Nam giai đoạn EU – 15
Tính đến tháng 5 năm 2004 có 11 trong số 15 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam với 367 dự án, tổng vốn là 6023 triệu USD, vốn pháp định là 3564 triệu USD, vốn thực hiện là 4196 triệu USD. Trong tổng số vốn FDI đã được đăng ký, các khu vực Châu Á chiếm 63,2%, EU chiếm 20,4%, Mỹ chiếm 13,4%, Oxtrâylia, Niudilân chiếm 3%. Thời kỳ 1996 - 2000 FDI từ các nước thuộc EU, có chiều hướng tăng hơn 5
năm trước (tỷ lệ vốn đăng ký của các dự án từ EU bình quân chiếm 23,2% thời kỳ 1991 - 1995, tăng lên 25,8% thời kỳ 1996-2000). Riêng các nước thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản chiếm 44% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam (nguồn Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, trang 239).
Bảng 9 đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
(Nguồn: tổng cục thống kê 2004 trang 111)
Xét về cơ cấu đầu tư FDI của EU phân theo ngành kinh tế
Vốn EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp với 202 dự án chiếm trên 55% tổng số dự án còn hiệu lực, trong đó riêng công nghiệp nặng đã chiếm tới 43,56%, tỷ lệ vốn thực hiện là 76,3% tổng số dự án còn hiệu lực tiếp đó là ngành dịch vụ chiếm 34% tổng số dự án với tỷ lệ vốn thực hiện là 55,6% trong đó chủ yếu đầu tư vào các ngành giao thông, liên lạc, đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như y tế giáo dục rất thấp về số lượng dự án cũng như vốn đầu tư, có 17 dự án với số vốn đăng ký là 88 triệu USD. Cuối cùng là ngành lâm nghiệp chỉ
chiếm 11% dự án vào lĩnh vực này, nhưng tỷ lệ vốn thực hiện lại cao nhất 77%.
Bảng 10 Dự án đầu tư của EU vào Việt Nam tính theo lĩnh vực đầu tư
(Đơn vị tính triệu USD)
Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn Vốn pháp định Vốn thực hiện Công nghiệp 202 3729 1827 2844 Dầu khí 7 1355 848 1360 Công nghiệp nhẹ 56 161 6 97 Công nghiêp nặng 88 1812 642 1149 Công nghiệp thực phẩm 27 316 214 216 Xây dựng 24 55 28 21
Nông lâm nghiệp 40 430 242 315
Nông lâm nghiệp 37 427 241 315
Thủy sản 3 3 1 0
Dịch vụ 125 1864 1496 1037
Giao thông – liên lạc 16 1113 1073 476
Khách sạn- du lịch 16 179 72 164
Tài chính ngân hàng 14 193 190 188
Văn hóa, giáo dục, y tế 17 68 30 29
Căn hộ, văn phòng 7 98 43 66
Các dịch vụ khác 55 215 88 114
Tổng số 367 6023 3564 4196
(Nguồn: Báo cáo EU mở rộng và tác động đối với Việt Nam của phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam, tháng 5 năm 2004)
Như vậy, nguồn vốn này cũng thể hiện sự bất cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế như xu hướng chung của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Theo số liệu tổng cục thống kê năm 2002 số vốn FDI đầu tư cho công nghiệp chiếm 74%, xây dựng 5% nông - lâm - thuỷ sản và dịch
vụ 19%. Trong giai đoạn 1988 - 2001 thì công nghiệp nặng là 44%, dịch vụ là 41%, nông – lâm - thuỷ sản 4%, xây dựng 11%. Mặt khác, nó cũng cho thấy lĩnh vực đầu tư của EU vào Việt Nam là những lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ công nhân giỏi về nghiệp vụ và kỹ thuật. Nhưng bên phía Việt Nam tuy nguồn nhân lực thì dồi dào nhưng lại thiếu đội ngũ cán bộ công nhân giỏi về nghiệp vụ và kỹ thuật mà chỉ thừa lao động phổ thông. Đây cũng là một cản trở cho các nhà đầu tư EU khi đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 11 Số vốn đầu tư và doanh thu theo từng lĩnh vực tính đến cuối năm 2002
(Đơn vị tính: triệu USD)
Nước Số dự án Vốn đầu tư Vốn thực
hiện Doanh thu
