Phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG (Trang 52)

Là phương pháp chuyển giao và tiếp nhận một khối lượng kiến thức lớn có hệ thống bằng ngôn ngữ nói của Giáo viên trong suốt tiết học. Là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của Giáo viên để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp này cũng đã được Giáo viên trường PTDTNT - THPT tình Trà Vinh sử dụng với mức độ thường xuyên là 33,3%. Mỗi phương pháp phương pháp đều có những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Vì thế, giáo viên cần phối hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp khác để phát huy sức mạnh tổng hợp. Đây cũng là kinh nghiệm của Thầy Trần Sơn Pholla - Bí thư Đoàn trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh, Giáo viên dạy Lý của trường khi Thầy cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng: “Trong một tiết dạy như vậy chúng ta nên kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như thuyết trình, đặt câu

hỏi…không nên chỉ sử dụng một phương pháp. Tuy nhiên, cũng phải tùy từng môn học để áp dụng cho phù hợp”.

Bảng 3.5. Mức độ sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không thường xuyên 12 44.4

2 Bình thường 6 22.2

3 Thường xuyên 9 33.3

Đối với phương pháp này, kết quả khảo sát cho ta thấy có 33,3% thường xuyên sử dụng; 22,2% thỉnh thoảng và tới 44,4% không thường xuyên. Như vậy, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến trong trường mặc dù đây là phương pháp dạy học mới. Kết hợp phỏng vấn sâu Thầy Sơn Sa về vấn đề này, Thầy cho biết: “Tôi vẫn thường dùng theo phương pháp truyền thống (dùng phấn ghi bảng) vì dùng máy chiếu khi gặp tình huống bất ngờ khó xử lý, còn dùng phấn thì xử lý nhanh hơn và dễ hơn, hơn nữa diễn giải bằng phấn có chất lượng và học sinh dễ hiểu hơn”.

3.3. Thực hành thực tế:

Nhóm thực hành: Nhóm phương pháp này bao gồm phương pháp luyện tập, ôn tập. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau để hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo.

Nhóm thực tế: Là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học để hình thành, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở học sinh. Phương tiện trực quan bao gồm phương tiện vật chất, phương tiện thực hành và phương tiện trí tuệ. Đây là phương pháp huy động các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và việc ghi nhớ nên bền vững hơn.

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không thường xuyên 10 34.5

2 Bình thường 9 31.0

3 Thường xuyên 10 34.5

Phương pháp thực hành thực tế theo kết quả khảo sát chúng tôi thu được cho thấy việc sử dụng phương pháp này cũng không phổ biến: 34,5% thường xuyên sử dụng; 31,0% thỉnh thoảng và 34,5% không thường xuyên.

3.4. Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình:

Đây là phương pháp mà Giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi, trò lần lượt trả lời, có thể trao đổi qua lại, tranh luận với nhau và cả với Giáo viên qua đó lĩnh hội được nội dung bài học. Linh hồn của phương pháp này là hệ thống câu hỏi và chất lượng. Câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, không mơ hồ hoặc chung chung, cần nêu bật vấn đề giải quyết, gợi cho học sinh suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề, thúc đẩy học sinh tìm tòi, phát hiện.

Bảng 3.7. Mức độ sử dụng phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không thường xuyên 7 24.1

2 Bình thường 4 13.8

3 Thường xuyên 18 62.1

Kiểm tra kết quả kháo sát kết hợp với phỏng vấn sâu một số Giáo viên trong trường về việc sử dụng phương pháp đặt câu hỏi trong quá trình giảng dạy của mình cho ta kết quả: 24,1% cho rằng Giáo viên trong trường không thường xuyên sử dụng; 13,8% thỉnh thoảng và có tới 62,1% cho là Giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học. Kết hợp với phỏng vấn sâu và quan sát qua những giờ dự giờ trên lớp, chúng tôi cũng nhận thấy đa phần Giáo viên sử dụng phương pháp này tuy nhiên có sự kết hợp với các phương pháp khác.

Phương pháp này tương tự với phương pháp thực hành thực tế. Dưới sự hướng dẫn của Giáo viên, học sinh được thảo luận và phân chia để thực hành những nội dung mình đã học để củng cố kiến thức của mình.

Bảng 3.8. Mức độ sử dụng phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không thường xuyên 17 65.4

2 Bình thường 2 7.7

3 Thường xuyên 7 26.9

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 26,9% Giáo viên trả lời là được sử dụng thường xuyên trong nhà trường; 7,7% thỉnh thoảng và 65,4% không thường xuyên sử dụng. Ta có thể dễ thấy một lý do mà Giáo viên ít áp dụng phương pháp này là do phương pháp này mất nhiều thời gian trong khi một tiết học của chương trình phổ thông chỉ có 45 phút và như vậy thường thì sẽ không đủ thời gian để có thể thực hiện phương pháp đóng vai. Vì thế, việc sử dụng phương pháp này còn rất hạn chế trong công tác giảng dạy của giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh.

