II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỮ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY VẠN TƯỜNG QUÂN
3. Quản lý hàng tồn kho:
3.1. Phân loại tồn kho:
Tồn kho nguyên vật liệu:
-Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm các chủng loại hàng mà Công ty mua để sữ dung trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Tồn kho sản phẩm dỡ dang:
-Tất cả các dự án xây dựng đang ở trong giai đoạn thực hiện, thi công là sản phẩm dỡ dang.
3.2. Dự trữ nguyên vật liệu:
Định mức dự trữ nguyên vật liệu bao gồm:
Dự trữ thường xuyên bảo đảm cho sản xuất được liên tục giữa hai kỳ cung cấp:
-Trong đó, V _ lượng tiêu dùng bình quân của loại vật liệu đang xét trong một ngày đêm (tính thành tiền).
T _ số ngày giữa hai kỳ cung cấp, được xác định theo kinh nghiệm hoặc công thức sau: T=
∑∑ ∑
Ai TiAi
-Trong đó, Ti _ thời gian giữa hai lần cung cấp vật liệu i;
Ai _ giá trị của nguyên vật liệu được cung cấp lần i.
-Trong thực tế, việc cung cấp các loại vật liệu có chủng
loại khác nhau không được tiến hành đồng thời cùng một lúc. Do đó, dự trử của mổi loại vật liệu nào đó có thể là cực đại ( ở ngày vừa chở đến ) và có thể là cực tiểu ( ở ngày cuối cùng của chu kỳ cung cấp ). Trong trường hợp các loại vật liệu phải dự trử khá lớn, tình hình trên có thể giúp ta giảm nhu cầu dự trữ,và các phương tiện tiền bạc con chưa dùng để mua một loịa vật liệu dự trữ này có thể tạm dùng để mua một loại vật liệu dự trữ khác. Vì vậy dự trữ thường xuyên có thể lấy bằng 50% dự trữ thường xuyên tối đa theo cách tính trên.
Dự trữ cho số ngày nhập kho, xuất kho; Dk = T*V
Trong đó, T là số ngày dự trữ bảo hiểm do cung cấp chậm so với kế hoạch xác định theo thống kê kinh nghiệm.
Định mức dự trữ vật kiệu phụ đựoc xác định dựa trên kinh nghiệm và được tính theo phần trăm giá trị công tác xây lắp đã thực hiện.
Kế hoạch cung cấp và dự trữ vật tư
Kế hoạch này phải đảm bảo cho sản xuất liên tục nhưng không gây nên ứ đọng vốn dự trữ quá lớn. Ở đây phải căn cứ biểu đồ về nhu cầu vật tư khi thiết kế tổ chức thi công để xác định nhu cầu dự trữ và kho bãi.
Phỉa quy định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị khối lượng hoàn thành. Nhưng định mức tiêu hao không phải là những con số cố định mà củng phải luôn luôn đựoc cải tiến. Càng tốn ít nguyên vật liệu cho một khối lượng thi công nhất định thì càng cần ít vốn lưu động.
I.3.Cung ưng nguyên vật liệu:
Bản kê các yêu cầu cung ứng:
-Từng ban quản lý dự án đưa ra các bản kê yêu cầu và đòi hỏi phàng chức năng của Công ty thu nhận các hồ sơ ứng thầu về thiết bị, nguyên vật liệu,công việc và các dịch vụ khác như được mô tả trong bản kê yêu cầu và trong các bản vẽ, thuyết minh chi tiết kỹ thuật đính kèm.
Sơ tuyển và chuẩn bị danh sách ứng thầu:
- Phòng cung ứng chịu trách nhiệm mua sắm xây dựng và lưu giữ danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà cung cấp thiết bị và các nhà thầu phụ khác.Việc sơ tuyển này phù hợp đói với những hợp đồng có giá trị lớn.
-Xây dựng các yêu cầu báo giá có thể có nhiều hình thức phù hợp với các yêu cầu riêng, chúng có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các nội dung sau:
- Các chi tiết kỹ thuật - Các bản ve.î
- Phạm vi của công việc. - Tờ khai vật tư.
