Đánh giá kết quả hoạt động thu hút FD

Một phần của tài liệu tc035 (Trang 38 - 42)

Chương II: Thực trạng thu hút vốn FDI và môi trường đầu tưở thành phố Hải Phòng.

2.2.5. Đánh giá kết quả hoạt động thu hút FD

Là một trong những địa phương đi đầu trong đổi mới, mở cửa trong chiến lược phát triển kinh tế, Hải Phòng xứng đáng đứng trong “top" 5 địa phương thu hút được nhiều dự án, vốn đầu tư FDI vào địa bàn.

a. Kết quả đạt được

Hải Phòng luôn chú trọng tới công tác thu hút nguồn vốn FDI vào thành phố những năm qua. Sang thế kỷ XXI, Hải Phòng càng đẩy mạnh công tác thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy những năm đầu thực hiện, tổng vốn FDI được thu hút vào thành phố còn hạn chế, nhưng những năm sau đó, tổng nguồn vốn FDI đã có sự tăng vọt, đặc biệt trong năm 2008:

Hình 2: Biểu đồ thu hút FDI vào Hải Phòng qua các năm

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng

Đến năm 2005, Hải Phòng thu hút gần 2,1 tỉ USD vốn FDI. Với 34 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng mức vốn đăng kí trên 251 triệu USD, 18 dự án điều chỉnh tăng vốn trên 70 triệu USD, tổng vốn thu hút trên 322 triệu USD vốn ĐTNN. Đặc biệt, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, thành phố đã cấp mới 6 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng kí đầu tư là 29,5 triệu USD, điều chỉnh

đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng này đạt 65 triệu USD, bằng 129% so với cùng kì năm 2006.

Đến tháng 10 năm 2008, tổng số vốn đăng kí đầu tư của các dự án FDI mới và các dự án đăng kí tăng vốn vào Hải Phòng đã gần 1,3 tỉ USD, tăng gấp 5 lần so với cả năm 2007. Đây là kết quả thu hút cao nhất từ trước tới nay của thành phố. Trong đó, 34 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư là 588.640.169 USD, số dự án điều chỉnh bổ sung tăng vốn đầu tư có 19 dự án với số vốn tăng thêm đạt 646.101.867 USD. Đáng chú ý có những dự án lớn đã được tăng vốn và khởi công là dự án của công ty TNHH Amco Mibeak Vina tăng vốn thêm 555 triệu USD xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng Sông Giá - Thuỷ Nguyên, dự án của công ty cổ phần KCN Đình Vũ đầu tư 147 triệu USD để mở rộng KCN Đình Vũ giai đoạn 2, dự án của chi nhánh công ty TNHH GE Việt Nam đầu tư hơn 61 triệu USD (giai đoạn 1) sản xuất, lắp ráp phụ kiện…

Theo kế hoạch năm 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần thu hút 1.000.000.000 USD, nhưng do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình đầu tư nói chung, trong 10 tháng đầu năm 2009, số vốn đầu tư thu hút chỉ đạt 9,4% kế hoạch đã đề ra.

Đến nay, thành phố đã có trên 282 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí đầu tư gần 4,2 tỉ USD. Trong đó, vốn đầu tư đưa vào thực hiện 1,89 tỉ USD đạt 45% tổng vốn đầu tư. Theo đánh giá chung, hầu hết các dự án FDI tại đây đều đúng mục đích, định hướng, đúng lĩnh vực đang khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Để có được kết quả này, Hải Phòng cũng đã trả giá rất nhiều cho một thời kì tồi tệ, thủ tục rườm rà, điều hành rắc rối, phiền nhiễu làm nhiều nhà đầu tư nản lòng quay gót. Từ đó, thành phố đã dành nhiều sự ưu ái cần thiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng, phát triển KT- XH luôn tăng trưởng ở mức cao. Trong đó phải kể đến các dự án không những thực hịên đầy đủ việc đưa vốn điều lệ, vốn đăng kí vào đầu tư, thực hiện cả vốn đăng kí như công ty liên doanh phát triển KCN Nomura, các công ty thuê mặt bằng trong KCN này như Yazaki, Toyota Boshuko, Toyoda Gosei, Pioneer… Giai đoạn gần đây nhất, việc thực hiện các chuyên đề theo niên hạn như “Cải cách hành chính", “năm doanh nghiệp", “Năm kỉ cương hiệu quả"… đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến Hải Phòng, coi đây là nơi tin cậy đầu tư vốn liếng, đặt nền tảng công cuộc làm ăn lâu dài.

