Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông (Trang 32 - 38)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2. Tăng cường chỉ đạo việc phối hợp

trong và ngoài nhà trường.

- Đây là lực lượng chủ yếu và là người trực tiếp giáo dục rèn luyện đạo đức cho các em học sinh vì vậy Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn quán triệt đến từng giáo viên về yêu cầu lồng ghép giáo dục đạo đức khi giảng dạy hay tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Thông qua bài giảng, giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, lành mạnh, dần hình thành cho các em những hành vi, nhân phẩm tốt đẹp.

- Chú trọng môn Giáo dục công dân, phân công giáo viên phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, chú ý không bố trí dạy chéo chuyên môn đối với bộ môn này. Ví dụ: Không nên bố trí giáo viên dạy Toán, Lý Hoá hoặc giáo viên chủ nhiệm giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.

- Hiệu trưởng cần đặt ra yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức thông qua môn học thành tiêu chuẩn công tác của mỗi giáo viên và coi đó là nội dung cần kiểm điểm, đánh giá trong các dịp sơ kết, tổng kết cuối kỳ, cuối năm học...

- Đối với giáo viên mới ra trường, Hiệu trưởng cần hướng dẫn các tổ chức giúp đỡ họ, để họ có thêm năng lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phấn đấu:” Mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

3.2.2. Đối với các đoàn thể nhà trường

3.2.2.1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:

- Đây là tổ chức chính trị trong nhà trường, phần lớn là giáo viên trẻ tuổi, và số học sinh lớp 9 đã được kết nạp. Vậy, cần tiên phong và thể hiện là lực lượng xung kích trong các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phong trào.

- Cần xây dựng kế hoạch hoạt động thật chi tiết ngay từ đầu mỗi năm học, qua giai đoạn thực hiện cần kiểm tra đánh giá xem kết quả từ đó để điều chỉnh kịp thời.

- Hiệu trưởng cần lưu tâm và phối hợp với lực lượng này, lên kế hoạch cụ thể để hoạt động có hiệu quả.

3.2.2.2. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

- Hoạt động của Đội là bề nổi trong mọi hoạt động của nhà trường. Dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh, đội xây dựng kế hoạch hoạt động ngày từ đầu năm học theo chủ đề, chủ điểm hoặc qua sinh hoạt đội để thu hút các học sinh vào các hoạt động vui chơi bổ ích. Qua các buổi sinh hoạt của đội giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy hoặc giáo dục đạo đức thông qua tổ chức hội thi “nét đẹp đội viên”, “vòng tay bè bạn”, “uống nước nhớ nguồn”.

- Phát động phong trào đọc và làm theo báo đội, giáo dục các em học tập những điều hay lẽ phải, tránh những biểu hiện hành vi không tốt, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên chăm ngoan.

- Phát huy vai trò của Đội thiếu niên tiền phong trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua các hoạt động nhân dịp các ngày lễ lớn.

Ví dụ: nhân dịp 20/11 nhà trường chỉ đạo chi Liên đội tổ chức hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam lấy chủ đề là: “Nói lời hay làm việc tốt”.

Thực hiện sự chỉ đạo trên, Đội tiến hành xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch.

- Thời gian: Từ ngày 02 đến ngày 30 tháng 11 (4 tuần). - Thành phần:

+ Thực hiện: Tập thể học sinh trong toàn trường. (lớp + GVCN) + Giám sát: Ban nề nếp và đội cờ đỏ.

- Nội dung: xây dựng một số tiêu chí

1. Không đùa nghịch tới mức dẫn đến gây gổ đánh nhau. 2. Không nói tục, chửi thề dù ở lớp hoặc nơi nào.

4. Vứt rác đúng nơi quy định.

5. Phát hiện trường hợp vi phạm, báo cáo kịp thời. ...

Nếu trường hợp nào vi phạm một trong những tiêu chí trên sẽ trừ điểm thi đua của lớp “5 điểm”.

- Hình thức: Triển khai đại trà.

- Tổng kết: Khen thưởng lớp có số điểm dương tối đa theo từng khối.

Bước 2: Các bước tiến hành - Họp, xây dựng kế hoạch. - Thực hiện.

- Kiểm tra đánh giá.

Bước 3: Kết quả

Qua đợt phát động, theo số liệu thống kê đã thu được kết quả như sau: + Lớp 6A có 02 học sinh vi phạm tiêu chí 1,2 nên lớp bị trừ 10 điểm. + Lớp 6B có 01 học sinh vi phạm tiêu chí 3 nên lớp bị trừ 05 điểm. + Lớp 6C không có học sinh vi phạm nên lớp không có điểm trừ.

Vậy qua đợt phát động này lớp 6C được xếp nhất khối 6. Cứ như vậy lần lượt đến khối 7, 8, 9.

