Bối cảnh tác động đến hoạt động dự trữquốc gia ở nước ta.

Một phần của tài liệu Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia- hiện trạng và biện pháp (Trang 56 - 59)

- Kiểm tra, thống kê, kiểm kê, báo cáo định kỳ, đột xuất.

3.1Bối cảnh tác động đến hoạt động dự trữquốc gia ở nước ta.

Chuơng II I: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện kế hoạch của Cục dự trữquốc gia.

3.1Bối cảnh tác động đến hoạt động dự trữquốc gia ở nước ta.

3.1.1 Bối cảnh chung tác động đến hoạt động dụ trữ quôc gia ở nước ta. 3.1.1.1 Cơ chế thị trường ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia.

Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi quan hệ mua bán trên thị trường đều phải tuân theo quy luật của cơ chế thị trường. trong các hoạt động dự trữ quốc gia xuất nhập hàng hóa dự trữ quốc gia làmột hoạt động thiết yếu không thể thiếu được.

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung các chỉ tiêu đạt ra dễ dàng được thực hiện vì nhà nước nắm giữ tát cả các mặt hàng và phân phối cho người dân. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường thì không còn như vậy nữa. Mỗi người dân tự làm chủ tài sản của mình, có quyền bán tài sản của mình cho bất kì ai mà họ muốn, và họ sẽ chọn khách hàng trả giá cao cho sản phẩm của họ.

Để thu mua được hàng hóa nhập kho cũng như bán đước hàng hóa khi hết thời gian dự trữ cần nghiên cứu kĩ các quy luật thị trường, giá cả để đưa ra các mức giá hợp lí có thể thu hút được khách hàng.

Cơ chế thị trường mang nhiều đacư điểm ảnh hưởng rất lớn đến công tác dự trữ quốc gia. Thời gian đầu khi mới chuyên từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, ngành dự quốc gia đã gặp không ít khó khăn do chưa quen với cơ chế mới, các kế họach lập ra một cách cứng nhắc không thu hút được khách hàng.

Cho đến nay các nhược điểm này đã được khắc phục rất nhiều. Các kế hoạch lập ra đã đươc dưa trên cơ sở đã nghiên cứu rất kĩ thị trường, giá cả và tất cả các yếu tố ảnh hưởng đên hoạt động mua bán hàng hóa dự trữ quốc

gia. Mặt khác các kế hoạch đề ra mang tính linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình thị trường khu vực mua bán hàng hóa thúc đẩy các hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhập, xuất kho.

3.1.1.1 Tình hình hội nhập kinh tế ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia.

Mục tiêu phát triển kinh tế nước ta hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh tế dự trữ quốc gia không thể nằm ngoài quy luật đó. Chính vì vậy thời gian qua Cục dự trữ quốc gia đã thực hiện công tác phát triển và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dự trữ quốc gia.

Một trong những nhiệm vụ của dự trữ quốc gia là xuất hàng viện trợ cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và nhập hàng viện trợ của Dự trữ quốc gia các nước viện trợ cho Việt Nam, vì vậy trông quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dự trữ quốc gia góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp với các nước.

Trong nửa thế kỉ qua, ngành dự trữ quốc gia luôn chú trọng xây dựng và phát triểncác mối quan hệ hợp tác quốc tế\, trao đổi, hoạc tập và áp dụng kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến và điều kiện cụ thể của dự trữ quốc gia Việt Nam. Thông qua phát triển quan hệ hợp tác quốc tế theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nướcđã vạn dụng sang tạo kinh nghiệm về tổ chức quản lý, kỹ thuật công nghệ trên thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Na, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng vàphát triển ngành dự trữ nước ta hiện nay.

Ngày nay, trong điều kiện và tình hình mới ngành dự trữ Việt Nam đã tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan dự trữ các quốc gia của các nước liên bang: Nga, Trung Quốc, Cu Ba…theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Năm 1993, khi liên bang Nga thiéu lương thực và trong kho dự trữ cũng như trên thị trường Việt Nam rất thiéu các laọi vật tư thiết

yếu như kim loại màu, săm lốp ô tô vận tải…Cục dự trữ đã báo cáo và được thủ tướng chính phủ đồng ý để Cục ký kết với Ủy ban dự trữ Liên bang Nga trao đổi 2 vạn tấn gạo dự trữ của Việt Nam lấy 20.000 bộ săm lốp ô tô và gần 2.000 tấn kim loại màu từ Liên bang Nga làm lợi cho nước ta trên 20 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, theo chỉ đạo của Đảng và nhà nước, ngành dự trữ đã tiến hành viện trợ hàng vạn tấn gạo và hàng trăm tấn thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các nước, do tổ chức dự trữ quốc gia bạn tiếp nhận.

Trong khuôn khổ hợptác giữa các nước ASEAN, ngành dự trữ Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khối. Trong những năm qua, nhiều đoàn cán bộ và chuyên gia dự trữ của Việt Nam và các nước đac tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý và công nghệ tiên tiến trong xây dựng kho tàng và bảo quản hàng hóa dự trữ của mội nước. Theo quy định của Đảng, chính phủ ta, Cục dự trữ quốc gia đã nhiều lần xuất viện trợ cho các nước trong khối ASEAN. Hiện Cục dự trữ được chính phủ giao nhiệm vụ bảo quản, dự trữ thường xuyên khối lượng gạo này của quỹ dự trữ lương thực ASEAN.

Trong tiến trình đổi mới, công nghệ hóa và hiện đại hóa đát nước, ngành dự trữ đã và đang tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức dự trữ của các nước trên thế giới cũng như các cơ quan quốc tế khác nhằm tranh thủ trao đổi và học tập tối đa những kinh nghiệm, tri thức quản lỹ hiện đại vàcông nghệ tiên tiến trong hoạt động dự trữ quốc gia.

3.1.2 Mục tiêu của Cục dự trữ quốc gia.

Trong thời gian tới Cục dự trữ quốc gia cũng như hoạt động dự trữ quốc gia có 5 mục tiêu chính sau:

- Mục tiêu của dự trữ quốc gia là sẵn sàng, chủ động đáp ứng yeu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

Một phần của tài liệu Kế hoạch của Cục dự trữ quốc gia- hiện trạng và biện pháp (Trang 56 - 59)