Hiện nay, có nhiều tập đoàn lớn đang xúc tiến đầu tư vào Hải Phòng như: Tập đoàn Semco (Singapore) sẽ đầu tư xây dựng khu đô thị công nghiệp mới rộng hàng ngàn ha

tại Bắc Sông Cấm, tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) đầu tư xây dựng KCN công nghệ cao tại khu vực Tràng Cát. Mới đây nhất, thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) đã chính thức đề nghị đầu tư một KCN Thâm Quyến tại Hải Phòng với quy mô khoảng 800 ha. Với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mở rộng, một yêu cầu cấp thiết đặt ra với thành phố là làm thế nào để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hoạt động một cách hiệu quả - trong đó các yếu tố như mặt bằng sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời gắn phát triển với bảo vệ môi trường. Việc hấp thụ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu để đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH của thành phố.

b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Thu hút FDI ở Hải Phòng những năm vừa qua đã thu được những thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố này vẫn còn nhiều tồn tại.

Trước hết nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực vẫn chưa cân đối, tỷ trọng các dự án đầu tư vào dịch vụ còn quá nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên thu hút như giáo dục, y tế; chưa có các trường học, bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và các vùng lân cận. Việc thu hút nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của thành phố.

Nguyên nhân của hạn chế trên là nhà đầu tư nhận thức chưa đủ về tiềm năng, thế mạnh cũng như nhu cầu của các ngành, lĩnh vực. Giao thông giữa nội thành với ngoại thành và giữa thành phố với các tỉnh thành lân cận mới đang trong quá trình hoàn thiện. Nguồn nhân lực vốn có chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về chất lượng của nhà đầu tư. Việc hỗ trợ giải phóng đền bù cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế còn chưa hiệu quả.

Thực tế, thành phố vẫn đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu, xúc tiến đầu tư. Lãnh đạo cũng nhiều lần tổ chức đoàn đi nước ngoài kêu gọi, xúc tiến thương mại. Các chính sách vận động, thưởng vận động thu hút đầu tư cũng không thiếu. Nhưng cũng lạ là thực tế, sau khi xem xét phân tích, đánh giá… quá ít dự án FDI lớn nào muốn thực hiện ở Hải Phòng. Nguyên nhân là do đâu?

Một trong những vướng mắc nhất khiến cho thu hút đầu tư nước ngoài của Hải Phòng chưa xứng với lợi thế vốn có của thành phố là khâu giải phóng mặt bằng. Thật vậy, đã có rất nhiều dự án đầu tư tại Hải Phòng đã bị “tắc” do không giải phóng được

mặt bằng. Chẳng hạn công ty TNHH Phú Cường phải mất hơn 3 năm với trên 20 tỉ VND mới nhận được mặt bằng. Tương tự là dự án nhiệt điện Hải Phòng cũng mất tới 4 năm mới giải phóng xong mặt bằng một số hạng mục. Nhiều dự án khác cũng trong tình trạng tương tự: dự án của công ty TNHH Hiệp Phong đầu tư vào khu đô thị Olympia tại huyện Kiến Thụy, dự án xây dựng CSHT KCN Đồ Sơn, dự án Tràng Duệ,… đều chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Theo báo cáo của ban quản lý các KCN và KCX ở Hải Phòng, công tác thu hút FDI của thành phố những năm gần đây được đánh giá là khá lạc quan nhưng hiện thành phố vẫn "thiếu đất sạch, chưa quy hoạch, xây dựng những KCN đủ điều kiện để thu hút những dự án đầu tư lớn". Không những vậy, báo cáo còn khẳng định: nếu nhà đầu tư cần quỹ đất trên 500ha cho dự án thì sẽ khó mà đáp ứng được.

