Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ củaViện kiểm sát nhân dân và các cơ quan tư pháp nói riêng, cũng như cho nhân dân và cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội doc (Trang 98 - 103)

b) Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế, thiếu sót

3.3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ củaViện kiểm sát nhân dân và các cơ quan tư pháp nói riêng, cũng như cho nhân dân và cán bộ

sát nhân dân và các cơ quan tư pháp nói riêng, cũng như cho nhân dân và cán bộ nói chung

Như các phần trên đã phân tích, để thực sự có một nền pháp chế XHCN thì cần có hai yếu tố đó là:

- Sự hiện diện của một hệ thống pháp luật; mà hệ thống pháp luật này phải đảm bảo là điều kiện cần và đủ cho sự tồn tại một trật tự pháp luật XHCN và kỷ luật của mọi tổ chức.

- Sự đòi hỏi tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhân viên nhà nước và công dân. Không nằm ngoài những đòi hỏi chung của việc xây dựng nền pháp chế XHCN, pháp chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND cũng đòi hỏi có sự đáp ứng của hai yếu tố trên.

Thứ nhất: Về sự hiện diện của một hệ thống pháp luật; mà hệ thống pháp luật này phải đảm bảo là điều kiện cần và đủ cho sự tồn tại một trật tự pháp luật XHCN và kỷ luật của mọi tổ chức.

Yếu tố này đòi hỏi các cơ quan nhà nước ở tầm vĩ mô cần xác định một chiến lược tổng thể nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh làm điều kiện pháp lý cho sự tồn tại của một trật tự pháp luật XHCN.

Thứ hai: Về sự đòi hỏi tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhân viên nhà nước và công dân.

Yếu tố thứ hai này đòi hỏi một trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cao của các nhân viên, công chức nhà nước và công dân.

Vấn đề ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng pháp luật. Để áp dụng đúng đắn một quy phạm pháp luật đòi hỏi phải có sự hiểu biết chính xác nội dung và yêu cầu của quy phạm đó, phải giải thích và làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của quy phạm ấy. Pháp luật XHCN là cơ sở để củng cố, phát triển và nâng cao ý thức pháp luật XHCN.

Kinh nghiệm thực tiễn cho chúng ta thấy, cải cách bộ máy nhà nước, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng Nhà nước Pháp quyền phải đi đôi với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường Pháp chế XHCN, nâng cao ý thức pháp luật và nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho cán bộ và nhân dân lao động. Cả ba nhân tố đó được tăng cường đồng bộ, phát triển hài hòa thì cải cách bộ máy nhà nước mới có hiệu quả, dân chủ hóa mới đi vào cuộc sống một cách lành mạnh, và có như vậy mới có thể từng bước xây dựng được một Nhà nước Pháp quyền Việt Nam XHCN.

Nhìn vào thực tiễn đổi mới hơn 17 năm qua ở nước ta có thể thấy rằng, ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ, nhân dân ta chưa được nâng cao tương xứng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Có thể nói, chưa có thời điểm nào mà số lượng các văn bản pháp luật được Nhà nước ta ban hành nhiều như trong những năm gần đây. Hàng chục đạo luật và Pháp lệnh mới ra đời hướng tới điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Trong lúc đó trình độ nhận thức pháp luật và văn hóa pháp lý của cán bộ và nhân dân chưa được nâng lên tương xứng với sự đổi mới hệ thống pháp luật. Đại đa số nhân dân vẫn còn ở trong trạng thái kém hiểu biết về pháp luật. Xét trên ba yếu tố tạo nên trình độ văn hóa pháp lý của một người, có thể thấy rõ thực trạng đó như sau:

