Đặc điểm học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG (Trang 42)

Trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào dạy tốt , học tốt. Hằng năm tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp đạt từ 96% trở lên , xếp thứ nhì sau trường Trung học Chuyên Trà Vinh.

Hầu như các em ở đây là học sinh người dân tộc Khmer. Các em ở lại nội trú, chỉ một số ít các em có gia đình gần thì ở ngoài cùng gia đình. Mỗi tháng các em được về thăm gia đình một lần vào cuối tháng. Trưa thứ 7 các em về và chủ nhật các em trở lại trường để chuẩn bị cho ngày thứ 2 bắt đầu vào một tuần mới. Các em được ăn ở, sinh hoạt trong môi trường nội trú, nhà nước cung cấp những gì phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của các em.

Thông qua nội dung các em đến xin Tham vấn cũng như qua những cuộc thăm hỏi trực tiếp các em, chúng tôi nhận thấy các em DTNT thiếu thốn nhiều về mặt tình cảm, xa gia đình, thậm chí có em việc nhớ gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc học của bản thân. Ngoài ra, có những em khó hòa nhập với đời sống tập thể, nhiều em

có nhiều vấn đề về Tâm lý, tình cảm, khó khăn mà không tìm được người để chia sẻ, tâm sự. Tuy nhiên, ở nội trú các em có môi trường học rất tốt, có thời gian học bài nhiều hơn, thi đua nhau, giúp đỡ nhau học tập. Nội quy được đưa ra rõ ràng giúp các em có đời sống sinh hoạt ổn định, lành mạnh.

1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về đội ngũ Giáo viên

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Nghề nghiệp gọi là Giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là Giảng viên. Giáo viên là người truyền thụ các kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình bộ môn của bậc học, cấp học. Giáo viên không những chỉ dạy tốt các kiến thức chuên môn mà còn phải chú ý “dạy người” bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức để học sinh phát triển nhân cách toàn diện.

Giáo viên phổ thông là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục lao động sư phạm trong nhà trường phổ thông. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Do vậy, nhiên cứu về phương pháp giảng dạy của Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh, chúng ta cùng tìm hiểu về đội ngũ Giáo viên và thâm niên công tác. Hiện nay, trường có 3 Ban Giám Hiệu và tổng số Giáo viên trong trường là 39 Giáo viên, trong đó có 13 Giáo viên là người dân tộc. Các Giáo viên trong trường hầu như đều đạt ở trình độ chuẩn và tốt nghiệp Đại học, chỉ có 2 người đang học Cử nhân. Các Thầy cô được dạy đúng chuyên ngành của mình. Đội ngũ Giáo viên trẻ tương đối nhiều, đó cũng chính là một trong những thuận lợi của trường. Khảo sát về Thâm niên công tác của giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh qua 30 phiếu thăm dò từ 30 Giáo viên và đã thu thập được kết quả:

STT Thâm niên công tác Số lượng Tỉ lệ (%)

1 1-5 năm 3 10.0

2 6-10 năm 9 30.0

3 Trên 10 năm 18 60.0

Các Giáo viên ở đây có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 60.0%; từ 6 - 10 năm chiếm 30.0%; có 10.0% là Giáo viên có thâm niên công tác 1 - 5 năm chiếm 10.0%. Qua đây cho ta thấy, đa số các Giáo viên ở đây giảng dạy lâu năm và giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

CHƯƠNG II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Hoạt động dạy, hoạt động học

Hoạt động dạy: Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. Nói đến dạy thì có dạy trong đời sống hằng ngày và hoạt động dạy do Thầy giáo thực hiện (theo phương thức nhà trường). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ nghiên cứu về hoạt động dạy theo phương thức nhà trường, cụ thể là phương pháp giảng dạy của Giáo viên.

Hoạt động học: là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thành hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị.

2.2. Khái niệm động cơ học tập

Động cơ theo nghĩa rộng nhất được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động làm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và xu hướng của tính tích cực đó.

Động cơ học tập là sức thúc đẩy hoạt động học tập, tức là học để làm gì. Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực học tập ở học sinh nhằm đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách.

Các động cơ học tập ảnh hưởng đến tính chất của hoạt động học, đến thái độ của học sinh đối với việc học tập.

