Những thành tựu đạt được:

Một phần của tài liệu tc479 (Trang 44 - 49)

II. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở CNcông ty XNKvà đầu tư thủ công mỹ nghệ hn:

3.1. Những thành tựu đạt được:

2.1.1. Về công tác nghiệp vụ đối với hoạt động nhập khẩu:

Tuy bị cạnh tranh bởi nghiều DN (và các công ty thành viên của tổng công ty, các công ty phụ thuộc vào các nghành, cán bộ chuyên doanh xuất nhập khẩu mặt hàng đó). Song chi nhánh công ty vẫn luôn thu hút được khách hàng, hoạt động nhập khẩu uỷ thác được đẩy mạnh thể hiện qua nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Có được thành công này sở dĩ là do nhập khẩu hàng hoá là thế mạnh của cn công ty, hơn nữa công ty phục vụ ở mức giá phải chăng. Thông thường phía uỷ thác nhập khẩu công ty đưa ra là 0,5% đến 0,7% trị giá của hợp đồng trong khi phía uỷ thác của công ty khác thường là từ 1 đến 2%.Điều này hoàn toàn có lợi cho chủ doanh nghiệp và công ty.Ngoài công tác giao nhận hàng công ty luôn đảm bảo giao hàng nhanh, đúng thời hạn cho bạn hàng, đúng tiến độ hoạt động kinh doanh sản xuất của các DN, các CT.

Công tác kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cũng như các mặt hàng khác không vi phạm pháp luật, những quyết định của nhà nước và bộ Thương mại về ngoại thương.

2.1.2 Về hiệu quả:

Với định hướng phát triển KTXH của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, nhà nước ta có nhiều chính sách ưu tiên cho nhập khẩu hàng hoá để tranh thủ tới mức cao với hàng hoá trong nước nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho chủ thể nhập khẩu. Từ khi được phép tách ra kinh doanh xuất nhập khẩu đến nay, CN công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng từ việc nhập khẩu hàng hoá.

Trước nhu cầu CNH - HĐH đất nước, trước sự phát triển như vũ bão của cuốc cách mạng khoa học và công nghệ mới, sự cạnh tranh gay gắt của nền KT, căn cứ vào tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu trong mấy năm qua cho ta thấy bằng sự nỗ lực của mình công ty từ chỗ phụ thuộc vào nước Nga và các nước Đông nam á, châu âu, đến nay quá trình phát triển thâm nhập thị trường mới, công ty đã có quan hệ buôn bán với nhiều bạn hàng, thương nhân, như Nhật Bản, CHLB Đức... Thông qua nghiên cứu thị trường đối với nhóm hàng, ARTEX đã tìm cho mình một số thị trường cung cấp hàng hoá chủ yếu.

+ ở thị trường trung Quốc: về gỗ,hàng dân dụng khác... + ở thị trướng Hàn Quốc: thép lá cán nguội. xe vận tải... +ở thị trường CHLBĐức: TBCN thực phẩm....

2.2. Đánh giá điều kiện thuân lợi trong hoạt động nhập khẩu của CN công ty ARTEX:

2.2.1 Những thuận lợi:

Trước hết phải kể đến việc tận dụng mỗi quan hệ kinh nghiệm và uy tín đã được thiết lập từ trước đến nay của tổng công ty trong quá trình hoạt động, phát triển trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đầu tư thủ công mỹ nghệ HN. Nhờ đó công ty đã lấy được lòng tin, uy tín của nhà nước. Điều này là kết quả tất yếu của những năm nỗ lực cố gắng vươn lên trong nỗ lực của mình. Chính nhờ có được uy tín này mà công ty luôn nhận được sự ưu đãi ký kết được những hợp đồng lớn trong hợp động kinh doanh cũng như trong hợp đồng uỷ thác. Một số bạn hàng nước ngoài (ví dụ Nhất Bản, Hàn Quốc,TQ va các nước ở châu âu...) còn chấp nhận ký kết hợp đồng đưa hàng hoá nhập khẩu

