III. THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
1. Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa
1. Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bàn tỉnh Quảng Ninh
1.1 Đặc điểm chung về tài nguyên môi trường
Quảng Ninh là tỉnh giàu tài nguyên, cả trên rừng dưới biển, trong lòng đất. Nguồn tài nguyên này tạo cho Quảng Ninh một thế mạnh để phát triển nhiều lĩnh vực nhất là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khai thác mỏ.
Đặc điểm địa hình địa chất Quảng Ninh không chỉ tạo ra điều kiện thuận lợi cho tỉnh mà cũng gây ra những khó khăn ở chỗ với địa hình đồi núi rốc và diện tích hẹp, khí hậu có mưa nhiều làm cho tình trạng sạt nở đất, sói mòn, lũ quét diễn ra nhanh và bất thường. nhất là trong những năm gần đây khi công nghiệp khai thác mỏ được đẩy mạnh thì môi trường đã có chiều hướng suy thoái và ô nhiễm ngày càng lớn.
Trong lựa chọn con đường phát triển của Quảng Ninh ngành công nghiệp khai thác mỏ vẫn tiếp tục được đẩy mạnh vì thế mà vấn đề môi trường và khai thác hiệu quả tài nguyên càng đáng được quan tâm để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững tránh để lại những hậu quả khó khắc phục cho thế hệ sau.
1.2 Phân vùng môi trường
Vấn đề môi trường là vấn đề có tính chất vùng rất cao, ngay cả trong cùng một địa phương cũng có tình trạng môi trường không giống nhau ở các vùng do vậy phân vùng môi trường là một yêu cầu đối với đánh giá thực trạng môi trường và nhất là thực trạng trên địa bàn vốn có sự phân bố công nghiệp và phát triển không đồng đều giữa các vùng như tỉnh Quảng Ninh
a. Căn cứ để phân vùng môi trường
Căn cứ vào địa hình, địa chất, sự phân bố của nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh vì tất cả các vấn đề có liên quan đến tổ chức sản xuất, quy hoạch không gian đều có liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường .
b. Phân vùng môi trường và đặc điểm của từng vùng
Với những căn cứ trên thì phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh chia làm 4 vùng là: Vùng phía đông, vùng phía tây, vùng giữa và vùng ven biển.
Vùng phía đông: Về mặt hành chính gồm có các huyện Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Vân Đồn và Cô Tô. Đặc điểm của vùng này là công nghiệp còn chưa phát triển ngoại trừ một số đô thị nhỏ mới và thị Móng Cái thì vùng chủ yếu là miền núi và nông thôn, dân cư thưa thớt và kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Công nghiệp còn sản xuất nhỏ. Do đó đánh giá về tác động môi trường của sản xuất công nghiệp là tác động nhỏ ở mức độ sơ khai và chưa đáng kể.
Vùng Trung tâm: Về mặt hành chính gồm có thị xã Cẩm phả, TP Hạ Long, và huyện Hoành Bồ. Đặc điểm của vùng trung tâm là tập trung khá nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp. nhất là công nghiệp khai thác than, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó đây là vùng tập trung đông dân cư, mức độ đô thị hoá nhanh, nơi trung tâm văn hóa của cả tỉnh. Đánh giá tác động của môi trường của ngành công nghiệp là rất lớn. Những tác động công nghiệp nên môi trường đang là vấn đề có tính thời sự bức xúc, trên thực tế đã có những khu vực trong vùng đang trong tình trạng xuy thoái.
Vùng Phía Tây: Về mặt Hành chính gồm thị xã Uông Bí, huyện Đông triều, và huyện Yên Hưng. Đặc điểm của vùng này là dân cư tập khá đông, mức độ đô thị hoá cũng đang diễn ra nhanh. Công nghiệp đã phát triển mạnh không chỉ có công nghiệp khai thác than và vật liệu xây dựng mà các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp đang diễn ra sôi nổi. Đánh giá tác động môi trường của ngành công nghiệp là ảnh hưởng rất lớn và cần được quan tâm đúng mức
Vùng ven bờ: Vùng này gồm Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. đây là
hai vịnh mà nằm cạnh những mỏ khai thác than, khai thác đá và vật liệu xây dựng. Đồng thời môi trường của vùng cũng chịu ảnh hưởng bởi nước thải của các nhà máy, các khai trường khai thác, các phương tiện vận tải tàu bè… tác động của phát triển công nghiệp đến môi trường được đánh giá là rất lớn và đáng quan tâm nhất.