Dự án tài chính nông thôn I

Một phần của tài liệu tc046 (Trang 30 - 37)

Hiệp định Tín dụng Phát triển cho Dự án Tài chính Nông thôn I (Khoản Tín dụng số 2855 - VN) được ký kết tháng 7/1996 giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực từ tháng 2/1997. Theo Hiệp định, WB tài trợ cho Việt Nam số tiền tương đương 113 triệu USD để thực hiện dự án. Dự án đã kết thúc vào ngày 31/12/2001 và sẽ được quay vòng trong 25 năm tiếp theo.

* Mục tiêu của dự án:

- Hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn qua việc khuyến khích đầu tư cá nhân.

- Nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp tài chính cho khu vực tư nhân.

- Giúp đỡ người nghèo ở nông thôn tiếp cận được các dịch vụ tài chính. * Yêu cầu với PFIs:

- Tính hợp pháp: các ngân hàng được lựa chọn phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kiểm toán và luật ngân hàng.

- Khả năng thanh toán: các PFI đáp ứng được các tiêu chí về giá trị tài sản đủ để trang trải các hoạt động của nó, đặc biệt các khoản nợ. Các chỉ tiêu yêu cầu như: tỷ lệ nợ quá hạn ròng <10% so với tổng dư nợ vay, tỷ lệ nợ quá hạn ròng so với vốn tự có <25%, tỷ lệ an toàn tối thiểu 8%.

- Khả năng thanh khoản: có thể chuyển đổi nhanh các tài sản của mình để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh khoản không được thấp hơn 30% (được xác định bởi tài sản có động trên các tài sản nợ ngắn hạn).

- Khả năng sinh lời và tính hiệu quả: xem xét chỉ tiêu ROE > tỷ lệ lạm phát hàng năm và chỉ tiêu ROA > 3%

- Chất lượng năng lực của đội ngũ quản lý và các bộ phận nhân viên: Các PFI phải có đội ngũ nhân viên có trình độ quản lý và chuyên môn đảm bảo khả năng triển khai có hiệu quả các hoạt động của ngân hàng và hoạt động cho vay lại từ RDF. Đồng thời các PFI cũng phải có hệ thống quản lý tài chính lành mạnh bao gồm hệ thống hạch toán kế toán, kiểm toán, kiểm toán nội bộ tốt nhằm đảm bảo cho vốn RDF được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

* Cấu phần của dự án:

(A) Quĩ Phát triển Nông thôn I (RDF I): Quỹ RDF là hạn mức tín dụng chung dùng để tài trợ cho các hoạt động khả thi của hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân nông thôn với 67,76 triệu SDR tương đương 94,69 triệu USD cho vay ngắn, trung và dài hạn thông qua PFIs.

(B) Quĩ Cho vay Người nghèo Nông thôn (FRP): Quỹ FRP được thiết kế để dành riêng cho người nghèo nông thôn nhằm mục đích khắc phục những yếu kém trong tín dụng nông thôn với việc mở cửa thị trường cho các nhóm người trước đó chưa tiếp cận được với vốn do các điều kiện vay không được đáp ứng như không có tài sản thế chấp, thiếu nguồn vốn của các định chế tài chính, rủi ro trong thu hồi nợ… Quỹ có tổng số tiền vay là 8,13 triệu SDR tương đương 11,06 triệu USD.

(C) Cấu phần Tăng cường năng lực thể chế: Cấu phần này được tài trợ 6.81 triệu SDR tương đương khoảng 7,5 triệu USD bao gồm các hoạt động trợ giúp và đào tạo để: (i) Hỗ trợ cán bộ của Ban quản lý dự án và giám sát hoạt động cho vay lại vốn ODA của ngân hàng bán buôn, trong đó có việc đánh giá lựa chọn các PFI, (ii) Nâng cao năng lực cho VBARD và VBP trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho khu vực nông thôn, (iii) Hỗ trợ đào tạo tăng cường năng lực cho cộng đồng nông thôn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, thành lập tổ nhóm tín dụng tiết kiệm… Dự án cũng tài trợ cho chương trình xe ngân hàng lưu động để mở rộng phạm vi hoạt động tài chính đến các vùng sâu, vùng xa.

* Các định chế tài chính được lựa chọn:

Trong quá trình từ khi dự án bắt đầu đến khi dự án kết thúc thì đã có 6 ngân hàng tham gia giải ngân nguồn vốn dự án bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng TMCP Bắc Á; Ngân

hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Á Châu; Ngân hàng TMCP Rạch Kiến (Nay là Ngân hàng Đại Tín); và Ngân hàng TMCP Phương Nam.

