Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu 247472 (Trang 51 - 59)

1 ()

- Biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục ý thức tôn trọng quyền tác giả. Đâu đó trong một bộ phận người dân, các chủ thể kinh doanh, các cơ quan đơn vị vẫn chưa có ý thức tôn trọng tác quyền. Và kết quả là luật cứ ban hành, nhiều người biết mình làm sai nhưng vẫn cứ vi phạm;

- Hệ thống các cơ quan thực thi còn yếu, số vụ đưa ra toà án dân sự xét xử chưa nhiều. Việc vi phạm bản quyền rất phổ biến nhưng nghịch lý là số vụ khởi kiện ra toà còn quá ít. Theo thống kê chưa đầy đủ của TAND tối cao, từ năm 2000 – 2007 số vụ xét xử dân sự về tác giả tại các toà án trên cả nước trung bình chưa tới 20 vụ/năm. “Bản thân các thẩm phán cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực xét xử. Thẩm phán được xem là xử nhiều nhất một năm cũng chỉ có hai vụ tranh chấp về SHTT. Do đó, mỗi khi xét xử các thẩm phán thường lúng túng, mất nhiều thời gian để củng cố, cập nhật các quy định của pháp luật”(thẩm phán Phan Gia Quý - Chánh toà kinh tế TP. Hồ Chí Minh)(1).

- Về cơ sở pháp lý, các quy định về TNDS do xâm phạm quyền tác giả còn quá sơ sài khiến cho việc áp dụng pháp luật của toà án gặp nhiều khó khăn. Phần quy định các biện pháp dân sự còn chung chung trong Điều 202 Luật SHTT. Ngoài ra, việc xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra mới chỉ được quy định tại hai Điều 204, 205 Luật SHTT. Bên cạnh đó, việc xác định tổn thất về tinh thần chưa được Luật SHTT quy định nên phải áp dụng tương tự pháp luật dân sự để giải quyết.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Kiến nghị hoàn hiện các quy định của pháp luật

a. Trong luật SHTT Việt Nam, các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 theo hướng liệt kê. Với định nghĩa liệt kê này thường không đầy đủ, vì thế, nên quy định thêm khái niệm bao quát về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Luật sư Nguyễn Hồng Chung - Giám đốc công ty cổ phần tư vấn đầu tư và sở hữu trí tuệ có đưa ra một định nghĩa về hành vi xâm phạm 1 ()Http://www.mobile.thesaigontimes.vn – Web site c a Th i báo Kinh t S i Gòn Onlineủ ờ ế à

quyền tác giả, theo tôi là khá hợp lý: “Xâm phạm quyền tác giả được hiểu là hành vi vi phạm bất cứ một quyền nào thuộc quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật bảo hộ và không có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả”(1);

b. Việc chứng minh, xác định thiệt hại trong một số vụ án xâm phạm bản quyền quá nan giải, văn bản pháp luật quy định lại không rõ ràng. Do đó, cần sớm ban hành riêng một Nghị định quy định hướng dẫn thi hành về vấn đề TNDS ngoài hợp đồng do vi phạm quyền tác giả, như đã ban hành riêng một Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT;

c. Pháp luật hiện nay quy định: trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về mức tiền bù đắp tổn thất tinh thần thì toà án sẽ quyết định. Song, cho đến nay chưa có quy định hướng dẫn việc xác định mức bù đắp tổn thất tinh thần. Do đó, số tiền bù đắp tổn thất tinh thần là bao nhiêu hoàn toàn do toà án quyết định trong từng vụ việc cụ thể, với mức dao động từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Tính khách quan trong xét xử vì thế ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Pháp luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn.

d. Hiện nay pháp luật quy định: “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật SHTT là việc sao chép không quá một bản; thư viện không được sao chép và phân phối tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số”(2). Đây là vấn đề bất cập của Luật SHTT hiện nay, vì thư viện là nơi học tập, nghiên cứu của tập thể đông người, số lượng một bản là quá ít. Vì vậy, pháp luật quy định số lượng tác phẩm Thư viện được phép sao chép cần một con số lớn hơn một bản.

e. Xét về phương diện lý luận, việc quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả phải dựa trên cơ sở quyền nhân thân và quyền tài sản. Một hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc là hành vi xâm phạm quyền nhân thân, hoặc là hành vi xâm phạm quyền tài sản. Tuy vậy, tại khoản 10 Điều 28 Luật SHTT quy định 1(1)

