Kết quả lên men chế phẩm EIP

Một phần của tài liệu thử nghiệm chế phẩm sinh học EIP để xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản (Trang 25 - 27)

Với qui trình công tức lên men chế phẩm EIP là Trộn đều 3kg vỏ chanh, vỏ khóm với 1kg đường, cho thêm 8 lít nước sạch. Sau đó cho hỗn hợp trên vào đầy 2/3 keo thủy tinh 20 lít. Sau 15 ngày, lấy vải dày lược lấy dịch chiết ta thu được dung dịch Enzyme Ionic Plasma. Sau khi lược bỏ cặn bã, ta thu được 5 lít dịch chiết là chế phẩm EIP. Sau đó, tiến hành đo các thành phần của chế phẩm sau 15 ngày, 45 ngày và sau 6 tháng. Kết quả được trình bày ở Bảng 5.

Bảng 5: Kết quả phân tích hoạt tính của EIP

STT Chỉ tiêu Sau 15

ngày Sau 45 ngày Sau 6 tháng

1 Nấm men nấm mốc tổng số (CFU/ml) 108 3*108 3*104 2 Tổng số vi khuẩn (CFU/ml) 10 7 1.5*107 1.5*103 3 Bacillus subtilis (CFU/ml) 2*10 4 2.8*104 2.8*102 4 pH 4.8 5.3 5.8 2.1 pH của EIP

pH ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phản ứng. Nhiều phản ứng enzyme có tốc độ nhanh nhất ở một giá trị pH được gọi là pH tối thích, trong khi các phản ứng enzyme khác có tốc độ như nhau trong một phạm vi các giá trị pH xác

định. Ảnh hưởng của pH đối với tốc độ phản ứng có thể giúp xác định các nhóm acid tại trung tâm hoạt động.

Ảnh hưởng của pH đến độ bền của Enzyme:

Độ bền của phân tử Enzyme cũng phụ thuộc vào trạng thái ion hoá của phân tử, phần lớn Enzyme bền trong khoảng 5<pH<9.

Bản chất hoá học của thành phần dung dịch đệm cũng ảnh hưởng tới độ bền, hoạt độ xúc tác của Enzyme.

Theo Phạm Thành Hổ (2008) pH tối ưu cho các vi sinh vật hoạt động là từ 5 – 7, qua kết quả phân tích cho thấy pH nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật trong chế phẩm enzyme ionic plasma.

2.2 Tổng số nấm men, nấm mốc trong EIP

Qua Bảng 5 cho thấy, tổng số nấm men nấm mốc trong thành phần của EIP tăng từ khi lên men đến sau 15 ngày và 45 ngày (3.108CFU/ml). Từ thời điểm bắt đầu lên men đến sau 15 ngày và 45 ngày, mật số các vi khuẩn trong thành phần của enzyme đều tăng vì môi trường lên men là điều kiện thuận lợi và là nguồn thức ăn sẵn có thích hợp cho nấm men nấm mốc phát triển, sinh sôi nảy nở. Nhưng đến sau 06 tháng thì tổng số nấm men, nấm mốc giảm đáng kể, chỉ còn 3.104CFU/ml. Điều này cho thấy hoạt tính của EIP giảm sau 06 tháng. Hàm lượng nấm men nấm mốc có trong thành phần của EIP có ảnh hưởng rất lớn đến việc sản sinh enzyem rất lớn. Vì theo Nguyễn Đức Lượng (2004) thì nấm men, nấm sợi có khả năng sản sinh một lượng rất lớn enzyme amylase, cellulase, glucoamylase, protease,….

2.3 Tổng số vi khuẩn,Bacillus subtilis

Qua Bảng 5 cho thấy, tổng số vi khuẩn vàBacillus subtilis trong thành phần của EIP tăng từ khi lên men đến sau 15 ngày và 45 ngày. Nhưng từ sau 45 ngày cho đến thời điểm được 6 tháng thì mật số nấm men, nấm mốc, vi khuẩn tổng số và Bacillus subtilis giảm rõ rệt là do thức ăn ngày cạn kiệt, nguồn dinh dưỡng giảm nên chúng chết dần đi. Điều này cho thấy, hoạt tính của enzyem thể hiện tốt nhất là sau 15 ngày đến 45 ngày sau khi lên men trong điều kiện thí nghiệm này. Sau 6 tháng hoạt tính của EIP giảm dần. Do đó, nếu sử dụng EIP thì tốt nhất nên sử dụng trong khoảng thời gian từ 15 đến 45 ngày thì hoạt tính của chế phẩm mới đạt cao nhất, sau đó sẽ giảm dần. Mật số Bacillus subtilis trong thành phần của EIP khá lớn nên đây cũng là thành phần rất quan trọng trong việc sản sinh ra enzyme amylase, protease, glucose somerase,…(Nguyễn Đức Lượng, 2004).

Một phần của tài liệu thử nghiệm chế phẩm sinh học EIP để xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản (Trang 25 - 27)