* Lãi suất cho vay lại:

- Cho vay bằng VNĐ: Lãi suất cho vay lại từ NHĐT tới các tổ chức tín dụng được tính bằng lãi suất cơ bản hiện hành trừ đi một biên độ. Biên độ này sẽ được cố định trong 3 tháng và sẽ được xác định bằng cách lấy lãi suất cơ bản hiện hành trừ đi lãi suất trung bình trọng số của các khoản tiền gửi 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được điều chỉnh theo các yêu cầu về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng nhà nước quy định và không thấp hơn 5%/năm.

- Cho vay bằng USD: Trong từng trường hợp cụ thể, NHĐT có thể cho các tổ chức tín dụng vay lại bằng USD với lãi suất bằng lãi suất Libor cộng với một khoản chênh lệch, song không thấp hơn 2,75%/năm.

Lãi suất bán lẻ: các PFI được tự do xác định lãi suất cho vay đến người vay cuối cùng, phù hợp với chính sách lãi suất của từng tổ chức tín dụng.

* Kết quả giải ngân tín dụng (31/12/2001)

Tại thời điểm 31/12/2001 toàn bộ số vốn của cấu phần (A) và (B) đã được giải ngân hết cho 6 PFIs với dư nợ đạt 1.461 tỷ VNĐ và tỷ lệ sử dụng hạn mức tín dụng của các PFIs đạt 98%. Lũy kế cho vay nguồn vốn tín dụng (giải ngân vòng 1 và cho vay quay vòng) đạt 3.475 tỷ VNĐ. Nguồn vốn đã tạo ra tổng mức đầu tư ở khu vực nông thôn lên đến 6.581 tỷ VNĐ và đầu tư cho khoảng 636.000 khoản vay.

Bảng 2.3: Kết quả giải ngân dự án TCNT I

(A) Quỹ phát triển nông thôn (RDF) - Dư nợ cho vay

- Lũy kế giải ngân

94,69 1.298 1.286 3.324 (B) Quỹ cho vay người nghèo (FRP)

- Dư nợ cho vay - Lũy kế giải ngân

11,06 163

151 151 Tổng nguồn vốn của 2 quỹ

Lũy kế giải ngân của 2 quỹ

105,75 1.461 3.475

(Theo tỷ giá USD/ VNĐ = 14000) Tỷ lệ cho vay theo các quỹ như sau:

- Dư nợ quỹ RDF đạt 1.286 trong đó có 74% là cho vay trung và dài hạn. Lũy kế giải ngân cho vốn RDF đạt 3.324 tỷ VNĐ và tài trợ trên 595.000 khoản vay ở khu vực nông thôn. Trung bình quỹ RDF sẽ tài trợ 52,3%, các PFI tài trợ bổ sung 11,2% và người vay cuối cùng đóng góp 36,5% tổng chi phí tiểu dự án, các món vay chủ yếu là nhỏ, bình quân khoảng 6,8 triệu VNĐ.

- Dư nợ quỹ FRP đạt 151 tỷ và số món vay khoảng 41.000. Trung bình quỹ FRP tài trợ 66,5%, các PFI tài trợ 12,1% và người đi vay cuối cùng đóng góp 21,4% chi phí tiểu dự án. Bình quân các món vay khoảng 4,4 triệu VNĐ.

Đối với cấu phần tín dụng RDF và FRP thì toàn bộ số vốn của dự án đã sử dụng để tài trợ cho 63.000 dự án bao gồm các phương án kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nông thôn ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Dự án đã giúp cho khoảng 375.000 hộ được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, trong đó có khoảng 6.000 hộ được vay trực tiếp từ FRP và khoảng 325.000 hộ được hưởng các dịch vụ từ 159 xe ngân hàng lưu động. Điều này đã tạo ra được khối lượng đầu tư lớn hơn gấp nhiều lần so với dự kiến. Ước tính cứ 1 USD thì tạo ra khoảng 4 USD tính đến

31/12/2001. Đối với cấu phần tăng cường năng lực thể chế thì dự án I mới chỉ sử dụng được 1/3 số tiền của phần nâng cao này cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

* Kết quả dự án TCNT I tính đến thời điểm 31/12/2009

Dự án TCNT I được đánh giá là dự án khá thành công khi lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân và hoàn thành vào ngày 31/12/2001. Toàn bộ nguồn vốn của khoản Tín dụng đã được giải ngân theo các Cấu phần của Dự án cho các Ngân hàng được lựa chọn tham gia.