So sánh kết quả khảo sát về mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp của Giáo viên ở bảng 2.4. cho ta thấy: Tỉ lệ giáo viên đánh giá thường xuyên áp dụng

phương pháp “đặt câu hỏi cho học sinh thuyết trình” cao nhất (62,1%), tiếp đó là phương pháp thực hành thực tế (34,5%), phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử (33,3%), đóng vai (26,9%) và cuối cùng là phương pháp đọc chép. Qua đó cho ta thấy, phương pháp đọc chép đã được giảm bớt trong quá trình giảng dạy của Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh và phương pháp đặt câu hỏi được đánh giá là sử dụng thường xuyên và nhất là phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử là phương pháp dạy học mới cũng được sử dụng tương đối tuy chưa phải là phổ biến. Như vậy xu hướng trong tương lai, Giáo viên sẽ áp dụng thường xuyên phương pháp dạy học mới mà giảm bớt phương pháp truyền thống hầu tạo động cơ và đem lại hiệu quả cao cho học sinh.

Tổng hợp các phương pháp để chúng ta dễ so sánh về mức độ sử dụng các phương pháp trong công tác giảng dạy của Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh:

Bảng 3.9. Mức độ thường xuyên sử dụng phương pháp của Giáo viên

Mức độ Không thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Thường xuyên (%) 1 Phương pháp đọc chép 69.0 31.0 2 Phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử 44.4 22.2 33.3 3 Thực hành thực tế 34.5 31.0 34.5 4 Đặt câu hỏi để học sinh

thuyết trình

24.1 13.8 62.1

5 Đóng vai 65.4 7.7 26.9

Như vậy, theo kết quả khảo sát, ta có thể kết luận rằng, phương pháp mà giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh áp dụng thường xuyên vào quá trình dạy học của mình là phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình (62,1%), còn phương pháp giáo viên áp dụng ít nhất là phương pháp đọc chép. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên thì hầu như các giáo viên đều cho rằng tùy từng môn học, tùy từng hoàn cảnh mà áp dụng phương pháp cho phù hợp và trong một môn học thì nên sử dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau hầu tạo nên động cơ cho học sinh trong học tập.

Một giả thiết chúng tôi đưa ra là có sự khác biệt về việc đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng một số phương pháp dạy học giữa các khối lớp. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Bảng 3.10. So sánh việc áp dụng phương pháp dạy học giữa 3 khối 10,11,12

1 Thuyết trình kết hợp giáo án điện tử 10 87 2.0690 11 86 1.6977 12 60 1.2833 10 86 1.6047 12 60 1.2000

3 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 10 87 2.4713 11 86 2.1279 12 60 1.8000 Đọc chép 10 87 2.1839 12 59 2.5763

Kết quả trên cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của việc giáo viên áp dụng các phương pháp trong quá trình dạy học giữa các khối lớp 10, 11 và 12. Với phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử giữa khối 10 và 11 (t = .005< .05), mức độ thường xuyên sử dụng phương pháp này của giáo viên ở khối 10 lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với khối 11 (2.0690 >1.6977); giữa khối 11 và 12 (t = .001< .05), khối 11 lớn hơn khối 12 (1.6977 >1.2833); giữa khối 10 và 12 (t = . 000< .05), khối 10 lớn hơn 12. Như vậy, kết quả kiểm định đã chứng minh cho giả thuyết về sự khác biệt trung bình giữa các khối lớp về việc Giáo viên áp dụng các phương pháp vào quá trình dạy học. So sánh chung giữa 3 khối lớp ta thấy Giáo viên áp dụng phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử cho khối 10 nhiều hơn các khối khác. Nhìn chung về kết quả của các phương pháp: thuyết trình kết hợp giáo án điện tử, thực hành thực tế và phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình đều cho ta thấy Giáo viên áp dụng cho khối 10 nhiều hơn khối 11 và 12, khối 11 lại nhiều hơn khối 12 còn phương pháp đọc chép lại sử dụng nhiều cho khối 12. Từ kết quả này ta có thể nhận thấy, ở khối 12, khối lượng kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và Đại học - Cao đẳng nhiều, bài học dài hơn, vì thế, các Giáo viên luôn muốn truyền tải hết những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ các kỳ thi được tốt hơn cho các em. Hơn nữa, sử dụng phương pháp thuyết trình, đặt câu hỏi… cần nhiều thời gian trong khi lượng kiến thức nhiều mà thời gian trong một

tiết chỉ 45 phút thì không đủ để có thể cung cấp hết được kiến thức cần thiết cho các em.