Http://www.dddn.com.vn - Website Di n ễ đàn doanh nghi p.ệ

2 () Xem: Kho n 2 i u 25 Ngh nh 100/2006/N - CP ng y 21/9/2006 quy nh chi ti t v hả Đ ề ị đị Đ à đị ế à ướng d n thi ẫ

hành vi “nhân bản, sản xuất bản sao” tác phẩm khi chiếu sang các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả tại Điều 19 và Điều 20 của luật này thì không thấy mục nào quy định tác giả có quyền “nhân bản” tác phẩm. Do đó, khoản 1 Điều 20 nên quy định thêm điểm e về “quyền nhân bản, sản xuất bản sao của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm”.

f. Hiện nay, tất cả các hành vi xâm phạm đều được quy định tại Điều 28 Luật SHTT. Có những hành vi là hành vi xâm phạm đặc thù của một đối tượng của quyền tác giả được bảo hộ (khoản 9, khoản 11, khoản 15) cũng được quy định tại điều luật này. Bởi thế, chúng tôi nghĩ rằng nên tách hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với từng đối tượng của quyền tác giả ra thành các điều luật khác nhau. Ví dụ: một điều luật quy định về hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính; một điều luật quy định về hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm tranh; một điều luật quy định về hành vi xâm phạm quyền tài sản đối với tác phẩm văn học…

5.2.2. Kiến nghị cho Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhằm phòng tránh các cuộc thanh tra của các cơ quan chức năng và những khiếu kiện của các chủ thể quyền tác giả có thể xảy ra, chúng tôi có một vài kiến nghị cho Trường Đại học Luật Hà Nội như sau:

a. Chấm dứt ngay tình trạng photo, dịch các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo khi chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Thư viện trường nên thu gom tất cả các cuốn sách đã vi phạm quyền tác giả, chỉ để lại một cuốn đối với mỗi đầu sách sao chép theo đúng các quy định của pháp luật.

b. Trường hợp các đầu sách bị thiếu do nhu cầu đọc của sinh viên ngày một tăng thì biện pháp giải quyết như sau:

+ Nếu sách do Trường Đại học Luật Hà Nội sở hữu, khi sao chép phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường.

+ Nếu sách không do Trường Đại học Luật Hà Nội sở hữu nhưng không còn thời hạn bảo hộ thì Thư viện hoàn toàn có quyền photo mà không cần phải xin phép và không cần phải trả bất kỳ một lợi ích vật chất nào cho chủ sở hữu tác

phẩm. Tuy nhiên, đối với các quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn thì tất cả các hành vi như: không ghi tên tác giả, ghi sai tên tác giả, ghi sai tên tác phẩm… như Thư viện đã làm đều là hành vi vi phạm quyền tác giả. Bởi thế cho nên, Thư viện cần phải chú ý điều này khi thực hiện hành vi sao chép.

+ Nếu sách không do Trường Đại học Luật Hà Nội sở hữu và còn thời hạn bảo hộ thì Thư viện cần liên hệ với các nhà sách để mua thêm sách, trường hợp các loại sách này còn bày bán trên thị trường; hoặc liên hệ với chủ sở hữu tác phẩm để xin phép xuất bản, trường hợp sách không còn bày bán trên thị trường.

Đối với các loại tài liệu, giáo trình, sách tham khảo nước ngoài, khi muốn dịch thành nhiều bản thì cần phải ký Hợp đồng sử dụng tác phẩm, nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm vẫn còn.

5.2.3. Kiến nghị khác

• Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả đến với đông đảo công chúng, kêu gọi lương tâm và ý thức tôn trọng bản quyền, làm sao để khi sử dụng các vật phẩm là kết quả của hành vi xâm phạm quyền tác giả, bản thân người đó phải tự thấy xấu hổ;

• Sàn giao dịch bản quyền đầu tiên ở Việt Nam ra mắt vào năm 2007 thực sự đã “thổi luồng gió mới cho sáng tạo”. Có thể coi sàn giao dịch là nơi kích thích sự sáng tạo của các tác giả và cho họ thấy rõ hơn giá trị của những “đứa con tinh thần” do mình sáng tạo ra, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ nó. Bởi vậy, trong thời gian tới nên tổ chức thường xuyên hơn các phiên giao dịch của Sàn giao dịch bản quyền này.