Pháp 122 2.014,2 805,7 1.592,9 Hà Lan 43 1.656,1 976,9 1.408,1 Anh 45 1.177,9 686,6 561,0 Thuỵ Điển 9 454,4 358,8 123,4 Đức 41 348,3 119,1 235,9 Đan Mạch 7 112,9 57,8 328,9 Bỉ 20 54,9 25,8 58,2
Luc xam bua 11 35,9 14,6 41,1
Italia 9 25,4 2,7 5,1
Áo 7 20,3 21,7 981,3
Tây Ban
Nha 1 0,2 0,06 0,05
Tổng cộng 315 5.900,5 3.069,8 5.885,9
(Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư, số liệu đến ngày 10/10/2002)
Ở Việt Nam hiện nay rất cần thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp như qui hoạch đất đai, trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt trong lĩnh vực thu hoạch bảo quản và chế biến sản phẩm. Những lĩnh vực này hiện còn đang thiếu dự án đầu tư cũng như vốn đầu tư nhằm thực hiện công cuộc nông nghiệp háo nông thôn nhất là ở các vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng cũng rất cần thiết như xây dựng cầu, đường giao thông - huyết mạch của nền kinh tế. Lĩnh vực chế biến nông lâm sản cũng như xây dựng cầu đường lại là thế mạnh của các nước thành viên EU. Vậy Việt Nam nên có những chính sách thích hợp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư của EU vào nước ta nói chung cũng như vào các dự án này nói riêng.
Về hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư của các dự án FDI của EU tại Việt Nam chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Riêng hai hình thức này đã chiếm tới 94,6% tổng số dự án và hơn 45% tổng vốn đăng kí. Ngoài ra, có các hình thức khác như: công ty qoản lý vốn, BOT, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 5,4% tổng số vốn. Theo số liệu tính đến cuối năm 2002, hình thức liên doanh có 115 trong tổng số 315 dự án, với số vốn 1,6 tỷ trên tổng số 5,9 tỷ USD vốn đầu tư của EU vào Việt Nam, chiếm 36,5% số dự án và 32,2% số vốn đầu tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có tới 171 dự án trong số 315 dự án, với số vốn 818,7 triệu USD, chiếm tới 54,3% số dự án nhưng chỉ chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Như vậy, trị giá mỗi dự án đầu tư theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài rất nhỏ, trung bình chưa đầy 5 triệu USD/dự án. Những hình thức BOT, BT, BTO từ EU vào Việt Nam còn quá ít, nên trong thời gian tới chúng ta cần có những chính sách thích hợp để thu hút các hình thức này, nhất là trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, nước.
Bảng 12 Dự án đầu tư của EU vào Việt Nam, theo hình thức đầu tư
(Đơn vị tính: triệu USD)
Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn thực hiện Doanh thu
Liên doanh 115 1.614,5 797,7 4.210,5 HĐ hợp tác KD 26 2.510.0 1.563,0 144,0 100% vốn NN 171 818,7 537,3 981.4 HĐ BOT, Bộ tài nguyên và môi trường, BTO 3 956,8 171,8 0 Tổng cộng 315 5.900,5 3.089,8 5.335,9
(Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Số liệu đến 10 tháng 10 năm 2002.)
Về địa điểm đầu tư
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU tập trung chủ yếu tại các địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương. Sồ dự án tập trung ở các địa phương này chiếm tới trên 76% tổng số dự án FDI của EU vào nước ta. Đồng thời các dự án trên cũng chiếm tới 58% lượng vốn FDI của EU vào Việt Nam. Điều này cho thấy các dự án của EU vào Việt Nam tập trung ở những nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gần thị trường. Ngoài ra, FDI của EU còn có mặt ở 40 tỉnh thành trong cả nước. Tính đến tháng 5/2004 các thành viên của EU là đối tác đầu tư lớn của Việt Nam là Anh, Đức, Hà Lan, Italia, quần đảo Virgin thuộc Anh, Luc xam bua, Pháp. Chỉ riêng những nước này đã chiếm đến 94,3% tổng lượng vốn FDI của EU vào Việt Nam.
