II MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔ
6. Giải pháp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi phát
triển công nghiệp
Tăng cường vai trò và hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước nhằm hạn chế tác động tiêu cực của phát triển công nghiệp đến bảo vệ môi trường
Vai trò của công tác quản lí nhà nước về môi trường là rất lớn. Với một cơ chế quản lý lỏng lẻo cùng với các giải pháp không khả thi thì ô nhiễm môi trường sẽ càng trở lên trầm trọng và trái lại sẽ giảm được đáng kể những tác động đến môi trường của hoạt động sản xuất công nghiệp. Hoạt động quản lý nhà nước về môi trường có thể thông qua các biện pháp:
Chủ động hoạch định kế hoạch bảo vệ môi trường, duy trì và phát triển môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ, hài hoà với thực hiện mục thiêu về phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới (2006-2010).
Các cấp chức năng cần triển khai, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường như các luật về khai thác,sử dụng tài nguyên khoáng sản; luật quản lý nhà nước về môi trường nước, không khí, chất thải rắn, luật thuế môi trường; phí gây ô nhiễm môi trường… một cách linh hoạt.
UBND tỉnh có thể ra các quyêt định đình chỉ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
Xây dựng hệ thống kiểm soát chỉ huy trong quản lý môi trường thông qua việc yêu thành lập các bộ phận chuyên trách về môi trường ngay trong những ngành công nghiệp mà có tác động mạnh đến môi trường. Lấy hệ thống tiêu chuẩn chất lượng môi trường làm căn cứ cho việc đánh giá, xét duyệt cấp giấy phép cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, đồng thời lấy đó làm căn cứ để ra các quyết định xử phạt vi phạm các vấn để về môi trường.
Mở rộng quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý và bảo vệ môi trường cho các địa phương.
Đối với các cơ sở sản xuất lớn và có tác động nhiều đến môi trường cần có hệ thống kiểm soát môi trường tự động trong các cơ sở, các cơ sở phải thường kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường trước cơ quan nhà nước quản lý về môi trường.
Đưa ra các biện pháp khuyến khích các tổ chức phi chính phủ và nhân dân cùng tham gia kiểm soát.
7. Một số biện pháp Bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường khi phát phát triển công nghiệp
Theo nguyên tắc doanh nghiệp nào gây ô nhiễm nhiều mà tiếp tục hoạt động sẽ phải trả tiền cho hoạt động gây ô nhiễm đó vì thề các giải pháp về thị trường được đề cập đến là
Đánh thuế ô nhiễm: Trên cơ sở chuẩn về môi trường trong giới hạn cho phép về mức đô gây ô nhiễm có thể áp dụng một mức thuế doanh nghiệp công nghiệp tuỳ theo mức độ gây ô nhiễm.
Thành lập quỹ bảo vệ môi trường: Quỹ bảo vệ môi trường sẽ được hình thành từ các nguồn như thuế môi trường, tiền phạt các vi phạm…Quỹ này sẽ dùng để trợ cấp cho các hoạt động giảm ô nhiễm môi trường.
Hiện tại ngành than đã hình thành quỹ bảo vệ môi trường với 1% giá thành sản xuất than tuy vậy theo đánh giá thì so với mức độ gây ô nhiễm của ngành than thì trích 1% là còn quá thấp.Mặt khác việc sử dụng quỹ môi trường của ngành than cũng còn nhiều bất cập cụ thể là mới chỉ có khoảng 26% quỹ này phân bổ cho các địa phương, còn lại được phân bổ trong các đơn vị ngành than thực hiện công tác bảo vệ môi trường, Nhiều hạng mục thuộc chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và phí thường xuyên trong sản xuất lại được hạch toán vào quỹ Bảo vệ môi trường vì thế mà số tiền giành cho bảo vệ môi trường càng hạn hẹp. Giải pháp đề xuất trong thời gian tới là tăng thêm tỷ lệ trích quỹ môi trường đối với ngành than. Đồng thời với một số ngành như điện, sản xuất xi măng cũng hình thành quỹ bảo vệ môi trường. Có giải pháp kêu gọi đóng góp quỹ bảo vệ môi trường từ dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước…
Kết luận: Trên đây mới chỉ là những giải pháp sơ bộ về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp. Trong thời gian tới phát triển công nghiệp và vấn đề môi trường vẫn là những điểm nóng thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, và dân cư vì đây thực sự là vấn đề rất cấp bách.