Kết luận

Trong cuộc đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa biện pháp xử phạt hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và các biện pháp khác. Hiện tại chúng ta mới chỉ tập trung xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính, điều đó là chưa hợp lý. Trong hiện tại và trong tương lai, chúng ta nên đề cao vai trò của các quy định về chế tài dân sự, đề cao vai trò của TAND các cấp, đưa trình tự giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự trở thành phương thức chủ yếu để giải quyết các hành vi xâm phạm về quyền tác giả.

Qua việc nghiên cứu đề tài “TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả”, luận văn đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận văn làm sáng tỏ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về việc xác định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, và nêu ra cách thức áp dụng các chế tài dân sự trong xử lý các hành vi xâm phạm này. Từ những sự phân tích đó, luận văn tìm ra được một số quy định bất hợp lý của pháp luật, vì vậy, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị tương ứng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Mục lục

Trang

Lời nói đầu………...1

Chương 1: Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả và thực trạng xâm phạm…….3

1.1. khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả………...3

1.1.1. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng………...3

1.1.2. Khái niệm TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền tác giả………...5

1.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả………....6

1.2.1. Trong lĩnh vực xuất bản………...6

1.2.2. Trong lĩnh vực báo chí……….8

1.2.3. Trong lĩnh vực âm nhạc……….11

1.2.4. Trong lĩnh vực điện ảnh……….12

1.2.5. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình………13

1.2.6. Trong lĩnh vực phần mềm máy tính………...14

1.3. ý nghĩa của việc bảo vệ quyền tác giả ………...16

Chương 2: Các hành vi xâm phạm quyền tác giả……...18

2.1. Hành vi xâm phạm quyền tài sản ………..18

2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân………...23

2.2.1. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể chuyển dịch………....23

2.2.2. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân có thể chuyển dịch……….25

2.3 Hành vi xâm phạm quyền tác giả tại đại học luật hà nội………26

2.3.1. Cài đặt phần mềm máy vi tính bất hợp pháp……….26

2.3.2. Sao chép tác phẩm, dịch tài liệu nước ngoài bất hợp pháp……....27

Chương 3: Thiệt hại………...29

3.1. Tổn thất về tài sản………....29 3.1.1. Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao

quyền sử dụng quyền tác giả……….30

3.1.2. Giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền tác giả……….31

3.1.3. Giá trị chuyển quyền tác giả trong tổng số tài sản của doanh nghiệp………...32

3.1.4. Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng của quyền tác giả, bao gồm các chi phí cho việc tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế, và các chi phí khác……..32

3.2. Thu nhập bị giảm sút………...33

3.2.1. Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp quyền tác giả………..33

3.2.2. Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả………....33

3.3. tổn thất về cơ hội kinh doanh………....33

3.4. Chi phi hạn chế, khắc phục thiệt hại………...34

3.5. Tổn thất tinh thần………....34

Chương 4: Xử lý xâm phạm………...36

4.1. Thủ tục yêu cầu………...36

4.1.1. thẩm quyền xử lý……….36

4.1.2. Người có quyền khởi kiện các vụ án về xâm phạm quyền tác giả……….37

4.1.3. Đơn và chứng cứ kèm theo đơn……….38

4.2. Các biện pháp xử lý………....40

4.2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm………...40

4.2.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai……….41

4.2.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại………....42

4.2.4. Buộc hoàn trả khoản lợi trái pháp luật……….46

4.2.5. Buộc tiêu huỷ vật phẩm xâm phạm………..46

4.2.6. Buộc thực hiện nghĩa vụ………...46

4.2.7. Phạt………...46

4.3. xử lý xâm phạm tại Đại học Luật Hà Nội……….47

4.3.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm……….47

4.3.2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai………....48

4.3.3. Buộc bồi thường thường thiệt hại………..48

4.3.4. Phạt………....49

Chương 5: Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị………...50

5.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật……….50

5.1.1. Những mặt tích cực………..50

5.2. Kiến nghị………..51 5.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật………..51 5.2.2. Kiến nghị cho Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội…………...53 5.2.3. Kiến nghị khác………..54

Kết luận……….55

Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

Một phần của tài liệu 247472 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w