thiện CMK’T và quy trình kiểm toán của KTNN
Qua những vấn đề lý luận chung và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế và một số n−ớc trên thế giới đã trình bày ở trên cho phép rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho quá trình hoàn thiện các CMK’T và quy trình kiểm toán của KTNN nh− sau:
a- Sự lựa chọn mô hình thiết lập hệ thống CMK’T, quy trình kiểm toán KTNN. Xuất phát từ chính hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam hiện nay do các tổ chức hội nghề nghiệp ch−a có đủ khả năng nên CMK’T và quy trình kiểm toán của KTNN vẫn phải do cơ quan KTNN (mô hình tự kiểm soát) soạn thảo và ban hành nh− hiện nay, không nhất thiết phải là công bố của các tổ chức nghề nghiệp là phù hợp.
b- Hệ thống CMK’T và quy trình kiểm toán của KTNN cần phải xây dựng trên cơ sở các CMK’T, quy trình kiểm toán quốc tế và có xem xét các CMK’T của các Quốc gia khác, nhằm rút ngắn thời gian để tiếp cận nhanh chóng với thông lệ quốc tế, hiện đại hoá công nghệ kiểm toán.
c- Hệ thống chuẩn mực cần phải soạn thảo và ban hành đầy đủ, đồng bộ bao gồm các chuẩn mực về đạo đức, các CMK’T Báo cáo tài chính, các CMK’T hoạt động và tiến tới nghiên cứu, xây dựng để ban hành các CMK’T đối với một số lĩnh vực chuyên biệt CMK’T Ngân hàng Nhà n−ớc.
d- Quy trình kiểm toán quán triệt nguyên tắc gồm 4 giai đoạn, cần tập trung xây dựng quy trình chung (chuẩn) đảm bảo khoa học, nội dung đầy đủ, chi tiết làm cơ sở xây dựng các quy trình chuyên ngành đồng thời xây dựng ban hành bổ sung quy trình kiểm toán hoạt động để áp dụng.
e- Cải tiến quy trình xây dựng CMK’T và quy trình kiểm toán theo h−ớng chuyên môn hoá, cần có bộ phận chuyên trách (phòng chính sách) làm đầu mối tổ chức thực hiện, tập hợp đ−ợc nhữnng chuyên gia kiểm toán có năng lực, trình độ vào Ban soạn thảo nhằm nâng cao chất l−ợng, hiệu quả của hệ thống các CMK’T và quy trình kiểm toán Nhà n−ớc./.
Ch−ơng II
Thực trạng hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm
toán của Kiểm toán Nhà n−ớc Việt Nam
Nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán, ngay sau ngày thành lập 11/7/1994 theo Nghị định 70/CP của Chính phủ cơ quan KTNN đã xúc tiến ngay công tác nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Hàng loạt các đề tài khoa học đ−ợc triển khai nhằm xác lập các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống chuẩn mực kiểm toán của KTNN Việt Nam và các quy trình kiểm toán. Nhờ quá trình nỗ lực nghiên cứu khoa học về kiểm toán đến cuối năm 1999 cơ quan KTNN Việt Nam đã ban hành một hệ thống gồm 14 chuẩn mực KTNN và một quy trình kiểm toán chung, ba quy trình kiểm toán các lĩnh vực chuyên ngành, hai quy trình lập báo cáo kiểm toán.
Hệ thống chuẩn mực và các quy trình kiểm toán của KTNN đã tạo ra b−ớc ngoặt trong tiến trình hoàn thiện và nâng cao chất l−ợng kiểm toán của KTNN.