Một số nghi lễ Phật giáo khác:

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 70 - 72)

- Vai trò giáo dục:

2.3.6.Một số nghi lễ Phật giáo khác:

TRONG KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC VÀ NGHI LỄ CỦA CHÙA YÊN ĐÔNG

2.3.6.Một số nghi lễ Phật giáo khác:

*. Cúng sao, giải hạn đầu năm:

Hàng năm, vào dịp đầu năm âm lịch , nhất là tuần lễ thứ hai trong tháng giêng, mà cao điểm là ngày rằm, các phật tử nói chung và người dân xã Yên Hải nói riêng thường có lệ đi chùa dâng sớ cầu an cúng sao giải hạn. Vì là ngày rằm đầu năm nên chùa tổ chức lễ rất long trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của quần chúng phật tử. Theo tín ngưỡng dân gian, người dân luôn mong muốn được làm lễ để nghênh sao tốt và tiễn sao xấu. Chùa Yên Đông cũng như các ngôi chùa khác thường tổ chức lễ cúng sao cho dân làng , nhằm thỏa mãn nhu cầu của một số đông những phật tử đến chùa.

* Cầu siêu:

Cầu siêu là một hình thức tưởng niệm người đã qua đời, với tâm thành ước mong người đã mất được yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Theo tâm thức của người dân là cầu mong cha mẹ, ông bà mình được an nghỉ nơi chín suối , cho tinh thần người thân của họ được siêu thoát, sớm được tái sinh. Người dân xã Yên Hải thường làm lễ cầu siêu vào lễ vào lễ 35 ngày cho thân nhân ( theo quan điểm của Phật giáo, 35 ngày sau khi mất, người chết sẽ được phán xét là được lên Niết Bàn hay sa xuống địa ngục ). Không chỉ con cái, cháu chắt mà cả những người có họ hay bạn bè của người đã mất cũng tham gia lễ cầu siêu, tụng kinh, cùng dùng một bữa cơm chay tịnh thể hiện lòng hiếu thảo với cha, mẹ, ông, bà hoặc thể hiện tình thương mến đối với người đã qua đời.

Tiểu kết chương II

Chùa Yên Đông có thể nói là một ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nam huyện Yên Hưng vì trước năm 1587 chùa đã được dựng khá đẹp, có đủ tượng phật nhưng đã hỏng, đến năm Đoan Thái thứ 2 (1587) được xây dựng lại khang trang. Đây là một cứ liệu khẳng định thêm cho lịch sử phát triển của khu đảo Hà Nam khoảng hơn một trăm năm sau khi các vị Tiên Công đến đây khai phá lập làng (1434) thì cuộc sống ở đây đã đông vui phồn thịnh.

Bằng những tư liệu, hiện vật còn lưu giữ được đến ngày nay, có thể nói chùa Yên Đông đã đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học,cho việc tìm hiểu về sự phát triển của lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm kho tàng tài sản hiện vật quí giá của vùng đất Hà Nam nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 70 - 72)