Tận dụng lợI thế khi là thành viên của WTO từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu tc155 (Trang 37 - 41)

Trung Quốc

Tham gia vào WTO Trung Quốc đã có những chính sách vô cùng khôn khéo. Họ đã thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, thậm chí còn sớm hơn thờI hạn đã cam kết. Nhưng trên thực tế họ đã xây dựng một hành lang pháp lý mớI vớI hàng loạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định, quy chế … để bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các lĩnh vực cần bảo hộ trong nước. Ví như trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Trung Quốc đã thỏa mãn những điều khoản gia nhập WTO của mình, tức là đến hết năm 2006 sẽ từ từ mở thị trường tài chính và ngân hàng của mình, nhưng đó chỉ là trên giấy tờ. Khi một ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh ở Trung Quốc, thì họ phải đặt tiền thế chấp hàng triệu USD. Nếu ngân hàng nào muốn kinh doanh bằng nhân dân tệ, thì đòi hỏi thế chấp này sẽ tăng lên gấp mấy lần. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi không có một ngân hàng nước ngoài nào muốn đơn thương độc mã kinh doanh trong lĩnh vực này.

Mục tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính rất rõ ràng: các ngân hàng nước ngoài tạo sức ép với các ngân hàng trong nước, nhưng các ngân hàng nước ngoài không được chiếm thị phần quá lớn trong lĩnh vực này. Để đạt mục tiêu của mình, Trung Quốc cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng trong nước với tư cách là một cổ đông

nhỏ: Vốn đầu tư nước ngoài không được quá 25%, trong đó một nhà đầu tư không được phép quá 20%. Chiến lược này nhằm vào 3 mục đích:

1. Với tư cách là cổ đông nhỏ, các ngân hàng nước ngoài không có đủ số phiếu để tham gia quyết định.

2. Thế nhưng muốn cho đầu tư của mình có hiệu quả, thì các ngân hàng nước ngoài phải cung cấp kiến thức, công nghệ... trong lĩnh vực tài chính cho các ngân hàng Trung Quốc.

3. Khi có sự đầu tư của các ngân hàng danh tiếng trên thế giới, giá trị của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể, và qua đó sẽ được các nhà đầu tư khác chú ý đến.

Nguồn: ESCAP (đã được trích trong tạp chí Kinh Tế và Dự Báo số 9/2005_57)

Chương 2:

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam 2.1 Khái quát chung về EU

Một tuyên bố nổi tiếng của Bộ ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 9/5/1950: “Châu Âu sẽ không thể làm mọi việc ngay một lúc hoặc chỉ theo đuổi một kế hoạch duy nhất. Nó sẽ được xây dựng thông qua nhũng thành tựu cụ thể nhằm trước hết tạo ra sự thống nhất thực sự… Chính phủ Pháp đề nghị rằng các ngành sản xuất Than-Thép của Pháp và Đức sẽ được đặt dưới sự quả lý của một cơ quan chung, trong khuôn khổ này sẽ mở cửa đối với các nước Châu Âu khác…”. Đây cũng chính là ngày được coi là ngày sáng lập của EU.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Châu Âu phải ngánh chịu những hậu quả nặng nề cả về kinh tế và ảnh hưởng đến vị thế chính trị của mình trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, Đức và Pháp đưa ra ý tưởng thành lập Cộng đồng Than - Thép Châu Âu. Hưởng ứng sáng kiến này, ngày 18/4/1951 sáu nước Bỉ, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan và Lucxambua đã ký hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than - Thép Châu (ECSC), bắt đầu có hiệu lực ngày 23/7/1952 hay gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Năm 1993, trên cơ sở các thoả thuận đạt được tại hội nghị Maastricht nhóm họp tại Hà Lan năm 1991, các quốc gia EC đã nhất trí thông qua một Hiệp ước mới về việc thiết lập Liên minh Châu Âu (EU).

Kể từ khi thành lập đến nay, quá trình liên kết Châu Âu từ nền tảng liên kết kinh tế trong lĩnh vực Than - Thép đã phát triển đã phát triển không ngừng về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ nền móng ban đầu là cộng đồng Than - Thép, năm 1957 sáu nước sáng lập viên quyết định

thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, thúc đẩy hơn nữa quá trình liên kết kinh tế. Đến nay, EU đã trải qua 5 lần mở rộng đưa số thành viên lên 25 nước, hình thành khu vực đồng tiền chung EURO. Với sự tham gia của 12 nước thành viên. EU có những thể chế siêu quốc gia như hội đồng Châu Âu, ngân hàng Châu Âu, Toà án Châu Âu, Quốc hội Châu Âu…Từ liên kết sâu về kinh tế tiến tới liên kết chặt chẽ về chính trị với chính sách an ninh và đối ngoại chung chính sách hợp tác về tư pháp và chống tội phạm.

Một phần của tài liệu tc155 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w