2.3. Quá trình hình thành động cơ học tập

Các động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử - xã hội. Động cơ của con người nảy sinh ngay trong chính quá trình phát triển của cá thể, chứ không phải có sẵn từ lúc đứa trẻ mới sinh ra. Trong tuổi ấu nhi, các động cơ mới được hình thành một cách có thứ bậc, nhưng hết sức mờ nhạt, không rõ ràng. Dần dần, trong quá trình phát triển, những động cơ này mới dần mang tính chất xã hội nhiều hơn, do những động cơ đó gắn liền với việc trẻ lĩnh hội được những chuẩn mực, quy tắc hành vi trong xã hội. Phần lớn các nhà tâm lí học đều thừa nhận rằng, hệ thống động cơ của con người được hình thành trên cơ sở hoạt động, giao tíêp của con người trong hệ thống các quan hệ xã hội, nhóm xã hội nhất định. Nhưng trong hoàn cảnh

buộc con người phải lực chọn động cơ nào cho phù hợp với việc tiến hành hành động, khi đó có quá trình đấu tranh động cơ, hành động ý chí, khả năng nhận thức sẽ giúp con người đối chiếu, so sánh động cơ để chọn ra đâu là động cơ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xung quanh, giúp chủ thể lường trước diễn biến và kết quả hành động.

Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của Giáo viên. Nhu cầu giải quyết được mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết” và bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ học tập ở học sinh.

2.4. Vai trò của động cơ đối với hoạt động học tập của học sinh

Dựa theo định nghĩa và cấu trúc của hoạt động học ta có thể thấy rõ vai trò rất quan trọng của động cơ học tập. Nó là động lực và là định hướng cho hoạt động học tập diễn ra và đi đúng hướng. Thiếu động cơ thì hoạt động học tập không thể diễn ra được. Có nhiều loại động cơ và mỗi loại sẽ có vai trò nhất định trong hoạt động học tập của con người.

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT - THPT TỈNH TRÀ VINH

Để hiểu khái niệm phương pháp dạy học trước hết ta tìm hiểu khái niệm phương pháp. Phương pháp là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích đã định.

Phương pháp dạy học là cách thức hợp tác của Thầy và trò, trong đó người thầy truyền đạt tri thức, kỹ năng thái độ, điều khiển việc học của trò, người trò tiếp thu và tự điều khiển sự học tập của bản thân, học những điều được truyền thụ để phát triển nhân cách. Phương pháp dạy học phải là hoạt động có trình tự, phối hợp tương tác của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp giảng dạy của Giáo viên là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng dạy học trong nhà trường.

Phương pháp dạy học là sự kết hợp các phương pháp dạy và phương pháp học. Hai phương pháp này trong suốt quá trình dạy học luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy học là hoạt động mang tính sáng tạo, đa dạng và linh hoạt luôn biến đổi và tuân theo quy luật về sự thống nhất của mục đích, nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng. Những đặc tính này trở nên đặc biệt quan trọng trong môi trường dạy học của trường PTDTNT - THPT khi trình độ phát triển nhận thức của học sinh đa phần còn hạn chế cần sự linh hoạt trong dạy học của Giáo viên.

Trong dạy học, ngoài nội dung và chương trình phù hợp tạo nên hiệu quả dạy học thì phương pháp dạy là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tất cả các yếu tố trên. Phương pháp sáng tạo, linh động phù hợp với học sinh sẽ mang lại cho học sinh sự phấn khích, hay còn gọi là tạo nên động cơ học tập cho học sinh, quá trình truyền đạt trở nên thuận lợi, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh.

Phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động dạy cũng như ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy của

Giáo viên đến động cơ học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của 30 Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh:

Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy học đến động cơ học tập

STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không ảnh hưởng 1 3.3

2 Ảnh hưởng 5 16.7

3 Rất ảnh hưởng 15 50.0

4 Là yếu tố quyết định 9 30.0

Kết quả cho thấy: 50,0% giáo viên cho rằng phương pháp giảng dạy rất ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh, thậm chí có 30,0% cho rằng phương pháp giảng dạy là yếu tố quyết định trong việc tạo động cơ học tập cho học sinh;16,7% cho rằng có ảnh hưởng và chỉ có một người với tỉ lệ 3,3% cho là phương pháp giảng dạy không ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Theo như kết quả thu được thì ta thấy phương pháp giảng dạy của Giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập cho học sinh.