- Tài liệu thương mại.
- Thông báo cho người báo giá. - Mẫu đơn đề nghị báo giá. - Mẫu hợp đồng.
- Các điều khoản và các điều kiện. - Các chỉ dẩn vận chuyển.
- Lịch tiến độ.
- Các yêu cầu bảo hiểm.
- Mẫu thanh toán và các giao kèo thực hiện.
Quyết định về mua sắm:
- Công ty nên phân cấp quyết định mua sắm cho các cấp quản lý khác nhau tùy thuộc vào các giá trị của hợp đồng mua sắm.
Kiểm tra đôn đốc:
-Thực hiện các cuộc viếng thăm thường xuyên chứ không phải đột xuất đến các cơ sở của nhà cung cấp, thầu phụ.Đốc thúc sát sao bằng điện thoại để kiểm tra tiến độ cung ứng, thực hiện hợp đồng.Kiểm tra tình hình giao hàng.
3.4. Xác định khối lượng công việc dỡ dang:
- Dựa vào thống kê kinh nghiệm qua các năm để xác định % giá trị công việc xây dựng dỡ dang so với toàn bộ khối lượng công việc xây dựng đã hoàn thành và bàn giao trong năm.
- Dựa vào kinh nghiệm xây dựng từng chủng loại công trình. Dựa vào tiến độ xây dựng có thể xác định được nhu cầu về vốn lưu động nằm trong xây dựng dỡ dang cho tuèng loại công trình xây dựng theo từng giai đoạn xây dựng kết hợp với tiến độ thanh toán bàn giao trung gian.
Kế hoạch giảm thời gian ứ đọng vốn ở các công việc dỡ dang tại công trình:
-Muốn thế phải rút ngắn thời gian xây dựng nhờ các biện pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng hợp lý thông qua việc nâng cao chất lượng của thiết kế tổ chức xây dựng.
Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau
- -Muốn cho vốn lưu động trong khâu sản xuất luân chuyển nhanh thì điều uyết định là phải thi công nhanh, gọn, dứt điểm.Tập trung lực lượng thi công, áp dung phương pháp thi công tiên tiến, sử dung rộng rãi công cụ cải tiến, nâng cao mức độ cơ giới hóa đều có tác dung rút ngắn thời gian làm việc của mổi giai đoạn thi công. Đồng thời tỏ chức thi công hợp lý, giữ vững tiến độ và sự cân đối nhịp nhàng trong sản xuất có thể góp phần giảm bait thời gian gián đoạn giữa các bước thi công.
-Tổ chức tốt hơn quá trình lao động củng rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Ở đây,Công ty cần có biện pháp tích cực để khai thác khả năng tiềm tàng trong các đơn vị thành viên bằng cách nghiên cứu áp dung quy trình thi công đúng đắn nhằm giảm thời gian chờ đợi giữa các quá trình thi công. Tăng cường kỷ luật lao động, tìm mọi cách để loại bỏ việc phải ngừng thi công bộ phận.
- Tổ chức tốt công tác báo cáo định kỳ.Từng dự án phải thực hiện nghiêm túc công tác này. Thủ tục báo cáo được xây dựng như sau:
Báo cáo tình hình hàng tháng: Vào cuối tháng, người quản lý
từng dự án phải nộp báo cáo tình hình hàng tháng bao gồm các nội dung:
+ Tường thuật ngắn gọn toàn bộ các hoạt động về quản lý xây dựng trong tháng.
+ Báo cáo tóm tắt và đánh giá tình hình cung ứng vật tư, hoạt động của phụ thầu.
+ Lập biểu đồ tiến độ chỉ rõ sự tiến triển thực tế và tích lũy của việc cung ứng vật tư.
+ Tóm tắt về tình hình chi phí hiện tại.
Báo cáo tình dự án hàng tuần: Bao gồm các nội dung sau:
+ Tiến độ bị chậm trễ của công việc trong tuần.
+ Mô tả các điều kiện thời tiết và ảnh hưỡng của thời tiết. + Tình hình tiến độ
+ Các vấn đề phát sinh trong thi công. + Tóm tắt về tình hình nhân lực
PHẦN I