Về hiệu quả đầu tư
Nguồn vốn đầu tư từ EU được coi là có hiệu quả, WB nêu ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đó là tỉ lệ đòn bẩy, là tỉ số giữa vốn vay và vốn thực hiện; tỉ lệ vốn thực hiện, tức là tỉ số giữa vốn thực tế được giải ngân bởi NH và vốn cấp phép hàng năm. Theo kinh nghiệm, tỉ lệ vốn thực hiện thấp và tỉ lệ đòn
bẩy cao thì không chỉ hiệu quả của FDI thấp mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc nợ trong FDI và tỉ lệ vốn xấu. Trong trường hợp tỉ lệ vốn thực hiện cao, và tỉ lệ đòn bẩy thấp thì hiệu quả của FDI cao hơn. Theo tiêu chí trên trong số các nước và vùng lãnh thổ có FDI vào Việt Nam thì FDI của EU rất hiệu quả. Vì dựa vào tiêu chuẩn qui mô vốn/dự án, thì phần lớn các dự án FDI của EU tại Việt Nam là các dự án vừa và nhỏ, có xu hướng thu hồi vốn nhanh, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ nên tỉ lệ vốn thực hiện cao hơn và tỉ lệ đòn bẩy thấp.
Điều này được chứng minh qua thực tế các dự án FDI của EU tại Việt Nam. Như dự án của tập đoàn Siemens (Đức) cung cấp thiết bị cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II trị giá 80 triệu USD và Siemens cũng là nhà máy cung cấp trang thiết bị cho ngành bưu chính viễn thông và tham gia sản xuất cáp quang trị giá gần 24,83 triệu USD. Tháng 5/2001 hợp đồng theo hình thức BOT được thiêt lập để xây dựng nhà máy Phú Mỹ III với công suất 700 MW trị giá 350 triệu USD. Tháng 3/2004 Siemens được đề nghị cung cấp thiết bị cho 2 trạm Di Linh và Phan Rí thuộc dự án thuỷ điện Đại Ninh với trị giá 25 triệu USD. Công ty Krupp – Plyius (Đức) đầu tư 89 triệu USD đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Sông Gianh (Quảng Bình). Tập đoàn Daimler Benz cũng đầu tư liên doanh xưởng láp ráp ô tô Mercedes trị giá 70 triệu USD. Công ty sữa Nestle của Bỉ đầu tư xây dựng nhà máy thực phẩm như sữa, trà…Nhà phân phối hàng đầu Châu Âu Metro Cash & Carry đã đánh giá thị trường Việt Nam hiện nay còn nhiều tiềm năng và tăng trưởng cao thông qua việc tập đoàn này tiếp tục đầu tư thêm một siêu thị thứ 2 tại Hà Nội nâng tổng số siêu thị của Metro tại Việt Nam lên con số 6; các dự án của tập đoàn Total, tập đoàn này liên tục mở rộng phạm vi cũng như lĩnh vực kinh doanh, kể từ khi có mặt tại Việt Nam năm 1989. Đến nay tập đoàn này đã có 4 công ty khí hoá lỏng (LPG) tại Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành
phố Hồ Chí Minh. Đồng thời công ty dầu nhờn Total. Việt Nam đã được thành lập từ năm 1988 với 100% vốn nước ngoài đặt tại Hải Phòng và 5 văn phòng giao dịch ở một số địa phương. Ngoài ra còn đầu tư xây dựng nhà máy hoá chất Arkema Ltd, 100% vốn nước ngoài và một hệ thống dịch vụ xăng dầu tại Đà Nẵng vào năm 1997 để cải thiện các sản phẩm dầu khí ở khu vực. Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng gia đình tập đoàn Unilever, một công ty đa quốc gia có trụ sở chính ở Anh và Hà Lan. Trong giai đoạn 1995 - 2004 Unilever với một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước bao gồm 350 nhà phân phối và hơn 150.000 đại lý bán lẻ, đạt doanh thu trên 22 tỷ đồng, đóng góp trên 2.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực dịch vu, công ty bảo hiểm Prudential hiện tổng số vốn đàu tư đạt 75 triệu USD, là nhà đàu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bảo hiểm tài chính và ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2004 đạt doanh thu 3.102 tỷ đồng, đưa doanh thu từ trước đến năm 2004 lên 8.400 tỷ đồng và tạo việc làm cho gần 47.000 người…
Nhìn chung, các dự án đầu tư của EU vào Việt Nam vẫn là các dự án vừa và nhỏ, EU chưa coi Việt Nam là một địa điểm đầu tư trọng điểm, khi so sánh với các nước Trung Quốc, Malaysia, Singapore… (EU là đối tác đứng đầu về số vốn đầu tư tại các nước này). Có ý kiến cho rằng đầu tư EU tại Việt Nam có tính chất thăm dò, các nhà đầu tư EU thực sự chưa có kế hoạch lâu dài tại Việt Nam. Nhận xét này dường như có cơ sở khi thực tế cho thấy một đặc diểm nổi bật của các nhà đầu tư EU là rất quan tâm khai thác thị trường nội địa của Việt Nam. Đại đa số các dự án thành công của EU tại Việt Nam như đã nói ở trên đã phần nào chứng minh điều đó. Cũng vì lẽ đó mà các nhà đầu tư EU tại Việt Nam chưa quan tâm đến việc xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ phục vụ
cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2004 FDI từ EU vào Việt Nam có xu hướng giảm mạnh.
