I. Kế hoạch nhân lực năm 2007
1.2.1 Nguồn cung từ trong nhà máy
Để dự báo được nguồn cung từ nội bộ nhà máy cho kỳ kế hoạch , thì tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, nhà máy phải đánh giá được số nhân lực hiện có ở thời điểm đó cả về số lượng lẫn chất lượng. Thực tế công tác dự báo nhân lực cho kỳ kế hoạch từ nguồn nhân lực hiện có đã làm được khá tốt về mặt số lượng (thể hiện qua sự quản lý chặt chẽ số lao động). Tuy nhiên, về mặt chất lượng lao động chưa khoa học, chưa được quan tâm đúng mức. Việc đánh giá thực hiện công việc chỉ mới mang tính hình thức, nhà máy chưa đi sâu đánh giá một cách chính xác và có hiệu quả.
- Với công nhân sản xuất chỉ đánh giá theo chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, phân loại chất lượng sản phẩm theo kế hoạch giao khoán.
- Với lao động quản lý chỉ dựa vào bảng chấm công ngày làm việc mà không quan tâm tới khối lượng, chất lượng hoàn thành công việc.
Mọi sự đánh giá trên chỉ nhằm để tính lương cho người lao động mà chưa đánh giá đúng chất lượng người lao động, phẩm chất, thái độ, trách nhiệm khi làm việc, tinh thần hoà đồng, đoàn kết với tập thể... Nhà máy luôn xác định lượng lao động hiện có là nhân lực chính và chủ yếu trong tương lai, vì vậy, Nhà máy cần nhận thấy tầm quan trọng của đánh giá đúng, chính xác chất lượng nhân lực này để đổi mới công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong nhà máy. Nhà máy cần phải hiểu được rằng: mục đích của đánh giá là phải xác định được lực lượng lao động hiện tại đã thực hiện được công việc hiện tại đến mức độ nào, còn những khiếm khuyết gì, hay năng lực phát huy chưa hết, từ đó xem xét số lượng và chất lượng của công nhân tham gia thực
hiện công việc đã hợp lý chưa, nếu chưa thì trong tương lai cần phải điều chỉnh như thế nào cho hợp lý.
Trên cơ sở phân tích công việc đúng đắn, nhà quản lý phải đánh giá đúng, công bằng tình hình thực hiện công việc nhằm khuyến khích người lao động và kế hoạch hoá nhân lực sẽ tốt hơn. Đánh giá thực hiện công việc chính là so sánh tình hình thực hiện công việc với yêu cầu đề ra.
Đánh giá thực hiện công việc qua các chỉ tiêu sau: * Đối với người lao động trực tiếp
- Sản lượng sản phẩm hoàn thành bằng chỉ tiêu - Thời gian hoàn thành so với chỉ tiêu
- Chất lượng sản phẩm hoàn thành
(Nhà lập kế hoạch cần tìn ra các nguyên nhân vượt kế hoạch, hay không hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm để tìm cách khắc phục)
- Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng việc thực hiện, kiểm tra sản phẩm do: công nhân kiểm tra, phân xưởng kiểm tra, tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra, sau đó phân loại thành:
Sản phẩm loại1: chất lượng cao, đạt 100% yêu cầu
Sản ohẩm loại 2: chất lượng tương đối cao, gần đạt yêu cầu Sản phẩm loại 3: phế phẩm, không đạt yêu cầu.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm qua chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, dùng thước đo hiện vật.
Người cán bộ phải tìm ra nguyên nhân gây nên sản phẩm sai hỏng trong sản xuất, có thể là: không tôn trọng quy tắc, quy phạm kỹ thuật, kỷ luật lao động, nguyên vật liệu kém chất lượng không đạt yêu cầu, trình độ bậc thợ không đủ theo yêu cầu...
- Đánh giá chất lượng sản phẩm qua chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm chất lượng cao, dùng thước đo hiện vật
Người cán bộ phải tìm nguyên nhân có được sản phẩm chất lượng cao để khi kế hoạch phát huy yếu tố đó.
- Ý thức chấp hành kỷ luật được đánh giá:
+ Về mặt lao động, công nhân có chấp hành một cách tự nguyện, tự giác chế độ ngày làm việc, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc ca làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc có sử dụng mục đích chính để sản xuất sản phẩm không ?
+ Về mặt công nghệ, công nhân có tuân thủ các quy trình công nghệ, quy trình vận hành máy móc không ?
+ Về mặt sản xuất, công nhân có thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao, có ý thức bảo vệ, giữ gìn máy móc, tuân thủ chế độ bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn sản xuất và đảm bảo vệ sinh sản xuất không?
- Tinh thần đoàn kết của người lao động được đánh giá thông qua tinh thần hiệp tác giúp đỡ lẫn nhau, thái độ hoà đồng cùng mọi người.
* Đối với lao động phụ và gián tiếp
- Kết quả thực hiện công việc so với chương trình công tác hàng tháng, chấm điểm công nhật trong tháng và có ý thức làm việc. Từ đó ta có thể phân loại dựa vào phương pháp cho điểm bảng 13:
Loại A: 3 điểm: Hoàn thành tốt công việc được giao, đủ điểm công nhật, ý thức làm việc tốt.
Loại B: 2 điểm: Nếu vi phạm 1 trong các chỉ tiêu sau: - Không hoàn thành tốt công việc được giao trong tháng - Không đủ điểm công nhật yêu cầu
- Tinh thần đoàn kết của người lao động được biểu hiện thông qua tinh thần thái độ làm việc hoà đồng của mọi người, sẵn sàng hiệp tác giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng tập thể vững mạnh.
- Kết quả công việc chung của cả tổ, nhóm mà người làm việc trong đó. Để đánh giá chính xác kết quả của cá nhân người lao động, nhà lập kế hoạch cần phải xem xét tới kết quả công việc chung của cả tổ, nhóm mà người lao động đang làm việc trong đó. Bởi vì, nếu một cá nhân để thực hiện tốt một công việc của mình mà gây ảnh hưởng cho việc thực hiện công việc của người khác thì liệu kết quả công việc của cá nhân đó có được đánh giá tốt hay không ?