Để có thể giữ gìn một môi trường trong sạch khi phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền, Tính trách nhiệm của các đơn vị sản xuất công nghiệp, sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp dân cư.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài nhận thấy vấn đề môi trường trong thời gian tới là một vấn đề hết sức bức xúc tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất là vấn đề sử dụng quỹ bảo vệ môi trường
Hiện nay theo quyết định 137/2005/NĐ- CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, theo đó Tỉnh Quảng Ninh sẽ được hưởng lợi đáng kể từ chính sách này. Bình quân mỗi năm tính ra sẽ có khoảng 200 tỷ đồng để chi phí cho công tác khôi phục và bảo vệ môi trường. Do đó việc sử dụng quỹ bảo vệ môi trường Cần đưa ra hạng mục sử dụng cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả và đảm bảo đúng ý nghĩa của các khoản hình thành quỹ bảo vệ môi trường
Thứ hai là đối với vấn đề chuyên môn trong công tác đánh giá môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp có tác động lớn đến môi trường
Công nghiệp địa phương cần có cán bộ chuyên trách về môi trường. Tức là ngay trong các đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng đến môi trường nhiều cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn. Trên thực tế thì hiện nay loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường cao đều không có cán bộ chuyên trách về môi trường chủ yếu là bố trí các cán bộ của các phòng kế hoạch hay phòng an toàn kiêm nhiệm. Do vậy việc đánh giá tác động môi trường và diễn biến môi trường do cơ sở sản xuất công nghiệp đơn vị mình chưa chuẩn xác và thiếu giải pháp xử lý kịp thời. Trong thời gian tới nhất thiết phải quan tâm đến vấn đề này
KẾT LUẬN CHUNG
Mục tiêu lớn nhất và có ý nghĩa nhất của phát triển kinh tế - xã hội là vì con người, vì lợi ích của mọi tầng lớp dân cư. Do đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội luôn phải bảo đảm phát triển bền vững vì mục tiêu lâu dài.
Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là thế mạnh của tỉnh nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, mang lai hiệu quả cao về mặt kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngành công nghiệp then chốt, Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp và ô nhiễm.
Để đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài và vì lợi ích của dân cư thì phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải tính đến yếu tố môi trường tự nhiên là điều tất yếu.
Trong thời gian thực tập 15 tuần tại Sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh em đã hoàn thành đề tài nghiên cứu Một số giải pháp phát triển công nghiệp gắn với Bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Thị Lan, cán Bộ hướng dẫn Nguyễn Mạnh Cường Trưởng phòng Tổng hợp, cùng các cán bộ trong sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.
Do điều kiện về thời gian và còn chưa có kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc quan tâm đến vấn đề nghiên cứu để đề tài hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kinh tế phát triển - NXB Lao động- Xã Hội Hà nội 2005 - Giáo Trình Kinh tế và quản Lý môi trường - NXB Thống kê Hà Nội 2003.
- Giáo trình Kế hoach hoá phát triển kinh tế xã hội - NXB - Giáo trình Kinh tế công nghiệp - NXB Thống kê Hà Nội 2003 - Giáo trình Thống kê kinh tế - NXB Thống kê Hà Nội
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 2003. - Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến 2010. - Dư địa chí Quảng Ninh Tập I, Tập II, Tập III.
- Đề cương Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến 2010.
- Kế hoach phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2006. - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn (2006- 2010).
- Thông tư hướng dẫn về việc triển khai thực hiện QĐ của Thủ tướng Chín phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
- Tài liệu Hội nghị tập huấn Ngành kế hoạch và Đầu tư 8/2005 về Phát triển bền vững trong công tác kế hoạch.
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2005.
- Báo Quảng Ninh số 21, số 22, số 23 tháng 3/2006.
- Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (nhiệm kỳ 2005-2010).
