I. Kế hoạch nhân lực năm 2007
1.1.4. Xác định cầu nhân lực trong kỳ kế hoạch
Căn cứ vào báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của các năm trước và kế hoạch sản xuất của kỳ kế hoạch; phòng tổ chức – hành chính cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên trong phòng sẽ xác định cầu nhân lực trong kỳ tới.
Bảng 14. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Sản lượng xi măng sản xuất Tấn 70.188
2 Doanh thu Tỷ đồng 41,510
3 Chi phí Tỷ đồng 21,391
4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 20,119
5 Lợi nhuận còn lại Tỷ đồng 18,119
6 Thu nhập bình quân/người LĐ Đồng 2.100.000 * Lao động quản lý:
- Ban lãnh đạo: đây là số lao động mà người ta thường dùng tiêu chuẩn số lượng, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn quản lý lượng cán bộ theo từng chức năng và theo hệ thống quản lý. Ban lãnh đạo nhà máy do HĐQT công ty đề cử bao gồm: Một giám đốc và 1 phó giám đốc.
- Lao động quản lý là lao động trí óc mà khối lượng công việc của họ khó có thể tiêu chuẩn hoá được, nên sử dụng thời gian định biên lao động để tổ chức quản lý. Căn cứ để xây dựng định biên lao động cho các phòng ban:
+ Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: Do nhà máy quy định. + Thời gian hoàn thành công việc
Tuy nhiên ở đây phải tính được tổng số giờ lao động yêu cầu các nội dung công việc của các chức danh quản lý do sự phân tích công việc ở trên với từng chức danh quản lý, như: cán bộ phòng phát triển tổ chức hành chính, cán bộ phòng tài chính kế toán, cán bộ phòng kỹ thuật, cán bộ phòng vật tư kỹ thuật. Từ đó, người cán bộ sẽ tính được cán bộ ở từng phòng và tổng số lao động quản lý cần thiết cho nhu cầu năm kế hoạch.
Nhà máy dự kiến trong năm 2007 sẽ tinh giảm biên chế xuống còn 20 người. Với chức năng quyền hạn phòng TC – HC thì lao động định biện cho phòng sẽ giảm xuống còn 20 người bao gồm: một trưởng phòng, 3 nhân viên tạp vụ, 4 nhân viên đời sống, 6 bảo vệ và 3 vệ sinh môi trường.
Nhưng thực tế sau khi phân tích công việc cho từng phòng thì nhu cầu thực sự chỉ cần 18 người bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 3 nhân viên tạp vụ, 4 nhân viên đời sống, 6 bảo vệ và 3 vệ sinh môi trường. Tuy nhiên phòng TC – HC nên bổ nhiệm thêm một phó phòng, phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dặc biệt là cho trưởng phòng và phó phòng. Do đó ta có bảng tổng hợp về nhu cầu lao động trong quản lý của phong TC – HC như sau:
Bảng 15. Nhu cầu nhân lực phòng TC-HC trong năm 2007 STT Chức danh Số lao động Trình độ chuyên môn Đ.học C.Đẳng T.Học CNKT LĐ PT 1 Trưởng phòng 1 1 2 Phó phòng 1 1 3 NV tạp vụ 3 2 1 4 Đời sống 4 1 1 2
5 Bảo vệ 6 1 5
6 Vệ sinh môi trường 3 3
Tổng LĐ 16 2 0 4 2 10
Do đó ta có bảng tổng hợp nhu cầu về lao động theo các phòng ban: Bảng 16 STT Chức danh Số lao động Trình độ chuyên môn Đ.học C.Đẳng T.Học CNKT LĐ PT 1 Ban giám đốc 2 2 2 P. tổ chức- H.Chính 18 2 4 2 10 3 P.C.Nghệ_Cơ điện 22 5 5 3 9 4 P. Kế toán 7 2 4 5 PX thành phẩm 68 2 1 3 47 15 6 PX sản xuất 86 1 1 8 68 8 Tổng LĐ 203 14 7 19 126 33
* Đối với công nhân sản xuất:
Công tác định mức để tính ra số công nhân sản xuất đã hợp lý và có tính khoa học.
* Đối với công nhân lái xe : Với loại xe vận tải, người ta định mức: 1,5 người có thể phục vụ cho 1 đơn vị ôtô. Số ca làm việc là 1 ca/1ngày.
* Đối với công nhân kỹ thuật sửa chữa cơ khí và điện : Từ công tác định mức công nhân sửa chữa cơ khí để tính ra số công nhân kỹ thuật sửa chữa
* Số công nhân phục vụ và bảo vệ:
- Với loại làm việc theo chế độ ca, Nhà máy căn cứ vào nội dung công việc để xác định chế độ ca làm việc. Sau khi xác định chế độ ca làm việc, người cán bộ định biên các chức danh phục vụ.
- Với loại làm việc theo giờ hành chính hoặc theo khối lượng công việc như: văn thư, tạp vụ, cấp dưỡng bếp cơ quan, điện nước sinh hoạt, thủ kho hành chính... thì căn cứ vào nội dung công việc, khối lượng từng nội dung công việc trong năm, thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc được giao.