Và Việt Nam theo phương thức trả chậm sau khi bán hàng, thậm chí còn tìm giúp bạn hàng trong nước. Đây là một thế mạnh mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có được. Uy tín và hình ảnh của CN công ty chính là sức mạnh vô hình trên thương trường. Nó đã tạo điều kiện cho CN công ty kinh doanh như bán

hàng tốt hơn, tạo hình ảnh quen thuộc củaCN công ty đối với khách hàng khiến quan hệ làm ăn buôn bán có nhiều thuận lợi như giành được một số bạn hàng, khách hàng và thị phần nhất định đảm bảo cho kinh doanh được thuận tiện dễ dàng. Chính vì vậy,CN công ty cần tập trung khai thác triệt để hơn, khuyếch trương và mở rộng uy tín của mình bằng mọi cách.

Thực hiện kinh doanh trên cơ sở sử dụng thế mạnh truyền thống nhận thức được nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và hàng hoá cho sản xuất trong nước ngày càng lớn, các dịch vụ trước và sau khi nhập khẩu. Với thế mạnh có kinh nghiệm, kiến thức về hàng hoá,ưu nhược diểm của từng mặt hàng trên thế giới.Cùng với sự nhanh nhạy của đội ngũ nhân viên, và sự am hiểu về nhập khẩu, công ty củng cố mở rộng thị trường, duy trì hoạt động nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác, thực hiện nhập khẩu là chính, duy trì hoạt động nhập khẩu uỷ thác cho các chủ đầu tư.

Về tổ chức và con người: Đội ngũ cán bộ của CN được đánh giá là một trong những đội ngũ cán bộ cực kỳ năng động và linh hoạt nhất của bộ Thương Mại. được đào tạo tốt về kỹ thuật và kinh nghiệm. Hơn nữa qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá nên toàn bộ các cán bộ có trình độ am hiểu về nghiệp vụ vững chắc, có mối quan hệ tốt ngoài xã hội, kinh nghiệm dạn dày đã tạo ra sự chính chắn, bảo đảm được mức độ an toàn hiệu quả trong hoạt động.

CN Công ty là thành viên tiêu biểu của tổng Công ty ARTEX trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phục vụ những nhiệm vụ lớn, chủ yếu của tổng công ty, đây cũng là một lợi thế lớn của cn công ty. Bên cạnh đó quá trình kinh doanh cũng có sự giúp đỡ đièu hành của Bộ Thương mại có sự phối hợp, kết hợp và điều tiết kịp thời.

Ngoài ra, Công ty còn có quan hệ mật thiết với các ngân hàng lớn như ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Thương Mại.... Điều đó tạo ra thế vững chắc cho công ty trên thương trường, giúp công ty ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu.

2.2.2.Những khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.CN công ty cũng gặp nhiều vướng mắc làm cản trở, tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của CNcông ty. Do chủ quan dựa vào uy tín nên chưa chú trọng đến hoạt động Marketing, đi sâu sát thị trường. Hoạt động nhập khẩu phần lớn xuất phát từ những đơn chào hàng của các công ty nước ngoài và kết hợp với nhu cầu đặt hàng trong nước. Thực tế cho thấy hoạt động Marketing chỉ hướng mạnh vào thị trường trong nước. ARTEX chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết hoặc do khách hàng tự tìm đến với công ty.

Chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh. Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên có ý thức chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng song chưa thực sự làm được nhiều.

Trong công tác nhập khẩu CN cần nghiên cứu rút ra kinh nghiêm nhất kà tính pháp lý của hợp đồng ngoại. Một số hợp đồng của CN công ty còn nhiều điieù khoản chưa chặt chẽ như không quan tâm đến điều kiện vận cuyển, phương thức thanh toán (CIF, FOB), hình thức thanh toán, đồng tiền định giá đã dẫn đến trường hợp hàng về mà chủ hàng không nhận, không đóng thuế xuất nhập khẩu, gây ách tắc cho một số hàng hoá của công ty. CN công ty không bám sát giải quyết kịp thời công tác giám định,đòi bồi thường tổn thất, khách hàng không kịp thời thanh toán chi phí uỷ thác, để quá hạn đóng thuế nhập khẩu khién phải chịu phạt, buộc chi nhánh công ty phải đóng thay cho khách hàng và phát sinh nhiều sự việc phức tạp khác. Đồng thời việc áp dụng thuế VAT cũng đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của CN công ty.

