DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CHÙA YÊN ĐÔNG:

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 31 - 35)

- Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo:

1.2.DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ CHÙA YÊN ĐÔNG:

“Tương truyền chùa được dựng từ thời Sĩ Nhiếp, hay ít ra từ thời Cao

Biền, song bằng vào dấu tích để lại thì sớm nhất mới có từ thời nhà Lý” [35,tr 148] Đương thời, nhà Lý chia chùa trong nước làm ba loại là đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam. Như vậy thì tất cả chùa, dù là nhỏ nhất cũng là những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng. Dựa vào thực địa và thư tịch có thể chia chùa thời Lý thành bốn loại có bố cục khác nhau: Trước hết là

kiểu dựng trên một cây cột, phát triến theo kiến trúc tháp, tiêu biểu là chùa Một Cột ( Diên Hựu tự), tuy của hoàng gia nhưng đã đi lên từ kiến trúc dân gian truyền thống mà ngày nay còn thấy trong nhân dân là cây hương đặt trên đầu cọc hay trên trụ gạch, toàn thể là hình bông sen khổng lồ. Loại chùa thứ hai là vừa thờ Phật, vừa là hành cung, thường được vua đến thăm và để lại di bút ( như chùa Phật Tích), có quy mô lớn, ngoài tháp còn có những kiến trúc vật bề thế, hầu hết gắn với núi, chia thành nhiều lớp nền trườn dần lên cao, ở đó có những hình chạm trang trí phổ biến là rồng rắn. Loại chùa thứ ba không kiêm hành cung nhưng thường gắn với các bà hoàng, không có tháp, không chạm rồng, hay chạm “ ông Sấm” ( sư tử) với tính cầu mưa, quy mô khá lớn, phát triển theo chiều sâu và nâng cao dần, khu điện thờ bố cục gần giống mặt của tháp- cũng hình vuông, như chùa Bà Tấm ( Hà Nội ). Loại chùa thứ tư, nhỏ hơn cả, gợi lại những thảo am nhưng đã được mở mang, như chùa Kim Hoàng ( Hà Tây). Các loại chùa trên đều có dấu tích điện Phật với chiếc bệ đá thích hợp cho việc đặt một pho tượng ở trên, Phật tử có thể đi xung qunh hành lễ. Còn nếu căn cứ trên thư tịch ( chủ yếu là văn bia) thì trong chùa thời Lý đã có rất nhiều loại tượng, rất gần với điện Phật thời Lê và thời Nguyễn mà ngày nay chúng ta còn thấy.

Chùa thời Trần vẫn được xây dựng rất nhiều, bên cạnh chùa được xây dựng bằng sự tài trợ của quý tộc đã có nhiều chùa làng, làng lớn có đến hơn mười chùa, làng nhỏ cũng có chừng năm, sau ngôi chùa, song đến khi quân Minh xâm chiếm nước ta thì chùa bị phá chẳng còn là bao. Tuy vậy, ngày nay, bên một số chùa chỉ còn một ít di vật bằng đá, chúng ta còn giữ được tòa Thượng điện của chùa Dâu ( Bắc Ninh), chùa Bối Khê ( Hà Tây)...

Sang thời Lê sơ chùa không được phát triển mà còn bị hạn chế, ngày nay chưa tìm được ngôi chùa nào có dấu ấn kiến trúc của thời đại, có chăng mới chỉ là một ít bia đá.

Đến thời Mạc, kiến trúc công cộng ở làng xã được đẩy mạnh. Một số đình làng được xây dựng hoàn chỉnh và tồn tại đến tận ngày nay. Chùa làng được phục hưng, vừa sửa chữa chùa cũ vừa xây dựng chùa mới. Cả nhân dân và quý tộc Mạc đều tham gia hưng công nhiều ngôi chùa ở các làng quê. Ngày nay chúng ta đã tìm được khá nhiều chùa làng có dấu vết kiến trúc và trang trí chạm khắc thời Mạc, cũng tìm thấy không ít tượng thời Mạc trong các chùa.