MỤC LỤC
BẢN CAM ĐOAN...1
LỜI MỞ ĐẦU...2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...5
I. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI...5
1. Một số khái niệm cơ bản về ngành công nghiệp...5
1.1 Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp...5
1.2 Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ...6
2. Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá phát triển ngành công nghiệp ...7
2.1 Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp...7
2.2 Một số chỉ tiêu đo lường phát triển công nghiệp ...9
3. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế...10
3.1 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân...10 3.2 Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. .11
II. MÔI TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ PHẢT TRIỂN
KINH TÊ -XÃ HỘI...12
1 Một số khái niệm về môi trường...12
1.1 khái niệm chung về môi trường và phân loại môi trường...12
1.2 Phân loại môi trường...14
2. Những đặc trưng cơ bản của môi trường...15
3. Một số tiêu chuẩn môi trường...16
3.1 Tiêu chuẩn môi trường Việt nam (TCVN)...16
3.2 Chỉ số chất lượng môi trường...16
4. Vai trò của môi trường với sự phát triển...21
5. Biến đổi môi trường và các dạng biến đổi môi trường...22
5.1 Biến đổi môi trường và các yếu tố tác động biến đổi môi trường ...22
5.2 Các dạng biến đổi môi trường...23
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN...24
1. Vai trò của môi trường tự nhiên đến phát triển sản xuất công nghiệp ...24
2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên...25
2.1 Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên...26
2.2 Những tác động của sản xuất công nghiệp đến sự biến đổi môi trường tự nhiên...27
...28
3. Một số nguyên nhân cơ bản do phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường...28
3.1 Nguyên nhân do quy trình công nghệ trong sản xuất và xử lý chất thải...28
3.2 Do những hạn chế trong công tác quản lý...29
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...30
I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỈNH QUẢNG NINH...30
1. Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh...30
1.1 Đặc điểm tự nhiên...30
2 Đặc điểm Kinh tế xã hội của Quảng Ninh...35
2.1 Đặc điểm về kinh tế...36
2.2 Đặc điểm về Xã hội...37
người...38
II.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ...40
1. Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ...40
1.1 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ...40
...41
1.2 Thực trạng bố trí sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ...41
1.3 Một số ngành Công nghiệp then chốt của Quảng Ninh...44
2. Lực lượng lao động công nghiệp...48
3.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho ngành công nghiệp ...50
3.1 Tình hình đầu tư vốn...50
3.2 Mức độ trang bị công nghệ cho ngành công nghiệp...52
3.3 Kết Cấu hạ tầng cho công nghiệp...52
4. Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh...54
4.1 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất công nghiệp...54
4.2 Giá trị gia tăng ngành công nghiệp...56
5. Những đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh...57
5.1 Đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm (GPD) của toàn tỉnh ....57
5.2 Đóng góp vào quá trình chuyển dịch cấu kinh tế...60
5.3 Đóng góp vào xuất khẩu ...62
5.4 Đóng góp vào giả quyết việc làm tạo thu nhập cho lao động. 63 ...64
5.5 Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh...64
6 Những hạn chế do phát triển công nghiệp tạo ra...66
III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...67
1. Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh...67
1.1 Đặc điểm chung về tài nguyên môi trường...67
1.2 Phân vùng môi trường...68
2.1 Thực trạng tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. .69
2.2 Thực trạng môi trường vùng phía Tây...73
2.3 Thực trạng môi trường vùng Trung tâm...74
2.4 Thực trạng môi trường vùng phía Đông...76
2.5 Thực trạng môi trường vùng ven bờ...77
2.6 Diễn biến Đa dạng sinh học...79
2.7 Những sự cố môi trường trong những năm gần đây...80
2.8 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh...81
3. Những kết luận chung về tình trạng Môi trường...82
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...83
1. Dự báo diễn biến môi trường trong sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới...84
2 Những thuận lợi và thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh...86
2.1 Những thuận lợi ...86
2.2 Những thách thức trong việc bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh...88
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...89
I. NHỮNG MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2010...89
1. Quan điểm phát triển bền vững...89
2. Mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2006- 2010)...91
3. Phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới...92
II MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH...93
1. Giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp...93
2. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức sản xuất công nghiệp ...95
3. Giải pháp tổ chức xử lý chất thải công nghiệp...96
4. Giả pháp vốn đầu tư...97
5. Giải pháp trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng...98
6. Giải pháp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp ...100
7. Một số biện pháp Bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường khi
phát phát triển công nghiệp...101
KẾT LUẬN CHUNG...104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...105