Dự án TCNT I đã kết thúc giai đoạn thực hiện, song từ nguồn trả nợ gốc của các Ngân hàng tham gia, Dự án đã tạo ra một Quĩ Quay vòng (số vốn gốc do các Ngân hàng hoàn trả) có thời gian tồn tại 20 năm (đến 2022).

Bảng 2.4: Dư nợ dự án TCNT I giai đoạn 2006 - 2009

(Đơn vị: Tỷ VNĐ)

Năm Dư nợ quỹ RDF Dư nợ Quỹ FRP Tổng cộng

2006 1.087,02 34 1.121,02

2007 1.075,02 34 1.109,02

2008 1.006,25 22 1.028,25

2009 1.035,22 24 1.059,22

(Nguồn: Sở giao dịch III - BIDV) Trong giai đoạn 2006 - 2009 dư nợ 2 quỹ luôn đạt trên 1.000 tỷ VNĐ tương đương khoảng 90% tổng nguồn vốn. Lũy kế cho vay nguồn vốn dự án đạt 2.103 tỷ và đã có khoảng 390.000 tiểu dự án được tài trợ tính đến 31/12/2009 và dư nợ nguồn vốn đạt 1059 tỷ trong đó quỹ RDF đạt 1.035 tỷ, quỹ FRP là 24 tỷ.

Có thể nhận thấy trong bảng thống kê trên, trong năm 2006 tổng dư nợ là cao hơn các năm triển khai dự án tiếp theo, đạt 1.121,02 tỷ VNĐ. Bước vào năm 2007 do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng chưa sâu rộng nên mức dư nợ giảm nhẹ là 12 tỷ. Trong năm 2008, mức dư nợ đã giảm khá nhiều 92,77 tỷ VNĐ do nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc cho vay của các ngân hàng hẹp và tổng mức dư nợ giảm. Năm 2009 tổng dư nợ tăng so với năm 2008 là 31 tỷ VNĐ, một dấu hiệu khá rõ khi nền kinh tế Việt Nam phục hồi.

Bảng 2.5: Dư nợ cho các PFIs vay, thời điểm 31/12/2009

(Đơn vị: tỷ VNĐ) PFIs Dư nợ (Tỷ VNĐ) Ngắn hạn Tr - Dài hạn Quỹ RDF I 63,17 972,05 1.035,22 1, NH Nông nghiệp 0 919 919 2, NH Á Châu 21 17,93 38,93 3, NH Đông Á 16,65 31,71 48,36 4, NH Đại Tín 0 2,5 2,5 5, NH Bắc Á 15 0,91 15,91 6, NH Phương Nam 10,52 0 10,52 Quỹ FRP 24 0 24 1, NH Nông nghiệp 24 0 24 Tổng dự án 87,17 972,05 1.059,22

(Nguồn: Sở giao dịch III – BIDV) Nhìn vào bảng ta thấy, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn được đánh giá là ngân hàng có uy tín cao nhất. Do vậy có mức vay lớn nhất với tổng số tiền cho cả hai quỹ đạt 943 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay trung và dài hạn chiếm 97,6% trong cho vay phát triển nông thôn và 23,4% cho vay

ngắn hạn trong quỹ người nghèo và là ngân hàng duy nhất cho vay người nghèo.

Ngân hàng Á Châu thì chủ yếu cho vay trung dài hạn chiếm tới 75%, chứng tỏ ngân hàng này có tiềm lực khá lớn, đủ để trang trải cho những rủi ro tín dụng. Trong khi đó, ngân hàng Phương Nam việc sử dụng vốn vay của họ lại tập trung toàn bộ vào ngắn hạn để giảm rủi ro tối đa. Ngoài ra, các ngân hàng còn tùy vào điều kiện mà cho vay ngắn, trung - dài hạn tùy theo chiến lược kinh doanh của mình.

* Những tác động đến nền kinh tế xã hội:

- Hỗ trợ tích cực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam: Nguồn vốn đã tạo ra tổng mức đầu tư ở khu vực nông thôn tương đương 647 triệu USD.

- Tỷ lệ hoàn trả từ người đi vay cuối cùng đến các PFIs theo báo cáo luôn ở mức cao trên 98%, cho thấy nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho người vay.

- Phụ nữ nông thôn được hưởng lợi bình đẳng từ dự án. Người đi vay là phụ nữ chiếm 45% trong tổng người đi vay. Nguồn vốn đã tạo thêm việc làm cho khoảng 400,000 lao động ở khu vực nông thôn.

- Dự án đã kích thích cạnh tranh lành mạnh, cung cấp dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn, năng lực quản lý và cho vay cũng được cải thiện thông qua sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo.

Một phần của tài liệu tc046 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w