Bảng 6: Thống kê tình hình vi phạm của học sinh qua đợt phát động.

Lớp Những trường hợp vi phạm Tổng điểm Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí N 6A x x 10 6B x 5 6C 0 Khối 6 7A x 5 7..

Qua hoạt động điểm trên, so sánh với những tháng trước số lượng học sinh vi phạm giảm đáng kể. Vậy hầu hết các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và đặc biệt là Ban giám hiệu rất tán thành quan diểm này, có kế hoạch áp dụng cho cả năm học.

3.2.3. Đối với cha mẹ học sinhvà ban đại diện cha mẹ học sinh:

- Đây là lực lượng quan trọng quyết định hiệu quả của giáo dục đạo đức học sinh, đóng vai trò giúp nhà trường và gia đình có được thông tin hai chiều, tạo điều kiện phát hiện kịp thời những sai phạm và phối hợp giáo dục uốn nắn những hành vi sai phạm đó.

- Hiệu trưởng cần có kế họach chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp kịp thời thông tin những vấn đề có liên quan đến quá trình rèn luyện, tu dưỡng của các em để phối hợp uốn nắn giáo dục khi có biểu hiện sai phạm:

+ Họp phụ huynh học sinh định kỳ. + Gặp gở trao đổi riêng khi có việc cần.

+ Gia đình cần hiểu rõ trách nhiệm của cha mẹ, ngoài việc nuôi dưỡng còn có trách nhiệm giáo dục con cái. Quan niệm sống, cách cư xử của họ luôn là tấm gương sáng để các con cái họ noi theo. Cách làm việc, giao tiếp, nề nếp sinh hoạt, sự tổ chức của gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, Cha mẹ phải ý thức được rằng đạo đức của chính họ là đạo đức của con cái.

+ Tổ chức các hội thảo giữa nhà trường và gia đình để nắm tình hình đạo đức của học sinh để đề ra những biện pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp.

Ví dụ: Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, tôi đã đã tiến hành tổ chức hội thảo” Vai trò của gia đình trong giáo dục con cái”. Để chuẩn bị cho hội thảo, các giáo viên chủ nhiệm của trường đã tìm hiểu khảo sát về hoàn cảnh của 20 học sinh hay sai phạm chuẩn đạo đức để tìm nguyên nhân và đưa biện pháp giáo dục đạo đức hợp lý.

- Nhóm thứ nhất: Thuộc các hộ nông dân, các gia đình buôn bán nhỏ, cha mẹ lo làm ăn, bươn chải để mưu sinh trong nền kinh tế thị trường nên buông lõng sự quản lý. Phát sinh tâm lý đua đòi, rong chơi, đam mê các biểu hiện không lành mạnh của xã hội như: trốn học đi đánh Bida, chơi games, hút thuốc...

- Nhóm thứ hai: Thuộc diện con em gia đình khá giả, nuông chiêù con cái, “con muốn gì được nấy, ăn mặc những mốt ngỗ ngáo”, thiếu sự liên hệ với nhà trường nên không nắm được tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của con cái mình.

- Nhóm thứ ba: Là con cái của những gia đình có chức có quyền, có cương vị trong xã hội, nhóm này thường “coi trời bằng vung” nên ngang nhiên phá phách.

Qua hội thảo, từ các ý kiến của cha mẹ học sinh, đến các thầy cô giáo và ý kiến của Đại biểu đều đi đến nhất trí là: Để nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh trong nhà trường, trước tiên cần phải xã hội hoá về ý thức cho toàn dân mà thiết thực nhất là các bậc cha mẹ học sinh của nhà trường.

Hằng tuần, cứ đến buổi sinh hoạt cuối tuần, ban đại diện học sinh các lớp nghe giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo tình hình học tập và diễn biến của lớp trong tuần. Những học sinh chăm ngoan, tiến bộ sẽ được chọn danh hiệu học sinh khá giỏi trong tháng (hàng tháng nhà trường có bảng danh dự để phát cho những em có tiến bộ trong tháng, ở đây không nhất thiết phải có học sinh khá giỏi mà cả những em có học lực, hạnh kiểm trung bình hay yếu, có hướng phấn đấu và tiến bộ rõ rệt nhằm kích thích sự phấn đấu của các em). Những học sinh có hành vi vi phạm nội quy nhà trường, tuỳ theo mức độ sẽ được nhắc nhỡ trước lớp hoặc mời gia đình đến để phối hợp giáo dục.

3.2.4. Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội ở địa phương.

- Đối với xã hội, Hiệu trưởng cần thường xuyên tham mưu với Đảng uỷ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường THCS Ngô Quyền, Xã Ia ga , huyện Chư prông (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w