Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)

Một phần của tài liệu Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH KONA (Trang 51 - 55)

Thứ ba: Về phương pháp hạch toán:

-Công ty nên tiến hành hạch toán rõ các khoản chiết khấu thương mại mà công ty áp dụng đối với khách hàng. Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC: Trong trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu

thương mại, giá bán trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại thì phần chiết khấu này không được hạch toán vào TK 521. Tuy nhiên trong trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu thương mại trong trường hợp này cần được hạch toán vào TK 521. Do vậy trong trường hợp người mua hàng nhiều lần hưởng chiết khấu thương mại thi công ty cần hạch toán rõ ràng. Việc hạch toán này cụ thể như sau:

+ Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại kế toán phản ánh Nợ TK 521:

Nợ TK 3331:

Có TK 111, 112, 131...

+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển số chiết khất thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 511 Có TK 521

-Công ty cần sử dụng TK 002 để hạch toán hàng hoá nhận gia công chứ không nên mượn TK 156 và TK 331 để hạch toán. Việc hạch toán này tuy không ảnh hưởng kết quả kinh doanh nhưng lại sai nguyên tắc quyền và nghĩa vụ vì trên thực tế tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn không thay đổi.

Thứ tư: Về việc trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, như đã trình bày ở trên công ty TNHH KONA đang tồn tại một số khoản công nợ phải thu khách hàng đã quá hạn thanh toán. Do đó doanh nghiệp nên tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; bảo đảm cho doanh

nghiệp phản ánh giá trị các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị thực tế có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2006 của bộ tài chính thì việc trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu quá hạn thanh toán này cụ thể như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

Ngoài ra công ty cũng có thể tiến hành phân tích đối với các khoản nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có khả năng không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Thứ năm: Công ty nên tuyển thêm một kế toán viên chuyên làm kế toán quản trị, hoặc kế toán trưởng trực tiếp làm kế toán quản trị để có thể tiến hành phân tích tài chính, phân tích tình hình, khả năng thanh toán từ đó có những điều chỉnh trong chính sách bán hàng, lựa chọn khách hàng, có biện pháp thu hồi nợ phải thu, thanh toán nợ phải trả tồn đọng lâu ngày, hoàn thiên hệ thống chính sách thanh toán và tăng cường quản lý tài chính trong đơn vị.

3.4 Đánh giá hiệu quả thông qua phân tích các chỉ tiêu cụ thể về thanh toán tại công ty TNHH KONA trong những năm gần đây

Phân tích các chỉ tiêu về thanh toán bao gồm phân tích các khoản phải thu và phân tích các khoản phải trả.

3.4.1Phân tích các khoản phải thu

Tình hình biến động các khoản phải thu của doanh nghiệp trong năm 2006 được thể hiện qua bảng phân tích 3.2.

Thông qua bảng phân tích ta thấy:

Tổng các khoản phải thu cuối kỳ so đầu năm giảm 501.018.597 đ với số tương đối giảm 5,5%. Điều này cho thấy trong năm doanh nghiệp đã có những cố gắng trong việc thu hồi các khoản công nợ phải thu, có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả. Đặc biệt trong đó khoản phải thu khách hàng giảm một lượng đáng kể, cuối kỳ so đầu năm giảm một lượng là 1.152.637.522 đ với số tương đối giảm 17,2% điều này cho thấy doanh nghiệp đã có những thay đổi lớn trong chính sách lựa chọn khách hàng, đồng thời tích cực thu hồi những khoản nợ đã có. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng đã tăng các khoản ứng trước cho người bán, nếu như lúc đầu năm số dư ứng trước cho người bán bằng 0 thì cuối kỳ đã tăng lên là 482.965.350 đ, điều này có thể là do thị trường yếu tố đầu vào trở nên khan hiếm hơn nên doanh nghiệp phải ứng trước để đảm bảo lượng hàng cung cấp phục vụ cho quá trình sản xuất. Thuế GTGT được khấu trừ lúc cuối kỳ so đầu năm đã tăng lên 219.25.316 đ, đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy lượng hàng tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp đã tăng lên. Ngoài ra các khoản phải thu khác cũng giảm được 50.601.714đ.

Chỉ Tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ

Chênh lệch

Quy mô Tỷ lệ % Tổng Các khoản phải thu 9.101.537.081 8.600.518.484 -501.018.597 -5,5

1.Phải thu của khách hàng 6.692.949.633 5.540.312.111 -1.152.637.522 -17,2

2.Trả trước cho người bán 482.965.350

3.Thuế GTGT được khấu trừ 2.006.494.273 2.225.749.589 219.255.316 10,9 5.Các khoản phải thu khác 402.093.175 351.491.434 -50.601.741 -12,6 6.Dự phòng khoản phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH KONA (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w