III. Kết quả thử nghiệm xử lý nước thải bằng EIP 3.1 pH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Hầu hết các hộ nuôi cá có kinh nghiệm nuôi cá trung bình từ 5-6 năm. Nguồn tiếp nhận thông tin kỹ thuật nuôi chủ yếu là từ người thân và người quen (65%). Trong quá trình nuôi bệnh xuất huyết xuất hiện nhiều nhất (50%). Đặc biệt việc thay nước chỉ dựa theo thủy triều và nước từ ao được thải trực tiếp ra kênh rạch (100%) mà không qua xử lý.
EIP có thành phần nấm men nấm mốc, vi khuẩn tổng số, Bacillus subtilis
tăng từ lúc lên men đến sau 15 ngày và 45 ngày. Sau đó giảm dần. Đến 6 tháng thì giảm một nửa. pH luôn nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động của EIP.
Sử dụng EIP để xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản sau 48 giờ thí nghiệm cho thấy kết quả ở nghiệm thức 3 đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể: NO2-đạt 88,3%, NO3-đạt 72,9%, COD đạt 67,2%, BOD đạt 73,6%, NH4+đạt 85%, PO43-đạt 42,7%, độ đục đạt 38,5% và coliforms đạt 90%. Còn pH, DO sau khi sử dụng EIP để xử lý thì làm cho pH, DO giảm thấp. Đây là một vấn đề cần lưu ý khi sử dụng EIP để xử lý nước thải.
2. Kiến nghị
Cần khảo sát thêm nhiều hoạt tính của EIP cũng như tinh sạch enzyme để có thể chiết xuất được enzyme thuần.
Cần tiến hành nghiên cứu thêm ở nhiều nồng độ khác nhau với EIP thuần đã được chiết xuất để khảo sát khả năng xử lý nước thải.
Tiến hành khảo sát khả năng xử lý nước thải với thời gian lâu hơn.
Thử nghiệm khả năng xử lý nước của EIP đối với các loại nước thải khác như: nước thải sinh hoạt, nước thải tại các nhà máy chế biến thủy sản…