Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu 247417 (Trang 37 - 61)

Cũng tương tự như hình thức ĐTTTRNN, việc nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực nào của nước tiếp nhận đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào quy định của nước sở tại. Theo thông lệ quốc tế, Luật đầu tư của các nước đều có quy định cụ thể lĩnh vực mà họ cấp phép đầu tư nước ngoài, lĩnh vực mà họ khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư đồng thời cũng quy định các lĩnh vực không cấp phép đầu tư. Trong hoạt động ĐTTTRNN các nước cũng có những quy định về khuyến khích đầu tư. Các quốc gia thiếu tài nguyên thường khuyến khích doanh nghiệp nước mình đầu tư vào các lĩnh vực có thể tận dụng được tài nguyên thiên nhiên của nước sở tại như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Vì vậy, khi đầu tư vào bất cứ quốc gia nào, nhà đầu tư đều phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ vấn đề này tại Luật đầu tư của nước đó. Tuy nhiên, khi ĐTRNN nhà đầu tư còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực ĐTTTRNN.

Theo pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được ĐTTTRNN trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để thúc đẩy sự phát triển cân đối trong các lĩnh vực, các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, thực hiện có hiệu quả mục đích của Luật đầu tư, Điều 75 Luật đầu tư 2005 cũng có những quy định về khuyến khích đầu tư và cấm đầu tư cụ thể như sau:

- Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam ĐTRNN đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Nhà nước Việt Nam không cấp phép ĐTRNN đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào, nếu không có chính sách sử dụng nguồn lao động đó, không những rất lãng phí mà tệ nạn xã hội sẽ ngày càng gia tăng. Nên đối với lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động cần được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ. Không những vậy, ở Việt Nam hiện nay còn có hàng chục làng nghề truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, khảm trai, mỹ nghệ… cũng là 1 trong những thế mạnh cần được mở rộng, hướng ra thị trường thế giới nhằm cải thiện đời sống người nông dân, thay đổi cơ chế sản xuất nhỏ lẻ tạo nên cơ chế sản xuất chuyên nghiệp hơn, rộng lớn hơn, phù hợp với xu thế vận động toàn cầu. Ngoài ra pháp luật khuyến khích ĐTRNN đối với lĩnh vực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư, đây là hướng đi đúng đắn mà tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới nhưng không có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sử dụng khi tiến hành ĐTRNN.

Đối với những lĩnh vực đầu tư làm tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ cũng được nhà nước khuyến khích. Bởi như vậy hoạt động ĐTRNN của các nhà đầu tư không chỉ thu lại nhiều lợi nhuận cho đất nước mà còn là đòn bẩy đẩy mạnh các hoạt động kinh tế quan trọng khác phát triển.

Bên cạnh lĩnh vực khuyến khích đầu tư, nhà nước còn quy định những lĩnh vực cấm cấp phép đầu tư nhằm đảm bảo bí mật an ninh quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam bởi suy cho cùng tất cả các hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng đất nước Việt Nam ổn định, hoà bình và phát triển. Vì vậy, phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị đất

nước. Không thể vì lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ lợi ích lâu dài, bảo vệ tổ quốc và lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của quốc gia.

Đây là quy định mới so với NĐ 22 năm 1999 đảm bảo việc đầu tư có quy hoạch, đem lại lợi ích cho nhà đầu tư và cho xã hội. Tuy nhiên điểm hạn chế dễ nhận thấy sau khi đi vào thực hiện là các quy định này chỉ mới dừng lại ở tính chất là các quy định khung. Cho đến NĐ 78 năm 2006 cũng không hề có các quy định cụ thể về danh mục các lĩnh vực được khuyến khích, hạn chế, cấm ĐTTTRNN. Điều này làm cho các quy định của pháp luật ĐTRNN ít có tính khả thi, chỉ mang tính hình thức, dẫn đến không tạo ra được động lực thúc đẩy các doanh nghiệp ĐTTTRNN.

Thực tiễn cho thấy trong năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam thường tập trung đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (17 dự án, vốn đầu tư 156,8 triệu USD), chiếm 35,9% về vốn dự án và 40% về vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực công ngiệp (23 dự án, vốn đầu tư 147,1 triệu USD) chiếm 26% về số dự án và 37,6% về vốn đầu tư đăng ký. Số vốn còn lại đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ [25]. Những số liệu của năm 2007 cho thấy xu thế ĐTRNN của Việt Nam đang gia tăng và tình hình ĐTRNN sẽ còn sôi động hơn nữa trong năm 2008.

2.6 Về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Một trong những điểm mới và tiến bộ nhất của Luật đầu tư 2005 là tạo ra được khung pháp lý chung để các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đầu tư, kinh doanh công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch, có trật tự kỷ cương. Cho nên tất cả các nhà đầu tư cho dù là ĐTRNN hay nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam và các nhà đầu tư ở trong nước cũng đều có các quyền và nghĩa vụ giống nhau. Riêng trong lĩnh vực ĐTTTRNN, xuất phát từ chính sách, vị trí, vai trò của hoạt động này cũng như yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực này mà Luật đầu tư năm 2005 ghi nhận thêm một số quyền và nghĩa vụ đặc thù cho các nhà đầu tư, cụ thể như sau:

- Nhà đầu tư được quyền chuyển vốn bằng tiền và các tài sản hợp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản

lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận;

Nhà đầu tư khi bắt tay ĐTTTRNN phải tuân thủ rất nhiều yêu cầu của các quy định khác nhau, trong đó mặc dù Luật đầu tư tạo điều kiện cho họ bằng cách trao quyền chuyển vốn bằng tiền và các tài sản khác ra nước ngoài để tiến hành đầu tư, tuy nhiên nhà đầu tư cũng phải thực hiện quyền này trong khuôn khổ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

- Nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định pháp luật.

