- Giảm giá hàng bán.
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC CANNY.
3.4.2: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Do hình thức kinh doanh thực tế tại công ty nhiều khi phải mua hàng về kho để chuẩn bị hoạt động phân phối lưu thông tiếp theo. Việc này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng hoá tồn kho.
Vì vậy, Công ty nên dự tính khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị giảm xuống thấp hơn với giá trị sổ kế toán của hàng tồn kho. Cuối kỳ, nếu
kế toán nhận thấy có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán tiến hành trích lập dự phòng.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp công ty bù đắp các thiệt hại thực tế do hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh trị giá thực tế thuần tuý hàng tồn kho của công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Ngoài ra, hiện nay công ty không sử dụng các tài khoản dự phòng do đó không phản ánh chính xác giá trị thực của hàng hoá tồn kho. Với đặc điểm hàng hoá của công ty là các sản phẩm điện tử có giá trị thay đổi liên tục tuỳ theo thị trường, do đó kế toán nên lập các khoản dự phòng để đề phòng trường hợp giá trị của các hàng hoá trên thị trường giảm mạnh nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện nay các sản phẩm bên ngoài thâm nhập vào thị trường nhiều làm cho các nhà kinh doanh trong nước phải không ngừng chuẩn bị cho mình những con đường đi thích hợp để tồn tại và phát triển.
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí vào giá vốn hàng bán (dự phòng giảm giá hàng tồn kho) để tạo một nguồn dự trữ tài chính cần thiết để bù đắp cho các thiệt hại xảy ra một cách khách quan trong niên độ kế toán tiếp theo. Việc trích lập dự phòng vào cuối niên độ kế toán năm nay sẽ làm tăng một khoản chi phí và do đó sẽ làm cho lợi nhuận của năm đó bị giảm đi đúng bằng một khoản chi phí đó, nhưng thuế TNDN mà công ty nộp cho Nhà nước cũng sẽ giảm đi. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện như sau:
Để theo dõi tình hình trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán sử dụng TK159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạch toán. Số dự phòng phải lập cho niên độ liền sau niên độ kế toán được tính toán trên 2 căn cứ: thực tế diễn biến giá hàng tồn kho trong niên độ báo cáo (Niên độ N) và dự báo giá thị trường của hàng hoá trong doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau (Năm N+1). Trên cơ sở đó, kế toán xác định số dự phòng cần lập
cho năm tiếp theo bằng các công việc sau đây:
Bước 1: Kiểm kê số hàng tồn kho hiện có theo chủng loại hoặc xem xét chúng trên sổ sách kế toán.
Bước 2: Lập bảng kê hàng tồn kho về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu với giá thị trường vào ngày kiểm kê (ngày cuối niên độ báo cáo, niên độ xảy ra việc lập dự phòng).
Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại hàng tồn kho nào có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào.
Mức dự phòng cần lập cho niên độ (N+1) =
Số lượng hàng tồn
kho mỗi loại x
Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối niên độ sau (N+1), tính mức dự phòng cần lập, nếu:
- Mức dự phòng giảm giá cuối niên độ sau cao hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ sau thấp hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Còn đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi thì vì khách hàng của công ty là các đối tác làm ăn quen thuộc và chính sách thanh toán của công ty được quy định chặt chẽ, các khoản thu của công ty đều thu được đúng hạn hoặc thời gian chậm không nhiều do đó, việc lập khoản dự phòng phải thu khó đòi là không cần thiết.
KẾT LUẬN
Bán hàng có một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong ngành kinh doanh thương mại, bán hàng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả nói riêng là một phương pháp quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là một công việc phức tạp lâu dài.
Trong thời gian nghiên cứu và thực tế tại công ty TNHH TM và Dịch vụ Tin học Canny em đã đi sâu nghiên cứu Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết qủa bán hàng tại công ty đ
ồng th ời l m ro hà ơn những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phương hướng hoàn thiện. Đó là quá trình nghiên cứu được trình bày ở trên cơ sở lý luận cơ bản đã được vận dụng vào thực tế ở công ty. Các nhận xét này mong góp một phần nhỏ vào hoàn thiện công tác kế toán bán hàng v à xác đ ịnh k ết qủa kinh doanh t ại c ông ty của Doanh nghiệp.
Thời gian thực tập ở công ty là cơ hội để em vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế trong một thời gian. Em đã cố gắng học hỏi trao đổi kiến thức để hoàn thành chuyên đề với đề tài: “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng ở công ty TNHH TM và Dịch vụ Tin Học Canny”. Tuy vậy bài viết không tránh khỏi những sai sót rất mong được các Thầy Cô chỉ bảo để bài viết của Em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Bình Yến và cô Nguyễn Thị Lan cùng các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC