Mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thực tiễn xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Trang 31 - 34)

Mặt chủ quan của tội phạm, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội, trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào. Mục đích và động cơ phạm tội tuy cũng là những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

“Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi

nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có đủ điều

kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội”. Đây chính là định nghĩa lỗi về mặt nội dung. Về

mặt hình thức, “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy

hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”(18).

Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp. “lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi

thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra ( Điều 9 BLHS)(18) . Thấy trước được hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra, tức là mong muốn chiếm đoạt được tài sản do được giao một cách hơp pháp và ngay thẳng thông qua hợp đồng dân sự hoặc kinh tế. Việc xác định lỗi trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, điều cần chú ý là: ban đầu, khi nhận được tài sản theo hợp đồng, người phạm tội mong muốn thực hiện hợp đồng đó. Chỉ sau khi đã giao kết hợp đồng và nhận được tài sản đó, người phạm tội mới có hành vi chiếm đoạt, vì vậy ta chỉ xét đến lỗi của họ tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt chứ không phải tại thời điểm nhận tài sản. Thời điểm nảy sinh ý thức chiếm đoạt là căn cứ rất quan trọng để phân biệt tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội có ý thức chiếm đoạt từ trước khi có tài sản trong tay nên người phạm tội đã bằng thủ đoạn gian dối tạo ra các thông tin sai sự thật làm người bị hại lầm tưởng là thật và đã giao hoặc nhận nhầm tài sản cho người phạm tội, từ đó thực hiện hành vi chiếm đoạt. Như vậy lỗi của cả hai tội đều là lỗi cố ý trực tiếp nhưng thời điểm xuất hiện lỗi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản muộn hơn.

(18) Sđd, Tr. 100, 101, 104.

“Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội

thực hiện hành vi phạm tội”(18). Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, động cơ vì vụ lợi. Nhưng động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

“Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người

phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phải đạt được”(18).Trong tội lạm dụng

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt được tài sản. Ngoài mục đích chiếm đoạt người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác, trong trường hợp này người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mục đích của tội phạm cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì bản thân hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội này đã bao hàm mục đích phạm tội.

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, động cơ và mục đích phạm tội không có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, chúng chỉ được xem xét trong việc định khung hình phạt và lượng hình.

Tóm lại, bốn yếu tố của cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại không tách rời nhau, chúng là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự và để định tội danh. Vì vậy, trong công tác đấu tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, các nhà bảo vệ pháp luật phải nắm rõ được các dấu hiệu trên và phải đánh giá chúng một cách khách quan, toàn diện, lôgic, biện chứng, và phải phân biệt được các dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với các tội phạm khác gần gũi, cũng như với việc vi phạm hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế, khắc phục hiện tượng sai lầm trong việc định tội danh, hiện tượng " hình sự hoá ", "phi

hình sự hoá "các quan hệ kinh tế, dân sự, để từ đó có cách xử lý phù hợp, tránh xét xử oan sai, tránh bỏ lọt tội phạm, đảm bảo tính pháp chế XHCN.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thực tiễn xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Trang 31 - 34)