Mặc dù vậy, quy định này vẫn chưa được cụ thể, chỉ mang tính chất là một quy định khung của Luật đầu tư 2005 mà không có những ưu đãi nổi trội so với pháp luật của các nước khác. Nó có ý nghĩa hay không là tuỳ thuộc vào các quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư với hoạt động ĐTTTRNN.

- Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Với quy định này, nhà nước Việt Nam vừa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu nhân công lao động trong nước vừa giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động thể hiện sự nhất quán với quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu tư cũng như được quy định tại Điều 75 Luật đầu tư. Nhà đầu tư được hưởng quyền lợi trên đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư theo quy định pháp luật về lao động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài và chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư cùng với các quy định khác của pháp luật liên quan.

Bên cạnh các quyền lợi kể trên, các nhà đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt những nghĩa vụ tương ứng:

- Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.

Theo thông lệ quốc tế, bất cứ một hoạt động ĐTRNN nào cũng đều chịu sự điều chỉnh của cả 2 hệ thống pháp luật: pháp luật của nước đầu tư và

pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, các nhà đầu tư khi tiến hành ĐTTTRNN đều phải chấp hành các quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

- Chuyển lợi nhuận và các khoản thu từ việc ĐTRNN về nước theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ này được quy định cụ thể tại Điều 25 NĐ 78 năm 2006, cụ thể:

+ Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án đầu tư về Việt Nam.

+ Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định trên, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định việc gia hạn được thực hiện không quá 2 lần, mỗi lần không quá 6 tháng.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Nghĩa vụ này cũng được cụ thể hoá tại Điều 22 NĐ 78 năm 2006, theo đó, hàng năm, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ KH - ĐT, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành Kinh tế - kỹ thuật và UBND cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở.

Mặc dù đã được quy định rõ tuy nhiên việc chấp hành và thực hiện của các DN Việt Nam trong thời gian qua là chưa thật sự nghiêm túc. Các doanh nghiệp chưa tự giác thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của mình. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc thống kê, giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đi sau

khi muốn tìm hiểu về thực trạng đầu tư kinh doanh trên thị trường mà mình quan tâm.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam. Điều 27 NĐ 78 năm 2006 quy định về các nghĩa vụ tài chính mà các nhà đầu tư phải thực hiện như sau:

+ Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đối với phần lợi nhuận chuyển về nước được áp dụng như mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư.

+ Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia hoặc thuộc vùng lãnh thổ đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thực hiện theo quy định của hiệp định đó.

+ Trường hợp nước tiếp nhận đầu tư là quốc gia thuộc vùng lãnh thổ chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã được nộp ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

+ Việc miễn thuế xuất khẩu đối với tài sản mang ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.

Cũng cùng một mục đích với việc chuyển lợi nhuận về nước, Điều 26 NĐ 78 năm 2006 quy định về việc thanh lý dự án đầu tư như sau:

+ Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

+ Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư.

+ Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 2 điều này, nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ KH - ĐT xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện 1 lần và không quá 6 tháng.

- Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài như các nghĩa vụ trên đây thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư đã được pháp luật quy định rõ trong Luật đầu tư và NĐ 78 năm 2006, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động ĐTTTRNN. Các quyền và nghĩa vụ được quy định rõ ràng giúp cho các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị cơ quan quản lý nhà nước gây phiền nhiễu.

2.7 Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Hoạt động ĐTTTRNN của các doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ KH - ĐT và các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác. Trong đó pháp luật quy định cụ thể về trách nhiệm của Chính phủ là thống nhất quản lý nhà nước về ĐTTTRNN trong phạm vi cả nước; của Bộ KH - ĐT là chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ĐTTTRNN và của các Bộ, cơ quan ngang bộ là trong phạm vi nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về ĐTTTRNN trong lĩnh vực được phân công. NĐ 78 năm 2006 đã có các quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động ĐTTTRNN một cách rõ ràng và cụ thể hơn nhiều so với NĐ 22 năm 1999 trước đây.

Trách nhiệm của Bộ KH - ĐT, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, của Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác, cũng như của UBND cấp tỉnh được quy định tại các điều từ 31 đến điều 37- NĐ 78/2006 thể hiện sự quan tâm và một thái độ cực kỳ nghiêm túc của các nhà lãnh đạo nhà nước đối với hoạt động ĐTTTRNN hiện nay.

nước ngoài thông qua hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nuớc ngoài, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư nhằm bảo đảm cho hoạt động đầu tư được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ và thu về hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Chương 3:

Một phần của tài liệu 247417 (Trang 37 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w