Cơ hội kinh doanh là thời cơ, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thu thêm nguồn lợi nhuận cho mình. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi sử dụng, khai thác trực tiếp tác phẩm, cho người khác thuê tác phẩm, chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm nhưng thực tế không có được khoản thu nhập này do hành vi xâm phạm quyền tác giả gây ra(1). Khi kiện yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình thì chủ thể quyền phải chứng minh cơ hội kinh doanh đó là khả năng thực tế xảy ra, nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả.
3.4. Chi phí hạn chế, khắc phục thiệt hại
Các chi phí này bao gồm: chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hoá xâm phạm; chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp, tạm thời; chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
1 () Xem: i u 19 Ngh nh 105/2006/N - CP ng y 22/12/2006 Quy nh chi ti t v hĐ ề ị đị Đ à đị ế à ướng d n thi h nhẫ à
3.5. Tổn thất về tinh thần
Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Luật SHTT không hướng dẫn cụ thể cách xác định tổn thất này. Vì vậy, để xác định tổn thất về tinh thần phải áp dụng Điều 611 BLDS 2005, cụ thể hoá tại Nghị quyết số 01/2004/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 28/4/2004 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, dù là xâm phạm quyền nhân thân hay quyền tài sản đều ít nhiều ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tác giả. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm quyền nhân thân mức độ gây ra tổn thất về tinh thần cho tác giả thường lớn hơn. Tổn thất về tinh thần đối với tác giả được hiểu là: do hành vi xâm phạm quyền tác giả như ghi sai tên tác giả, mạo danh tác giả, cắt xén tác phẩm, thậm chí là xuyên tạc tác phẩm… mà chủ thể quyền này phải gánh chịu buồn phiền, nhân phẩm, uy tín bị giảm sút… Đặc biệt, đối với giới văn nghệ sỹ, việc săn tìm ý tưởng, cảm hứng là khởi nguồn cho hoạt động nghề nghiệp của họ nhưng vì phải “chạy” theo các vụ án vi phạm bản quyền, sự mệt mỏi, buồn phiền đã khiến cảm hứng sáng tác bị giảm đi rất nhiều.
Khi có khiếu kiện về vi phạm quyền tác giả, việc xác định tổn thất về tinh thần là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền tác giả đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại(1).
Chương 4
Xử lý xâm phạm 4.1. Thủ tục yêu cầu
4.1.1. Thẩm quyền xử lý
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả lần đầu tiên được quy định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, tại Điều 44 và Điều 45. Song, Pháp lệnh này không quy định những loại tranh chấp nào về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà chỉ quy định chung chung: “Tranh chấp quyền tác giả có thể được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các tranh chấp có yếu tố nước ngoài về bảo hộ quyền tác giả được giải quyết tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc TAND Thành phố Hà Nội hoặc TAND Thành phố Hồ Chí Minh theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết
hoặc tham gia”(Điều 44, 45). Tiếp đó, ngày 5/12/2001 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC – VKSNDTC – BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại TAND. Và hiện nay, tại khoản 4 Điều 25, khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cũng chỉ quy định chung chung: Tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Tất cả những văn bản pháp luật này đều chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền SHTT cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, dựa vào các quy định của luật này có thể rút ra kết luận: Tranh chấp liên quan đến quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án, theo thủ tục Tố tụng dân sự, cụ thể ở đây là yêu cầu toà án xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, căn cứ vào Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp SHTT nói chung có thể hiểu rằng: Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần tuý là tranh chấp dân sự thì thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện; Nếu tranh chấp về quyền tác giả thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng của quyền tác giả ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án cấp tỉnh; Nếu tranh chấp về quyền tác giả giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích kinh doanh thì sẽ thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền của toà án cấp tỉnh.
4.1.2. Người có quyền khởi kiện các vụ án về xâm phạm quyền tác giả
Khác với quyền sở hữu công nghiệp, tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp chỉ có quyền khởi kiện cá nhân, tổ chức khác xâm phạm quyền SHTT của mình khi đã được cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp đó, còn đối với quyền tác giả thì quyền khởi kiện phát sinh từ thời điểm tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không cần biết tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu một người nào đó có ý tưởng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhưng chưa thể hiện ý tưởng
này dưới một hình thức vật chất nhất định thì cũng không thể khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền của mình đối với ý tưởng đó.
