Xuất phát từ nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Pháp luật được hiểu là những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đó có quan hệ kinh tế hoạt động một cách có mục đích. Trên cơ sở những khó khăn trên em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Sớm hoàn thiện những văn bản hướng dẫn một cách cụ thể cho Bộ Luật Dân sự 2005 Và Luật Thương Mại 2005. Về khái niệm của hoạt động xây dựng cần định nghĩa lại để làm sao bao quát được tất cả các quan hệ trong lĩnh vực xây dựng mà nó tác động đến. Và trong định nghĩa phải thể hiện được những đặc trương pháp lý chủ yếu cho hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Có thể định nghĩa về hợp đồng xây dựng như sau: “hợp đồng xây dựng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong hoạt động xây dựng phù hợp với năng lực hoạt động kinh doanh của mỗi bên”. Theo khái niệm này đã có nhắc đến khái niệm kinh doanh để phù hợp với Luật thương Mại 2005 ra đời đã xóa bỏ đi khái niệm hợp đồng kinh tế. tức là, các bên tham gia ký kết phải có đăng ký kinh doanh hoạt động đó trong lĩnh vực mình đảm nhiệm ký kết.
- Nhà nước cần có những quy định về đơn giá chi tiết cụ thể, ngay từ đầu để xác định được ngay từ đầu sơ bộ giá công trình (sẽ đầu tư), từ đó xác định được giá cho hoạt động tư vấn.Khi đó, sẽ xác định được đối tượng của hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng và xác định được nguồn luật điều chỉnh sao cho phù hợp, tránh được rủi ro và thiệt hại cho các bên tham gia hợp đồng vì giá tư vấn được xác định là % giá trị công trình.
- Quy định về trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng làm phát sinh nhiều quan hệ hợp đồng, dựa trên quan hệ hợp đồng đó, các bên tiến hành thực hiện một số những công việc nhất định để thỏa mãn yêu cầu và mục đích của mỗi bên. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do cạnh tranh lành mạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, các bên tìm đến nhau để ký kết các hợp đồng kinh doanh ngành xây dựng, quan hệ hợp đồng theo đó phát sinh và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng đó.
- Do đăc điểm của họat động đầu tư xây dựng là cần nhiều thời gian đã có trường hợp như đã nêu ở trên đã có trường hợp một bên gặp khó khăn (thường là khó khăn về vốn) sẽ tạm hoãn việc tiếp tục thực hiện hợp đồng; nhưng có những trường hợp không xác định được thời gian hoãn đến khi nào? Và thật khó khăn nữa là việc hoãn vốn đó lại chính là Nhà nước chưa có để phân bổ, hoặc xét thấy chưa cần thiết phải tiếp tục đầu tư. Những trường hợp này lại phải chờ không biết đến khi nào.
- Như ta đã biết hoạt động đóng góp cho sự phát triển của đất nước là rất lớn. mà để nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mỗi bên có thể nói là chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng là quan trọng hơn cả. Một câu hỏi đặt ra là tại sao trong quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng khi bị vi phạm mức phạt hợp đồng cao nhất chỉ là 12%, mà không phải là mức phạt khác cao hơn để đảm bảo cho tính nghiệm túc thực hiện hợp đồng của các bên tham gia.
Vậy, để hệ thống pháp luật được đồng bộ,nhằm củng cố quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động tư vấn nói riêng, nâng cao hiệu quả trong việc ký kết hợp đồng, nâng cao tinh thần thực thi hợp đồng…Nhà nước nên có những điều chỉnh, sửa đổi bổ sung để có thể khắc phục những hạn chế tồn đọng của pháp luật hiện hành.