Có nhiều phương pháp dạy học như phương pháp đọc chép, phương pháp thuyết trình kết hợp giáo án điện tử, phương pháp đàm thoại, phương pháp thực hành thực tế, phương pháp đóng vai… Trong quá trình dạy học, Giáo viên có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau nhằm tạo hứng thú và đem lại hiệu quả cao cho người học. Học sinh cảm thấy dễ tiếp thu bài nhanh khi Thầy cô biết sử dụng phương pháp phù hợp với trình độ của người học. Để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của Giáo viên và việc sử dụng phương pháp giảng dạy vào quá trình dạy học, chúng tôi đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp đọc chép, thuyết trình kết hợp giáo án điện tử, đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, thực hành thực tế và phương pháp đóng vai. Giáo viên sẽ đánh giá mức độ thường xuyên áp dụng các phương pháp trong quá trình dạy học của mình thông qua bảng xếp hạng sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học của bản thân STT Mức độ sử dụng các pp Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Xếp hạng

1 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 2.38 0.863 1 2 Thực hành thực tế 2.00 0.845 2 3 Thuyết trình kết hợp Giáo án điện tử 1.89 0.892 3 4 Đóng vai 1.62 0.898 4 5 Đọc chép 1.31 0.471 5

Kết quả cho thấy: Với phương pháp đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình (phương pháp này nhằm lấy người học làm trung tâm) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như hiện nay, nhìn chung đa số các Giáo viên trong trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh thường sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học của mình. Trong năm phương pháp, đây là phương pháp được Giáo viên sử dụng nhiều nhất. Một điển hình trong việc sử dụng phương pháp này là Cô Huỳnh Thị Huyền - giáo viên bộ môn Địa lý, Cô đã sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học của mình một cách linh hoạt; Cô Phan Thị Ngọc Bích - giáo viên bộ môn Giáo dục công dân cũng đã rất tích cực và chủ động trong việc sử dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài ra, phương pháp thực hành thực tế được xếp vào hạng 2 trong số 5 phương pháp mà Giáo viên thường xuyên sử dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy bên cạnh các giờ học kiến thức trên lớp, các em còn tự tham gia vào các giờ học thực hành thực tế bổ ích, để các em hiểu sâu kiến thức mình đã học và việc ứng dụng vào thực tế như thế nào (ví dụ môn Hóa, môn Tin học…). Một số phương pháp khác cũng được Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy

phương pháp được sử dụng ít nhất được xếp vào hạng cuối cùng. Điều đó cho thấy Giáo viên trong trường đã tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Để kiểm định các thông tin định lượng, chúng tôi đã tiến hành dự giờ ở các lớp học với các môn học và các Giáo viên bộ môn khác nhau để quan sát phương pháp giảng dạy của Giáo viên và phỏng vấn một số Giáo viên cũng như học sinh về phương pháp giảng dạy ở trường.

Qua bảng hỏi khảo sát, các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát các tiết giảng của Giáo viên trên lớp, chúng tôi nhận thấy, Giáo viên trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy để tạo nên hứng thú và tạo động cơ học tập cho học sinh. Tuy nhiên, khả năng vận dụng các phương pháp dạy học mới của Giáo viên vẫn còn hạn chế, kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đọc chép vẫn còn tồn tại trong quá trình dạy học ở trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh.

Cùng với ý kiến của Giáo viên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát trên học sinh về vấn đề này và thu được kết quả:

Bảng 3.3. Học sinh đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp của Giáo viên.

STT Mức độ sử dụng các pp Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Xếp hạng 1 Đọc chép 2.35 0.736 1

2 Đặt câu hỏi để học sinh thuyết trình 2.17 0.864 2 3 Thuyết trình kết hợp Giáo án điện tử 1.73 0.846 3 4 Thực hành thực tế 1.41 0.683 4 5 Đóng vai 1.18 0.434 5

Một kết quả ngược lại với Giáo viên khi Giáo viên cho rằng phương pháp đọc chép là phương pháp ít sử dụng nhất trong quá trình dạy học thì học sinh lại cho rằng

phương pháp đọc chép là phương pháp mà Giáo viên thường xuyên sử dụng nhất xếp hạng 1 trong các phương pháp, phải chăng ở đây, học sinh chưa hiểu được khái niệm của phương pháp đọc chép.

Một số không ít Giáo viên hiểu biết không đầy đủ về các phương pháp chẳng hạn phương pháp học nhóm. Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm không đơn thuần chỉ là hình thành một nhóm học tập của học sinh, phương pháp nêu vấn đề không phải là Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời… Như đã nói ở trên, phương pháp giảng dạy ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập của học sinh, thậm chí có Giáo viên cho rằng đó lại là yếu tố quyết định đến động cơ học tập của các em. Vì thế, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu từng phương pháp giảng dạy mà các Giáo viên đã sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình ở trường PTDTNT - THPT tỉnh Trà Vinh.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w