Hình thức nhập khẩu của công ty còn hạn chế, chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Còn các hình thức nhập khẩu khác chưa được phát huy. Do đó nghiệp vụ kinh doanh chưa được củng cố và đa dạng hoá.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang bước nhanh theo cơ chế thị trường,chính phủ cho phép nhiều doanh nghiệp cùng được hoạt động xuất nhập khẩu khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty bị cạnh tranh gay gắt và gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa sức mua ở trong nước giảm do nhiều mặt hàng tự sản xuất được,hoặc là các công ty cũng tự nhập khẩu được. Cơ cấu hàng chuyển dần sang thị trường các nước tư bản và công nghiệp phát triển là nơi công ty trước đây ít quen biết.

Ngoài ra hoạt động nhập khẩu của CN công ty gặp phải những khó khăn về phía Nhà nước về quan điểm, phương hướng và chính sách như: chính sách thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và kiểm soát ngoại tệ.

Mặc dù có nhiều cố gắng cải tiến những chính sách về thuế nhập khẩu song do mặt hàng có nhiều đặc điểm mới mẻ ở trình độ cao, chủng loại hàng hoá quá nhiều với những mẫu mã khác nhau gây khó khăn cho việc áp dụng tính thuế, dẫn đến việc thực hiện tính thuế thiếu chính xác làm đội giá thành, giảm hiệu quả kinh doanh.

Trong hoạt động của mình,CN công ty thường gặp phải những trở ngại do sự phối hợp không dồng bộ, thiếu nhất quán của các bộ phận ngành hải quan từ khâu mở tờ khai, kiểm hoá, giám định nhạn hàng và đôi khi là những yêu nhiễu từ cán bộ hải quan trực tiếp giải quyết, gây thiệt hại không nhỏ và cản trở sự phát triển của CN công ty trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

III.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá

CN là một doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Nên việc nâng cao hiệu quả công tác hợp đồng nhập khẩu là mỗi quan tâm hàng đầu của CN công ty. Nhất là mỗi quan hệ ngoài nước và trong nước. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, công ty phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan lẫn khánh quan. Trong dó công ty cần có những biện

pháp để hoàn thiện hơn nữa về quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh

Sau đây là một số cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiẹn hợp đồng nhập khâủ

3.1. Xác định thị trường thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Công tác nghiên cứu thị trường không thuộc quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình này. Nghiên cứu thị trường quốc tế là một việc rất quan trọng giúp cho CN công ty có các thông tin cần thiết để lựa chọn đối tác cung cấp khi nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu thị trường của CN công ty còn mang tính rất thụ động và chưa được chú trọng đúng mức, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tac nghiên cứu thị trường bằng cách bên cạnh những thị trường do các nhà cung cấp truyền thống mang lại,CN công ty cần tổ chức hoạt động nghiên cứu thị truờng một cách có hệ thống. Bộ phận nghiên cứu không chỉ tiến hành nghiên cứu, kiểm tra các thông tin thực sự về khả năng tài chính,, kinh nghiệm quản lý, uy tín....Của các nhà cung cấp truyền thống mà còn nghiên cứ thị trường tiềm năng mới. Đồng thời cũng phải tiến hành nghiên cứu vẫn đề kinh tế, chính trị, xã hội môi trường luật pháp của các nước xuất khẩu, xúc tiến nghiên cứu cụ thể các chế độ chính sách, phong tục tập quán có liên quan đến hoạt động xuất khẩu của nươc này. Trên cơ sỏ mở rộng thị trường nhập khẩu, mở rộng quan hệ với bạn hàng, với các nhà cung cấp có tiềm năng và tìm ra được những điểm thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng này.

Một phần của tài liệu tc479 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w