- Yếu tố trước tiên của văn hóa pháp lý của cá nhân công dân là tri thức pháp luật. Đây là yếu tố ban đầu quan trọng để phát triển ý thức pháp luật và là tiền đề của tính tích cực của hành vi hợp pháp của con người. Nó là điều kiện cần thiết để tiếp xúc với chính trị và văn hóa, là chất kích thích cho các hành vi hợp pháp, là phương tiện để thực hiện quyền dân chủ. Nhận thức pháp luật tối thiểu của một công dân trước hết đó là sự am hiểu thấu đáo các quy định của pháp luật, vai trò của nó trong đời sống xã hội, và nắm

vững các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp và các đạo luật chủ yếu đã quy định. Trình độ nhận thức pháp luật này của người dân nước ta còn rất hạn chế. Trên thực tế công dân rất lúng túng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mình để tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó họ cũng không có những ứng xử tích cực trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.

- Yếu tố thứ hai của văn hóa pháp lý của cá nhân công dân là tình cảm tôn trọng đối với pháp luật hiện hành. Tình cảm ấy trước hết là lòng tin đối với pháp luật. Tin vào sự cần thiết, vào tính công bằng, vào lợi ích của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật, tin vào tính không khoan nhượng của nó. Đấy là yếu tố rất quan trọng để chuẩn bị tư tưởng cho mỗi người hành động theo pháp luật. ở nước ta có thể nhận thấy rằng, một bộ phận không nhỏ công dân nước ta do bị ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến và pháp luật của chế độ thực dân với những hình phạt tàn khốc, độc ác dã man, lại thiếu tri thức pháp luật của xã hội mới nên tình cảm pháp luật của họ là sự sợ hãi chứ không phải là sự tin tưởng vào pháp luật. Văn hóa pháp lý không thừa nhận sự tôn trọng pháp luật dựa trên tình cảm sợ hãi pháp luật. Sự sợ hãi không bao giờ dẫn con người đến những hành vi xử sự tích cực đối với pháp luật. Nó đối lập với dân chủ, với tính tích cực trong hành vi ứng xử của con người. Ngược lại, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhất là những người có chức có quyền, tri thức pháp luật không đến nỗi kém so với những người lao động bình thường nhưng họ không có tình cảm pháp luật đúng đắn nên có hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là tội phạm. Tình cảm pháp luật của họ là coi thường pháp luật, đặt mình cao hơn pháp luật hiện hành để mưu cầu những lợi ích tầm thường cho cá nhân.

- Yếu tố thứ ba của văn hóa pháp lý của cá nhân công dân là hành vi xử sự theo đúng những đòi hỏi của pháp luật. Hành vi đó phải trở thành thói quen, trở thành niềm tin nội tâm được xây dựng trên tri thức và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật. Như đã nói ở trên, đa số các thành viên trong xã hội ta chưa có đủ một lượng tri thức pháp luật cần thiết trong nhận thức, và tình cảm pháp luật lại chưa đúng đắn thì xã hội tất yếu chưa thể hình thành thói quen "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Từ ba yếu tố tạo nên văn hóa pháp lý của một người nhìn rộng ra có thể đi đến kết luận rằng trình độ văn hóa pháp lý của xã hội ta nhìn chung còn thấp kém hơn các dạng văn hoá khác. Điều đó không còn phù hợp với quá trình đất nước đang từng bước mở rộng dân chủ, với sự ra đời của nhiều chế định pháp lý mới.

Do đó, giáo dục pháp luật nâng ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân và toàn xã hội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho người dân quan tâm đến pháp luật, xây dựng động cơ đúng đắn trong việc thực hiện pháp luật và tích cực đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật.

Vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật là ở chỗ nó nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, nắm được tri thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp lý và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Mục đích cuối cùng của giáo dục pháp luật là tạo ra một động lực tư tưởng chung của toàn xã hội thúc đẩy hành động nhất quán theo một trật tự chung mà khuôn khổ pháp luật quy định. Biến động lực chung đó thành động cơ thúc đẩy hành vi tích cực pháp luật một cách tự giác của từng cá nhân công dân và công chức nhà nước. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu những hành vi vi phạm và tội phạm. Đó là một trong những hình thức, phương pháp nhằm đưa pháp luật đến với những con người cụ thể.

