Về thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu 247417 (Trang 26 - 35)

Tại NĐ 22 năm 1999, một trong những rào cản lớn nhất mà pháp luật đặt ra đối với hoạt động ĐTTTRNN chính là các quy định về thủ tục ĐTTTRNN. Sau một thời gian thực hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN liên tục phàn nàn thủ tục xin cấp phép cho dự án chuyển tiền ra và chuyển lợi nhuận về… chỗ nào cũng vướng. Trong khi đó, dự án thì không thể chậm trễ, nhiều doanh nghiệp đã nản lòng và ngậm ngùi mong chờ một sự thay đổi [22].

Thông tư số 05/2001/TT - BKH ngày 38/8/2001 của Bộ KH – ĐT về hướng dẫn hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp đã quy định rõ thủ tục ĐTRNN được tiến hành theo 2 thủ tục là đăng ký cấp giấy phép đầu tư và thẩm định cấp giấy phép đầu tư.

* Thủ tục đăng ký cấp giấy phép đầu tư: áp dụng đối với các dự án ĐTRNN mà chủ đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư dưới 1 triệu đô la Mỹ.

Doanh nghiệp phải lập hồ sơ dự án gửi Bộ KH - ĐT bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đăng ký ĐTRNN;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; - Văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp (nếu có); hợp đồng bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư;

- Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 1 năm gần nhất; * Thủ tục thẩm định cấp giấy phép đầu tư: áp dụng đối với những dự án ĐTRNN của doanh nghiệp nhà nước không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư và các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ 1 triệu USD trở lên.

Doanh nghiệp phải lập hồ sơ dự án gửi Bộ KH - ĐT gồm các tài liệu sau:

- Đơn xin ĐTRNN;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; - Giải trình về dự án đầu tư;

- Văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp: hợp đồng, bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư;

- Văn bản chấp thuận ĐTRNN của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp (là doanh nghiệp nhà nước) hoặc của UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác);

Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Bộ KH - ĐT trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định kèm theo hồ sơ dự án và ý kiến của các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH - ĐT thông báo quyết định cho doanh nghiệp.

Đối với những dự án còn lại, sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan, Bộ KH - ĐT thông báo quyết định cho doanh nghiệp. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau, Bộ KH - ĐT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Trường hợp đơn xin đầu tư được chấp thuận, Bộ KH - ĐT cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp và gửi bản sao đến các Bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan; trường hợp đơn xin đầu tư không được chấp thuận, Bộ KH - ĐT thông báo quyết định của mình cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Thời hạn thẩm định cấp giấy phép ĐTRNN không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Khi triển khai thực hiện thủ tục đầu tư nói trên đã nhận được không ít sự phàn nàn từ các doanh nghiệp về tính phức tạp, rắc rối trong quy trình cấp phép đầu tư. Một số bài báo viết: “ông Văn Quang Cần, kế toán trưởng công ty TNHH hàng tiêu dùng Bình Tiên cho biết, công ty đã xúc tiến việc đầu tư sang Campuchia để mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá, với tổng vốn khoảng 300.000 USD. Tuy nhiên với khoảng thời gian xin cấp phép mất ít nhất là 6 tháng, công ty cũng đang có nhiều lo ngại. Ông Phạm Văn Thanh, giám đốc công ty nhựa Sài Gòn cũng cho biết, công ty đã đầu tư sang Lào để sản xuất đồ nhựa dân dụng với số vốn 1,5 triệu USD và đã hoạt động tại Lào được 3 tháng. Song, trước đây công ty cũng phải mất tới tròn 1 năm mới xin được giấy phép đầu tư” [17].

Luật Đầu tư 2005 và NĐ 78 năm 2006 ra đời đã đơn giản hoá, phù hợp với thực tiễn hoạt động của các DN Việt Nam hiện nay, mở rộng hơn

loại hình ĐTRNN và giảm thiểu các thủ tục hành chính đã khắc phục được tính rườm rà và phức tạp can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại các quy định cũ.

Theo đó thủ tục để tiến hành ĐTRNN bao gồm các thủ tục:  Thủ tục cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.  Thủ tục triển khai dự án đầu tư.

Luật Đầu tư 2005 đã phân các dự án ĐTRNN thành 2 loại: dự án đăng ký đầu tư và dự án thẩm tra đầu tư. Theo đó nhà đầu tư để được cấp giấy chứng nhận ĐTRNN phải thực hiện theo 1 trong 2 trình tự tương ứng với mỗi loại dự án:

* Quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư: áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn dưới 15 tỷ VNĐ.

Nhà đầu tư phải nộp cho Bộ KH - ĐT 3 bộ hồ sơ dự án đầu tư. Hồ sơ dự án đầu tư bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau:

- Văn bản đăng ký dự án đầu tư;

- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

- Hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp

danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ KH - ĐT sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải làm rõ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ KH - ĐT cấp giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi đến các Bộ, ngành liên quan. Trường hợp không được chấp thuận, Bộ phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

* Quy trình thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư: áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ VNĐ trở lên. Nhà đầu tư phải nộp cho Bộ KH - ĐT 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư. Hồ sơ dự án đầu tư bao gồm các giấy tờ và tài liệu sau:

- Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư;

- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam; hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 nhưng không đăng ký lại theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

- Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư, địa điểm đầu tư, quy mô vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

- Hợp đồng hoặc bản thoả thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.

- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh

hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

Do tính chất, quy mô, mức độ đầu tư và sự ảnh hưởng của dự án đầu tư tới nền kinh tế đất nước mà pháp luật đặt ra các yêu cầu về hồ sơ dự án, nội dung cũng như quy trình của quá trình thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đối với các dự án này là chặt chẽ hơn, thủ tục cấp phép phải trải qua quá trình thẩm định mất nhiều thời gian hơn. Đòi hỏi sự cân nhắc kỹ càng và quyết định thật sự đúng đắn của các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở và đến cả sự can thiệp của Thủ tướng Chính phủ.

Quy định mới về hồ sơ dự án đầu tư cũng không còn yêu cầu về văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp, hợp đồng, bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư và báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một năm gần nhất. Đây cũng được coi là 1 bước tiến nhằm tháo dỡ rào cản mà pháp luật đã từng đặt ra đối với hoạt động ĐTTTRNN trước đây. Khi nhà nước nhìn nó bớt khắt khe hơn và cố gắng tạo điều kiện để khuyến khích hoạt động này. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể chủ động và độc lập chịu trách nhiệm đối với quyết định và hành vi của mình, không trực tiếp can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh trong nội bộ của các nhà đầu tư về thủ tục.

NĐ 78 năm 2006 cũng đã có những quy định cụ thể hơn về việc phân định thẩm quyền chấp thuận đối với các dự án đầu tư. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ không chỉ dừng lại ở những dự án của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc có vốn đầu tư của DN nhà nước có giá trị từ 1.000.000 đô la Mỹ trở lên mà Thủ tướng Chính phủ còn có thẩm quyền chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng VN trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng VN trở lên. Và các dự án đầu tư ngoài dự án trên mà có sử dụng vốn nhà nước từ 300 tỷ đồng VN trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng VN trở lên.

Thủ tục ĐTRNN theo quy định mới được giao về 1 mối xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư đó là Bộ KH - ĐT nhằm đơn giản hoá thủ tục

hành chính và giảm thiểu tối đa sự can thiệp bằng cách lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như trước kia.

Việc quy định đơn vị đồng tiền là đồng Việt Nam thay thế cho đô la Mỹ theo quy định cũ cũng có phần hợp lý hơn khi đồng đôla trong thời điểm hiện nay là hết sức bất ổn do tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi [10].

Ngoài ra, NĐ 78 năm 2006 còn quy định về quy trình điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Khi nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư liên quan đến mục tiêu đầu tư, quy mô dự án đầu tư, vốn đầu tư, chủ đầu tư, nước tiếp nhận dự án đầu tư, thời hạn thực hiện dự án đầu tư mà có nhu cầu điều chỉnh. Theo đó, các quy định này so với quy định cũ tại Thông tư 05/2001/TT - BKH ngày 30/08/2001 đầy đủ hơn, đặt ra các yêu cầu chặt chẽ hơn, thể hiện rõ tính bắt buộc “phải đề nghị với Bộ KH - ĐT” khi có sự thay đổi mà không phải là “có thể đề nghị” như trước đây.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì việc triển khai dự án đầu tư là bước tất yếu tiếp theo của tất cả các nhà đầu tư. Pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về thủ tục tiến hành các hoạt động này.

Đầu tiên nhà đầu tư phải tiến hành thông báo thực hiện dự án đầu tư bằng văn bản gửi đến các Bộ, ngành có liên quan. Kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư quá thời hạn 12 tháng mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc qua thời hạn 6 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai thì nhà đầu tư phải có văn bản nêu rõ lý do và đề nghị kéo dài thời hạn triển khai dự án đầu tư hoặc đề nghị chấm dứt dự án đầu tư gửi Bộ KH - ĐT. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, trên thực tế thời gian để hoàn thành thủ tục đầu tư tại CHLB Nga thường mất khoảng 3 năm [16]. Như vậy, quy định về việc khống chế thời gian triển khai là 12 tháng với 2 lần gia hạn (mỗi lần 6 tháng) với các dự án ĐTRNN như thế này sẽ làm khó cho các doanh nghiệp khi bỏ vốn đầu tư vào thị trường LB Nga. Nên dễ thấy là quy định này vẫn đang có phần bất cập.

Hàng năm, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp

luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có văn bản báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi đến các cơ quan, bộ, ngành liên quan.

Một trong những trở ngại gián tiếp cản trở con đường ĐTRNN của các doanh nghiệp trong các quy định trước kia là việc chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Theo quy định, lợi nhuận của các dự án đầu tư phải chuyển về nước chậm nhất là 6 tháng khi năm tài chính kết thúc, nhưng lại chưa có quy định rõ ràng lợi nhuận bao gồm cụ thể những gì. Chủ đầu tư Việt Nam muốn chuyển lợi nhuận thành vốn đầu tư tiếp để khỏi phải chuyển tiền đầu tư ra cũng không phải là chuyện đơn giản.

Việc chuyển tiền ra nước ngoài đã từng làm đau đầu không ít doanh

Một phần của tài liệu 247417 (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w