơi, thiết bị áp lực cho các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm. Quy trình sản xuất nồi hơi và các thiết bị áp lực tại công ty được mô tả tóm tắt theo sơ đồ sau:

Từ sơ đồ cho ta thấy được một cách chung nhất về việc sản xuất nồi hơi và các thiết bị áp lực. Đầu tiên, xuất phát từ các yêu cầu sản xuất, thì Phòng sản xuất sẽ chuẩn bị mã hàng. Tiếp đến quá trình chế tạo phôi do các xí nghiệp cơ khí đảm trách. Tiếp đến là quá trình gia công cắt gọt hay là qúa trình tạo hình cho sản phẩm do xí nghiệp điện cơ- tự động hóa đảm trách. Tiếp đến các bộ phận đó sẽ được lắp ráp với nhau tại xí nghiệp lắp máy, các bộ phận riêng lẻ của sản phẩm sẽ được hàn với nhau cho đến khi hòan thiện. Trải qua từng bước, sản phẩm đều được kiểm tra từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Khi sản phẩm đã được kiểm tra lần cuối và được chứng nhận đảm bảo chất lượng thì nó được gắn mác và được vận chuyển đến nơi lắp đặt hoặc đến tay khách hàng.

Biểu 2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nồi hơi và thiết bị áp lực

SẮT, THÉP, TÔN GANG CẮT PHÔI TẠO HÌNH LẮP RÁP CỤM HÀN LẮP RÁP TỔNG THÀNH HÀN HOÀN THIỆN GẮN MÁC CHO SẢN PHẨM

VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐẾN NƠI LẮP ĐẶT HOẶC ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG LẮP ĐẶT TẠI HIỆN TRƯỜNG

ĐÚC GIA CÔNG KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA

2.1.5. Đặc điểm về lao động

Biểu 3. Tình hình lao động của công ty từ năm 2005- 2007

TT Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 324 100 332 100 351 100 1

Phân theo giới tính

Lao động Nam 255 78,7 263 79,2 283 80,6

Lao động Nữ 69 21,3 69 20,8 68 19,4

2

Phân theo độ tuổi

Dưới 30 tuổi 80 24,7 89 26,8 107 30,5 Từ 31- 40 tuổi 48 14,8 47 14,2 51 14,5 Từ 41- 50 tuổi 147 45,4 137 41,3 113 32,2 Từ 51- 60 tuổi (nam) 44 13,6 52 15,6 63 17,9 Từ 51- 55 tuổi (nữ) 5 1,5 7 2,1 17 4,9 3

Phân theo chức năng

Lao động gián tiếp 90 27,8 90 27,1 94 26,8

Lao động trực tiếp 234 72,2 242 72,9 257 73,2

(Nguồn: Văn phòng Tổng hợp)

Hiện nay, số lao động của công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam là 351 người. Trong đó:

- Số lao động nam là 283 người chiếm tỷ lệ: 80,6 %

- Số lao động nữ là 68 người chiếm tỷ lệ: 19.4 %

Như vậy, số lao động nam chiếm một tỷ lệ cao trong công ty do đặc thù của công ty là một nhà máy cơ khí. Hơn nữa đặc điểm về sản phẩm của công ty là các sản phẩm cơ khí, máy móc đòi hỏi mức độ nặng nhọc cao vì vậy lao động nam chiếm tỷ lệ cao trong công ty.

Lực lượng lao động của công ty chủ yếu là lao động trẻ. Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi chiếm 30,5% trong năm 2007. Nguồn lao động này có ưu điểm là những người trẻ tuổi, nhanh nhẹn, sáng tạo trong công việc tuy nhiên họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm vì vậy cần phải bồi dưỡng, đào tạo thêm.

Số lao động trực tiếp cao hơn so với lao động gián tiếp, tỷ lệ lao động trực tiếp thường chiếm ở mức trên 70%.

2.1.6. Một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua

Với lợi thế là một nhà máy cơ khí lâu đời, lĩnh vực kinh doanh rộng lớn, phạm vi hoạt động kinh doanh không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra nước ngòai, công ty đã đạt được một số các kết quả kinh doanh đáng kể

Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005- 2007

1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 91,1 114,43 148,43 125,6 129,8

2 Tổng quỹ lương Tỷ đồng 6,551 8,536 13,67 112,6 150,9

3 Tổng số lao động Người 324 332 351 102,5 105,7

4 Tiền lương bình quân

1000 đồng/ Người/

Tháng

1302 1851 2642 142,1 142,7

5 động bình quân Năng suất lao Triệu đồng/ LĐ 281,2 344,7 423,1 122,5 122,8

Căn cứ vào bảng trên ta có một số nhận xét như sau: * Về tổng doanh thu:

Tổng doanh thu mà công ty tăng lên hàng năm với tốc độ tăng cao. Cụ thể năm 2005 doanh thu đạt 91,1 tỷ đồng, năm 2006 doanh thu vượt trên ngưỡng 100 tỷ , so với năm 2006 bằng 125,6% doanh thu của năm 2005. Năm 2007 doanh thu đạt 148,43 tỷ đồng bằng 129,8% doanh thu của năm 2006. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường công nghệ máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm.

* Về tổng quỹ lương:

Qua các năm tổng quỹ lương của công ty tăng lên đáng kể, năm 2005 quỹ lương của công ty chỉ đạt 6,551 tỷ đồng, năm 2006 quỹ lương đạt mức 7,378 tỷ đồng bằng 112,6% quỹ lương của năm 2005. Năm 2007, quỹ lương cùa công ty là 11,31 tỷ đồng bằng 150,9 % quỹ lương của năm 2006. Đây là một con số khá cao.

Lý giải về sự gia tăng của tổng quỹ lương có thể kể đến các nguyên nhân sau: thứ nhất là do doanh thu của công ty tăng cao, và đều có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Thứ hai là do năng suất lao động của công nhân tăng cao. Thứ ba có thể kể đến là do tay nghề, trình độ của người lao động được nâng lên rõ rệt.

* Về năng suất lao động bình quân

Nhìn vào biểu trên, chúng ta có thể nhận thấy sự tăng lên rõ rệt của năng suất lao động, đây là một dấu hiệu rất đáng mừng. Năng suất lao động không ngừng tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh thu, của tổng qũy lương. Năng suất lao động năm sau cao hơn năng suất lao động của năm trước

nhưng . Cụ thể năm 2006 năng suất lao động bằng 122,6% năng suất lao động của năm 2005. Năm 2007, năng suất lao động bằng 122,8% năng suất lao động của năm 2006. Năng suất lao động tăng cao tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập của mình lên.

* Về tiền lương bình quân:

Tiền lương bình quân qua các năm tăng lên nhưng tốc độ tăng tiền lương bình quân giữa các năm không có sự chênh lệch nhiều. Năm 2006 tiền lương bình quân bằng 142,1% tiền lương bình quân của năm 2005. Năm 2007 tiền lương bình quân bằng 142,7% tiền lương bình quân của năm 2006. Giữ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w