Có thể nói rằng, trong việc tăng cường tuyên truyền và giáo dục pháp luật được bắt đầu từ việc nhận thức thống nhất và đúng đắn về công tác này. Xuất phát từ nội dung của pháp luật nói chung, và đặc biệt là các Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự cũng như các luật và Pháp lệnh liên quan đến hoạt động của VKSND và các cơ quan tư pháp nói riêng, phải coi công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục nói chung, và là trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong lĩnh vực hoạt động của VKSND và các cơ quan tư pháp nói chung, kiến thức pháp luật phải được đặt ngang hàng với kiến thức và thông tin về các vấn đề xã hội và cuộc sống để tuyên truyền cho nhân dân cũng như cho đội ngũ công chức nhà nước, và thậm chí ngay cả đối với đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan tư pháp.

Từ mục đích của giáo dục pháp luật cần xác định rõ đối tượng nội dung cụ thể cần được giáo dục tuyên truyền pháp luật mới đề ra được hình thức, phương pháp giáo dục thích hợp.

Chúng tôi cho rằng, trước hết cần phải phân biệt việc giáo dục pháp luật và tuyên truyền pháp luật là hai phạm trù khác nhau, tuy chúng có cùng nội dung và mục đích.

Tuyên truyền pháp luật là một hình thức của giáo dục pháp luật. Bởi vì đây là một trong những hình thức truyền tải nội dung pháp luật các tri thức về luật pháp, thực chất là đưa thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đến với các đối tượng cần được giáo dục. Bởi vì, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục pháp luật là nâng ý thức pháp luật cá nhân nhằm xây dựng ý thức pháp luật chung của toàn xã hội. Vì trình độ ý thức pháp luật cá nhân ở các công dân có sự khác nhau, khi tiến hành công tác giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của VKSND nói riêng cần chú ý một số vấn đề có tính nguyên tắc là:

1- Phải tính đến khả năng lĩnh hội những kiến thức pháp lý của các loại đối tượng (công chức nhà nước nói chung, công chức trong các cơ quan tư pháp nói riêng, công nhân, nhân dân lao động v.v...) các tầng lớp dân cư để từ đó lựa chọn những phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp.

2- Làm cho công dân hiểu được rằng: bảo vệ trật tự pháp luật, hình thành một nền pháp chế XHCN vững chắc là sự nghiệp của toàn dân. Công dân có quyền được bảo vệ trong một môi trường pháp luật lành mạnh. Nhưng tất cả mọi công dân đều phải có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật để giữ gìn sự tự do an toàn cho cá nhân mình và đồng thời cũng phải tôn trọng sự tự do an toàn của mọi người, cũng như của toàn xã hội.

3- Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức, làm sáng tỏ tầm quan trọng xã hội và giá trị đạo đức của các quy phạm pháp luật nói chúng và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của VKSND cũng như của các cơ quan tư pháp nói riêng để người dân cũng như mọi cán bộ công chức của VKSND và các cơ quan tư pháp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đồng thời tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền giám sát

đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và hoạt động của VKSND nói riêng.

4- Kích thích và tạo điều kiện phát triển tâm lý pháp lý tích cực của công dân; hình thành ở họ thái độ không khoan nhượng đối với những hành vi vi phạm pháp chế và xâm phạm đến trật tự pháp luật. Có như vậy mới phát huy được quyền làm chủ của công dân; kích thích tinh thần dân chủ trong nhân dân nhằm xây dựng một xã hội công dân đúng nghĩa trong môi trường một Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, đồng thời với việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, kịp thời, công tác giáo dục ý thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân nói chung, cũng như cán bộ công chức của VKSND và các cơ quan tư pháp nói riêng có ý nghĩa quan trọng để tăng cường hiệu lực trong lĩnh vực hoạt động của VKSND nói riêng cũng như của các cơ quan tư pháp nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội doc (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)