II. HOÀN THIỆN LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ VÀ BÁO CÁO
2. Đánh giá thực trạng việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả
2.1. Những ưu điểm
* Về phương diện lập và trình bày
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính tuân thủ các yêu cầu quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày Baó cáo tài chính
- Trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Đơn vị
- Phản ánh đúng bản chất các giao dịch kinh tế: Định khoản, ghi sổ đúng cả về nội dung và số học, ít có sai sót sảy ra do các nhân viên kế toán đều có năng lực , làm việc có trách nhiệm, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát của Kế toán trưởng và Tổng giám đốc Tổng công ty.
- Các thông tin kế toán được trình bày khách quan. - Nguyên tắc thận trọng được tuân thủ nghiêm
- Báo cáo tài chính được trình bày trên mọi khía cạnh trọng yếu
Báo cáo tài chính được lập đúng nội dụng, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Tính nhất quán thể hiện ở: đơn vị tính, thời gian bắt đầu và kết thúc kỳ kế toán, sử dụng thước đo giá trị VNĐ để ghi sổ. Các Báo cáo đều có chữ ký và xác nhận của người lập, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị: Với công ty thành viên có bút tích của người lập, kế toán trưởng, giám đốc; với Tổng công ty là người lập, kế toán trưởng, TGĐ.
- Cơ sở dẫn liệu
Số liệu lập Báo cáo là số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Các thông tin trên các sổ kế toán được ghi chép khá chính xác cả về nội dung và số học. Do sử dụng phần mềm kế toán máy nên lưu giữ thông tin được đảm bảo. Phần mềm dễ sử dụng và tiện ích nên việc kết xuất số liệu cho thông tin đầu ra đầy đủ và đáng tin cậy. Việc sử dụng chứng từ, bảo quản chứng từ, ghi sổ kế toán đều được thực
hiện nghiêm túc, trung thực, cẩn thận nên thông tin sử dụng lên Báo cáo khá chính xác.
* Về thời gian, kỳ lập và nộp Báo cáo
Đơn vị lập Báo cáo theo đúng thời gian khki thông báo cho cơ quan thuế Các Báo cáo tài chính do các đơn vị thành viên gửi lên Tổng công ty thường đảm bảo về mặt thời gian do Tổng công ty quy định.
Báo cáo của Tổng công ty lập và nộp đúng thời gian quy định của chế độ. Hàng quý, năm đều nộp đầy đủ lên cho các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương.
2.2. Những tồn tại
* Về phương diện lập và trình bày
Việc lập Báo cáo mặc dù tuân thủ theo các yêu cầu tại chuẩn mực kế toán số 21 nhưng trong quá trình lập và lên Báo cáo vẫn có những sai sót sảy ra:
- Sai về số học
- Sai số do chủ quan: có những gian lận và sai sót sảy ra, thực chất là do điều chỉnh từ khâu ghi sổ, định khoản nghiệp vụ sai cả về nội dung và số học.
- Có những nghiệp vụ sảy ra nhưng không được phản ánh luôn nên vi phạm nguyên tắc ghi nhận của doanh thu, chi phí. Do không phản ánh kịp thời các giao dịch kinh tế phát sinh nên vào các tháng sau phải tiến hành điều chỉnh nên có những sai sót sảy ra vì sử lý các điều chỉnh chưa chính xác. Trên thực tế, có những giao dịch rất khó hợp lý hoá trên sổ sách kế toán vì có những nghiệp vụ phát sinh vì lợi ích các nhân nên không được phản ánh trên tài liệu kế toán hoặc được phản ánh bằng cách hợp thức hoá ghi tăng chi phí.
Về trình bày Báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh có những khoản mục rất rõ ràng, tuy nhiên vẫn có sai sót sảy ra do vào nhầm khoản mục hoặc không phân định rõ các khoản mục.
Tính trung thực và hợp lý của Báo cáo được coi trọng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót.
* Về thời gian
Đối với các công ty thành viên, mặc dù vẫn đảm bảo nộp Baoc cáo theo thời gian quy định của Tổng công ty nhưn vẫn chậm. Các báo cáo nộp cho Tổng côngty sát với thời gian quy định nên việc lập Báo cáo hợp nhất của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn: phải làm gấp nên khối lượng công việc khá nặng và cuối quý, cuối năm.
* Về nội dung
- Lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất:
Đối với khoản mục không phải điều chỉnh thì được cộng trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Với những khoản mục phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh các chỉ tiêu không phải là đơn giản. Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến:
Khoản đầu tư của Công ty mẹ và công ty con Lợi ích của cổ đông thiểu số
Các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng Tổng công ty
Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh
Đối với Tổng công ty, chỉ tiêu đựơc điều chỉnh là các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng Tổng công ty, còn các chỉ tiêu khác không được đề cập đến dưới tên khoản mục đó mà nó được đưa vào các khoản mục khác như: ghi tăng nguồn vốn…