Khái niệm về kiểm sát các hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội doc (Trang 38 - 42)

Hoạt động tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này. Trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của cơ quan tư pháp thì hoạt động kiểm sát của VKSND có ý nghĩa rất quan trọng vì hoạt động của VKSND mang tính chuyên trách, có đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, điều tra viên chuyên sâu nghiệp vụ, được pháp luật trao cho đầy đủ các quyền năng trong quá trình thực hiện kiểm sát đối với các hoạt động của cơ quan tư pháp.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của VKSND được quy định tại Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, tại Bộ luật tố tụng hình sự và các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án theo trình tự tố tụng tư pháp và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các ngành hữu quan. Theo quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước ta thì nhiệm vụ chính của hệ thống VKSND là: bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND có nhiều biện pháp, hình thức hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp và những người tham gia tố tụng nhưng đều nhằm một mục đích là bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong quá trình đó, nếu phát hiện có vi phạm VKSND có thể kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục vi phạm hoặc khởi tố vụ án...

Về kiểm sát hoạt động của các cơ quan tư pháp có thể xem xét ở nhiều khía cạnh, thứ nhất là việc kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động đối với từng cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó như: kiểm sát hoạt động điều tra của cơ quan điều tra trong vụ án hình sự, kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế... của Tòa án, kiểm sát công tác THA. Về hoạt động này thì có những việc mà sự tham gia của VKSND là bắt buộc. Chẳng hạn, việc giải quyết vụ án hình sự, việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài hoặc đối với những vụ án dân sự do VKSND khởi tố. Ngoài những lĩnh vực trên thì sự tham gia của VKSND đối với từng vụ việc cụ thể là không bắt buộc nhưng VKSND có quyền tham gia bất cứ giai đoạn nào đối với từng vụ việc của từng lĩnh vực cụ thể.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo những quy định từ Chương II đến Chương VI của Luật tổ chức VKSND cũng như các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của VKSND và các cơ quan tư pháp.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Đây là công tác, nhiệm vụ quan trọng của VKS. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì toàn bộ hoạt động điều tra của cơ quan điều tra đều có hoạt động kiểm sát bao trùm nhằm mục đích bảo đảm việc điều tra đúng với quy định của pháp luật. Trong công tác này VKSND kiểm sát việc tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình điều tra của cơ quan điều tra từ khi khởi tố vụ án (một số trường hợp kiểm sát trước khi khởi tố vụ án như: trường hợp khám nghiệm hiện trường, bắt khẩn cấp, bắt quả tang) đến khi kết thúc điều tra. Trong công tác này VKSND được quyền áp dụng mọi biện pháp quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự như: phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh của cơ quan điều tra, đề nghị thay đổi điều tra viên, trả lại hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ điều tra vụ án, bị can, yêu cầu hoặc kháng nghị đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra hoặc tự khởi tố vụ án (đây cũng là sự chỉ đạo điều tra)... nhằm mục đích mọi tội phạm phải được phát hiện kịp thời, không để lọt kẻ phạm tội cũng như không làm oan người vô tội. Và duy nhất chỉ có VKSND mới có quyền truy tố người phạm tội để TAND xét xử.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án của TAND. Trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án, và các tranh chấp Tòa án cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật như: đối với việc giải quyết vụ án hình sự thì căn cứ vào Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, đối với việc giải quyết vụ việc dân sự, hành chính, kinh tế, lao động thì căn cứ vào Bộ luật dân sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, các luật và văn bản quy phạm pháp luật liên quan v.v... để bảo đảm việc xét xử đúng quy định của pháp luật về nội dung, thủ tục, trình tự, thành phần phù hợp với tính chất của từng loại lĩnh vực, bảo đảm những nguyên tắc trong xét xử, bảo đảm các quyền của đương sự... nếu phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục thì VKSND có quyền kháng nghị để cơ quan có thẩm quyền xem xét khắc phục.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND. Việc THA dựa vào các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND và Pháp lệnh THA. Tùy theo từng loại hình phạt, loại việc thì việc THA được thực hiện bởi các cơ quan Tòa án, việc bắt, dẫn giải, quản lý,

giáo dục người phạm tội trở thành người lương thiện do cơ quan Công an (hoặc Quân đội) thực hiện. Ngoài ra, chính quyền cơ sở và cơ quan, tổ chức có người phạm tội cũng thực hiện quản lý, giáo dục người phạm tội bị áp dụng các hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù. Việc thi hành các bản án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động... do cơ quan THA dân sự tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm để bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền, và lợi ích chính đáng tổ chức, cơ quan, và của công dân.

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ và cải tạo. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự để đảm bảo cho việc điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn trong đó biện pháp tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất vì nó tạm thời tước bỏ, hạn chế một số quyền cơ bản của dân khi chưa có bản án, quyết định của Tòa án. Đối với những trường hợp phải chấp hành hình phạt tù thì việc giam để cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành người lương thiện. Công tác kiểm sát này nhằm đảm bảo việc bắt, tạm giữ, tạm giam phải có căn cứ, việc giam, giữ đúng thời hạn, bảo đảm đúng chế độ tạm giữ, tạm giam, cải tạo và trật tự nơi giam giữ,... công tác kiểm sát này nhằm bảo đảm cho việc thực hiện những quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo mà pháp luật không tước bỏ. Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vậy VKSND có quyền kiểm sát theo kế hoạch hoặc thường xuyên hay kiểm sát bất kỳ nếu phát hiện vi phạm thì yêu cầu cơ quan giam, giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo trái với pháp luật, cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện ngay yêu cầu trên của VKSND.

- Giải quyết khiếu nại tố cáo. Theo quy định của pháp luật thì VKSND có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi trách nhiệm của mình nói riêng. Chẳng hạn, đối với các khiếu nại trong tố tụng hình sự thì VKSND giải quyết theo Điều 24, 144 Bộ luật tố tụng hình sự. Công tác này gắn liền với chức năng hiện nay của VKSND. Qua nghiên cứu tham khảo việc xử lý đơn thư khiếu nại, chúng tôi thấy việc khiếu nại của công dân đối với hoạt động của cơ quan tư pháp ngày càng tăng do nhiều

nguyên nhân nhưng cơ bản do chất lượng hoạt dộng của cơ quan tư pháp chưa cao, do đó với mức độ nhiều, ít khác nhau nhưng hầu như ở các giai đoạn trong quá trình hoạt động của cơ quan tư pháp cũng bị khiếu nại tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo đang là vấn đề nan giải nhất là đối với những khiếu nại về những bản án, quyết định của Tòa án. Thực tế cho thấy số lượng khiếu nại nhiều, lực lượng giải quyết của VKSND còn mỏng, đặc biệt việc giải quyết khiếu nại phải theo trình tự tố tụng, có nhiều việc phụ thuộc vào các cơ quan khác, chẳng hạn nếu phát hiện sai lầm của bản án thì VKSND mượn hồ sơ, nghiên cứu, kháng nghị theo thẩm quyền, Tòa án nghiên cứu xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị, nếu chấp nhận thì xét xử theo thẩm quyền theo trình tự chung. Cho nên nhiều việc giải quyết không kịp thời vì đã hết thời hiệu giải quyết do đó có nhiều vụ khiếu nại kéo dài, gay gắt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội doc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)