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 4.1. Đổi mới phương pháp dạy học

4.1.1. Tìm hiểu về phương pháp dạy học mới

TTO - Trong vài năm trở lại đây, vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học” ở tất cả các cấp học đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của những người làm công tác Giáo dục. Và một trong những vấn đề quan tâm nhất hiện nay là việc yêu cầu Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho người học.

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp Giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giảm bớt cách học truyền thống là Thầy đọc - trò chép. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy nhưng người dạy lại đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng phương pháp cho phù hợp với môn học, với đối tượng học và tạo được hứng thú cho người học. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì Giáo viên phải nỗ lực rất nhiều từ việc chuẩn bị, lên giáo án cho đến việc phân bổ thời gian và cách truyền đạt so với dạy học theo phương pháp thụ động như trước đây vẫn thường áp dụng. Có nhiều phương pháp được áp dụng trong quá trình giảng dạy của Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng gây hứng thú, phương pháp nào cũng tạo động cơ học tập cho học sinh. Bản chất phương pháp đó tạo hứng thú thì người dạy cũng phải áp dụng linh hoạt thì mới phát huy hết được bản chất của nó.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến với 30 Giáo viên của trường và tiến hành phỏng vấn sâu một số Giáo viên của các tổ bộ môn của

trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh về việc Giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Kết quả thu được như sau:

3.11. Đánh giá phương pháp tạo hứng thú cho học sinh

STT Phương pháp Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Đọc chép

2 Phát và giảng theo tài liệu 1 3.4 3 Thuyết trình kết hợp giáo án điện tử 10 34.5

4 Thực hành thực tế 7 24.1

5 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 10 34.5

6 Đóng vai 1 3.4

Kết quả khảo sát cho ta thấy có 10 trong số 29 Giáo viên cho rằng phương pháp tạo hứng thú nhất cho học sinh là phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử chiếm tỉ lệ 34,5%; 10 người cho rằng phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình là phương pháp tạo hứng thú nhất cho học sinh; phương pháp thực hành thực tế có 7 người chiếm 24,1% cho là tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập; chỉ có 1 người chiếm 3,4% cho là phương pháp phát và giảng theo tài liệu và 1 người cho là phương pháp đóng vai là phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. Và không có Giáo viên nào cho rằng phương pháp đọc chép là phương pháp tạo hứng thú cho học sinh. Như vậy, hai phương pháp tạo hứng thú nhất cho người học là phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử và phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình. Theo kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã nói ở trên thì Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đã có áp dụng các phương pháp này vào quá trình dạy học. Tuy nhiên, phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử vẫn chưa được áp dụng nhiều, cụ thể mỗi năm chỉ có 2 lần thực hiện phương pháp này. Hạn chế đó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của giáo viên thông qua phỏng vấn sâu với câu hỏi: “Những khó khăn Thầy cô gặp phải trong việc áp dụng phương pháp

dạy học tích cực (phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử)?”. Các Giáo viên cho rằng mỗi phương pháp đều có những khó khăn riêng của nó. Tuy nhiên, đối với phương pháp dạy học mới (phương pháp thuyết trình kết hợp với giáo án điện tử), khó khăn trước tiên là về thời gian, một tiết học chỉ 45 phút mà đã mất 10 đến 15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò học, làm bài tập ở nhà…Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới. Vì thế, việc áp dụng phương pháp mới này rất khó có thể thực hiện trong khi phương pháp mới lại đòi hỏi nhiều thời gian.

Khó khăn nữa là đố với những người lớn tuổi, họ không có cơ hội tiếp cận và hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin nên rất khó khi thiết kế giáo án cũng như khi trình giảng. Nói về điều này thì Thầy Trần Sơn Pholla - Bí thư Đoàn trường cũng cho biết khi được phỏng vấn: “Các Giáo viên lớn tuổi rất khó khăn khi áp dụng phương pháp này, thường thì các Giáo viên trẻ hay sử dụng hơn”. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các giáo viên lớn tuổi hạn chế việc áp dụng phương pháp dạy học mới.

Chúng ta cùng so sánh phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới để tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất tạo nên động cơ học tập cho học sinh:

Dạy học cổ truyền Các mô hình dạy học mới

Quan niệm

Học là quá trình tiếp thu

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w