Thiếu đất là vậy, nhưng Hải Phòng lại tồn tại một nghịch lý, trong khi các dự án này không thể triển khai vì thiếu mặt bằng sạch thì một số dự án khác lại có hiện tượng “chiếm đất, giữ chỗ". Tới nay, Hải Phòng đã và đang tiếp nhận nhiều dự án trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị, trong đó mỗi dự án sử dụng hàng chục đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ha đất. Tuy nhiên trong khi hàng chục nghìn hộ nông dân không còn đất canh tác do phải trả đất cho Nhà nước để chuyển đổi mục đích sử dụng, thì có không ít dự án bất động sảnBĐS chậm được triển khai, có dấu hiệu “chiếm đất, giữ chỗ". Các dự án này thường tổ chức khá rầm rộ lễ khởi công, sau đó lại rơi vào tình trạng “bất động" kéo dài. Điển hình là dự án phát triển đô thị của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh. Gần 40ha đất canh tác của nông dân đã được chuyển giao cho chủ đầu tư nhưng vẫn “bất động" từ hơn 10 năm nay, ngoại trừ có hơn hai lần “khởi công" rầm rộ báo hiệu việc thi công dự án. Trên diện tích gần 1ha ở đường Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, một công ty dự định trong 21 tháng sẽ hoàn tất việc thi công và đưa vào sử dụng 5 tầng khối nhà Trung Tâm Thương Mại, văn phòng và căn hộ cao cấp tới 28 tầng. Tuy nhiên, sau gần 6 tháng "động thổ" hiện trường thi công dự án vẫn im lặng, chưa có dấu hiệu khởi công… Tương tự, nhiều dự án BĐS trên địa bàn thành phố các huyện Thuỷ Nguyên, Cát Hải, các quận Kiến An, Dương Kinh, Hải An… tuy được giao đất từ lâu, song đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thi công. Thực trạng này không những gây lãng phí lớn về việc khai thác nguồn tài nguyên đất đai và thất thu ngân sách mà còn khiến cho hàng nghìn hộ nông dân của thành phố không có việc làm, điều kiện sản xuất do chưa được hỗ trợ, chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất dẫn đến tình trạng tái nghèo đang xuất hiện ở nhiều nơi.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do bên cạnh số đông những nhà đầu tư chân chính còn không ít người mang đậm chất cơ hội, khai thác tối đa lợi thế, sự ưu ái của Nhà nước, của địa phương, đưa ra những ý tưởng dự án quy mô cực lớn để yêu sách đủ điều. Ngoài ra, cũng phải nhắc đến nguyên nhân năng lực của cán bộ thẩm định dự án còn hạn chế, khi duyệt cấp giấy phép hoạt động cho dự án chưa tính hết được những khó khăn có thể gặp phải khi dự án đi vào hoạt động.

Các công nghệ đưa vào thông qua các doanh nghiệp FDI là khá, nhiều dự án có trình độ công nghệ vào loại tiên tiến. Nhưng những công nghệ đó mới dừng lại ở phần đuôi công nghệ, mà chưa có công nghệ nguồn, công nghệ thiết kế sản phẩm ban đầu. Ngành thép mới thu hút được các dự án cán thép, mà chưa thu hút được các dự án sản xuất thép phôi. Các dự án sản xuất giày dép và may mặc chưa có được công nghệ thiết kế, mà hoàn toàn dựa vào mẫu của phía nước ngoài. Hơn nữa, các dự án đó tiếp cận thị trường không theo kênh độc lập của mình mà vẫn dựa vào đối tác nước ngoài, công nghệ tiếp thị không được chuyển giao cho phía Việt Nam. Thậm chí cả các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoàn toàn do nước ngoài quản lý, những công nghệ chuyên sâu cũng chưa được chuyển giao cho các công ty con ở Việt Nam. Điển hình là công ty Rorze Robotech, mặc dù được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, nhưng doanh nghiệp cũng chỉ sản xuất một số chi tiết, chủ yếu là các chi tiết gia công cơ khí, còn lại toàn bộ các chi tiết điện tử công nghệ cao được sản xuất tại nước ngoài để phục vụ cho việc lắp ráp các robot công nghiệp tại Việt Nam. Hơn nữa, công nghệ thiết kế cũng không được triển khai ở Việt Nam. Hiện nay thành phố vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư vào các công nghệ cao như điện tử, hóa chất, sinh học, vật liệu mới, ...

Lý do các nhà đầu tư FDI chưa đầu tư vào các công nghệ chiều sâu trước hết là chưa có thị trường lớn ở Việt Nam cho các sản phẩm công nghệ như vậy. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và nhân lực của Hải Phòng chưa đáp ứng được yêu cầu cho các nhu cầu đầu tư công nghệ cao. Để có thể thu hút được đầu tư vào công nghệ chiều sâu, bản thân thành phố cũng phải phát triển khả năng hấp thụ các nguồn vốn và công nghệ đó.

Một phần của tài liệu tc035 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w