Bảng 13 Vốn FDI của một số nước và khu vực tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2004
(Đơn vị tính: triệu USD)
Nước 2001 2002 2003 2004 EU 1.015 49,4 64 94,2 ASEAN 145,1 192,7 102,7 230,5 Mỹ 113,2 142,7 65 74,9 Đài Loan 46,3 312,3 388 460,7 Nhật Bản 163 102 100 254,4 Hàn Quốc 114,4 267,3 344 365,1 Tổng vốn đăng ký 2.600 1.620 1.900 4.100
(Nguồn: www.delvn.cec.eu.int và www.mpi.gov.vn, số liệu của
năm 2005)
Theo số liệu của bảng trên, nếu FDI của EU vào Việt Nam năm 2001 chiếm 39% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam thì tỷ trọng này sụt giảm nghiêm trọng vào các năm tiếp theo: năm 2002 tỷ trọng này là 3%, năm 2003 là 3,37%, năm 2004 là 2,23% và chỉ tăng lên 13,8% vào năm 2005. Vậy, nguyên nhân vì sao mà tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam lại giảm sút như thế? Có rất nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chủ yếu là EU trong giai đoạn này thực hiện chiến lược mở rộng về phía đông.
Đến giữa năm 2002, EU mở rộng sang phía Đông với việc két nạp thêm 10 thành viên mới, dân số tăng thêm 75 triệu người, bằng 20% dân số hiện có, diện tích lãnh thổ tăng thêm 24% so với hiện nay, GDP gần 9000 tỷ EURO (tương đương khoảng 11.000 tỷ USD) chiếm 27,8% GDP thế giới, 30% thương mại toàn cầu (nguồn: http: www. Europa.eu.int).
Việc EU mở rộng sang phía đông đã có ảnh hưởng tới Việt Nam. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về tình hình 10 nước mới gia nhập EU.
* Khái quát tình hình 10 nước gia nhập EU
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời. Các nước này nhanh chóng xây dựng nền kinh tế tập trung theo mô hình Xô Viết dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất, quản lý theo kế hoạch, là thành viên của SEV. Trong suốt thập kỷ 1950 – 1956 của thế kỷ 20, cơ chế kế hoạch hoá tập trung và sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa có tác dụng tích cực, các nước xã hội chủ nghĩa đã thu được những thành tựu to lớn và hệ thống lớn mạnh vô cùng. Tuy nhiên đến thập kỷ 70, đặc biệt là đến thập kỷ 80, nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc, dẫn đến khủng hoảng về chính trị xã hội, đặc biệt là vào cuối những năm 1989 và đầu 1990, ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã diễn ra những đảo lộn về chính trị xã hội, các nước này đã đều chính thức cải cách chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo mô hình phương Tây.
Những năm 50 của thế kỷ 20, khu vực quốc doanh chiếm 87 – 97% sản xuất công nghiệp, đóng góp 70% thu nhập quốc dân. Sau cải cách thì khu vực tư nhân chiếm vị trí quan trọng hơn theo đánh giá của Uỷ ban Châu Âu, đến cuối năm 2002 – khu vực tư nhân với hơn 3 triệu doanh nghiệp, thu hút hơn 70% lao động, chiếm 76% GDP.
Trong lĩnh vực Tài chính tiền tệ trước cải cách, hệ thống giá cả phổ biến là được diều chỉnh trực tiếp theo mệnh lệnh hành chính và được