Theo một số tài liệu thư tịch thì ngôi chùa thời Mạc là một tổng thể kiến trúc gồm cả Thượng điện, Thiêu hương, Tiền đường và hành lang hai bên, như vậy đã phối hợp tạo mặt bằng kiểu “ nội Công ngoại Quốc”. Trong tam bảo thời Mạc, do cách thờ theo lối “ Thế gian trụ trì Phật pháp” đòi hỏi có hình Phật cụ thể để thờ, nên một số tượng ngày nay còn thấy có từ Tam Thế đến Thích Ca sơ sinh, đặc biệt có nhiều tượng Quan Âm Nam Hải, cũng không ít tượng Hậu; nhất là Vua và các bà hoàng thời Mạc.

Vào thời Lê Trung hưng, với sự thâm nhập của các phái Thiền Tào Động và Lâm Tế từ Trung Quốc tràn sang, với tình hình chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài khiến nhiều quý tộc tìm đến cửa Phật cầu cứu, tất cả đã dẫn đến việc xây dựng hoặc làm mới lại được hàng loạt chùa.

Những chùa dựng ở thế kỷ XVII hầu hết có quy mô rất lớn, cái mặt bằng “ nội Công ngoại Quốc” còn được bỏ sung thêm một số tòa nhà nữa ở bên trong và cả bên ngoài khuôn viên.

Sang thế kỷ XVIII thì cấu trúc các vì chuyển sang chồng rường, hiếm thấy hình người được chạm trang trí. Tên gọi các bộ phận như các chùa thời Trần. Ở các nhà phụ, kiến trúc có phần đơn giản hơn. Điều mới từ thế kỷ XVII là các câu đầu được xập mộng mang cá, đuôi én ở đỉnh cột để chui đầu vào đầu cột, giằng rất chắc.

Ở các chùa thế kỷ XVII, Gác chuông là công trình kiến trúc rất được quan tâm. Nó là kiến trúc hai, ba tầng, mỗi tầng đều có đủ bốn mái với bốn đầu đao, do đó hệ thống mái và đầu đao được nhân lên rất phong phú, toàn thể càng gợi ra bông hoa nở nhiều cành sinh động. Mỗi tầng gác chuông được ngăn cách với nhau bằng lớp trần ( đối với tầng dưới) sàn ( đối với tầng trên) bằng gỗ, tạo ra những không gian riêng. Gác chuông cao hai hay ba tầng thì bồn cột cái vẫn kéo dài từ tầng dưới lên tầng trên nên rất cao, và xung quanh thường bỏ ngỏ hay có vách, cánh cửa đóng mở thông thoáng.

Vào cuối thế kỷ XVIII, với nhà Tây Sơn được thành lập trên cơ sở cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ Đàng Trong lan ra Đàng Ngoài, và khi đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt thì một số chùa cũng được xây dựng với sự sáng tạo mới độc đáo, như chùa Nghi Tàm ( Kim Liên tự- Hà Nội), chùa Tây Phương ( Hà Tây).

Nhà Nguyễn thực sự quản lý đất nước chỉ có bốn vua đầu, thì Gia Long và Tự Đức đều có ý muốn hạn chế Phật giáo nhưng không gay gắt, còn Minh Mạng, Thiệu trị lại có ý nâng đỡ. Trong tình hình ấy, ở miền Bắc hầu như không xây dựng thêm chùa mới, nhưng hầu hết chùa cũ đều được sửa chữa mở rộng quy mô

Những ngôi chùa được dựng ở thế kỷ XX, số đông vẫn giữ phong cách cổ truyền, song một số chùa ( đặc biệt là các chùa ở miền Nam) được dựng theo thiết kế của các kiến trúc sư Tây học với vật liệu mới là xi măng và sắt thep, nơi còn phỏng theo phong cách dân tộc, nơi thì hội nhập đủ các yếu tố phương Bắc, phương Tây tạo nên một phong cách mới gắn với thời kỳ thông tin bùng nổ vào giao lưu văn hóa rộng rãi.

Một phần của tài liệu Giá trị văn hóa, nghệ thuật chùa Yên Đông ( xã Yên Hải, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) (Trang 31 - 35)