Bên cạnh đó, khi khởi kiện vi phạm quyền tác giả cần phải xét đến thời hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Ngoài ra, trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khởi kiện về hành vi xâm phạm quyền tài sản (Điều 20) và quyền nhân thân có thể chuyển dịch (khoản 3 Điều 19) thì việc khởi kiện chỉ được chấp nhận trong thời hạn tác phẩm được bảo hộ. Thời hạn được bảo hộ như sau: Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh, di cảo có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên, hoặc trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với các tác phẩm không thuộc loại hình trên thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết (điểm a,b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT).
Về quyền khởi kiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, Luật SHTT 2005 không quy định cụ thể, song vấn đề này được hướng dẫn tại Nghị định số 100/2006/NĐ - CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan. Tại Điều 44 Nghị định này quy định các chủ thể sau có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp về quyền SHTT: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; người kế thừa hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả; cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả; tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả được uỷ quyền; các chủ thể khác theo quy định của pháp luật; cơ
quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả.
4.1.3. Đơn và chứng cứ kèm theo đơna. Đơn a. Đơn
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm về quyền tác giả phải có các nội dung chủ yếu sau: ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thông qua người đại diện; tên cơ quan nhận đơn yêu cầu; tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ là xâm phạm; tên, địa chỉ của tổ chức có quyền, lợi ích liên quan (nếu có); tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); thông tin tóm tắt về quyền tác giả bị xâm phạm; thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm, nơi xảy ra vi phạm; mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm; nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm; danh mục các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn; chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có) (1).
Đối với quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả thì sau khi tác giả chết, quyền yêu cầu bảo hộ quyền nhân thân của tác giả vẫn tồn tại, người có quyền yêu cầu bảo hộ lúc đó là cộng đồng.
b. Tài liệu, chứng cứ, hiện vật kèm theo đơn
Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, các tài liệu, chứng cứ, hiện vật sau đây để chứng minh quyền yêu cầu của mình:
+ Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền, nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả. Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền này là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký 1 () Xem: i u 21 Ngh nh 105/2006/N - CP ng y 22/12/2006 Quy nh chi ti t v hĐ ề ị đị Đ à đị ế à ướng d n thi h nhẫ à
quyền tác giả, hoặc bản sao có công chứng, hoặc xác nhận của Cục bản quyền tác giả và bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả (đối với trường hợp quyền tác giả đã được đăng ký tại Cục bản quyền tác giả); bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, kèm theo các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, phổ biến tác phẩm, cùng các chứng cứ khác (nếu có) (đối với trường hợp tác giả không đăng ký tác phẩm tại Cục bản quyền tác giả). Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng quyền tác giả, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, được thừa kế, kế thừa quyền tác giả thì ngoài các tài liệu trên còn phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, Hợp đồng sử dụng quyền tác giả hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa quyền tác giả.
+ Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra, bao gồm: Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; vật mẫu, hiện vật có liên quan ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ là có vi phạm quyền tác giả; bản giải trình so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Các tài liệu này phải được lập thành danh mục, có chữ ký của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Trong trường hợp yêu cầu xử lý xâm phạm được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền thì phải gửi kèm theo giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính quyền địa phương; nếu thông qua người đại diện theo pháp luật thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh tư cách của người đại diện theo pháp luật.
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm về quyền tác giả này được nộp cho cơ quan có thẩm quyền như đã trình bày ở trên. Nếu đơn yêu cầu chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá 30 ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.
Đơn này sẽ được toà án có thẩm quyền thụ lý, nếu không rơi vào các trường hợp sau đây:
• Hết thời hạn ấn định để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết;
• Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định của pháp luật;
• Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
• Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.
4.2. Các biện pháp xử lý
4.2.1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
Người có quyền tác giả có thể trực tiếp gửi yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đến người có hành vi vi phạm hoặc gửi đơn khởi kiện đến TAND để yêu cầu giải quyết. Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu không được tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm nữa mà còn gồm cả yêu cầu xoá bỏ nguy cơ tiếp tục vi phạm. Một ví dụ cụ thể cho trường hợp này là vụ vi phạm bản quyền của công ty Tân Trí Tuấn. “Trên trang web bán hàng trực tuyến Sahara.com.vn của công ty Tân Trí Tuấn này có mục Thư viện. Phần mục này đăng tải toàn bộ nội dung một số tác phẩm nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin nắm toàn quyền sở hữu bản tiếng Việt trên toàn cầu. Hành động này vi phạm nghiêm trọng khoản 3, khoản 6, khoản 8 và khoản 10 Điều 28 Luật SHTT. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin đã yêu cầu trong vòng năm ngày kể từ ngày Tân Trí Tuấn nhận được bản fax khuyến cáo, công ty phải dỡ bỏ những phần sách thuộc quyền sở hữu của nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin mà trang web