Tương quan về động cơ học tập giữa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 39)

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2.3.Tương quan về động cơ học tập giữa

Sự chênh lệch trong việc xác định động cơ học tập giữa các khối 10, 11, 12 của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh được thể hiện rõ ở bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.7. Tương quan giữa các khối lớp với mục đích đến trường

lớp

lớp10 lớp 11 lớp 12 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Mục đích đến trường (gộp) Trau dồi kiến thức 77 88.5% 61 72.6% 49 81.7% Có việc làm 76 87.4% 75 89.3% 52 86.7% học chung với bạn 31 35.6% 21 25.0% 12 20.0% vui lòng cha mẹ 55 63.2% 34 40.5% 23 38.3% Không thua kém anh chị em 5 5.7% 9 10.7% 7 11.7% Không thua kém bạn bè 9 10.3% 15 17.9% 16 26.7% Ý kiến khác 6 6.9% 10 11.9% 4 6.7% tổng 87 297.7% 84 267.9% 60 271.7%

Căn cứ vào bảng số liệu trên, chúng tôi thấy rằng trong tổng số 87 học sinh khối 10 có 77 em cho rằng mục đích đến trường để trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, chiếm tỉ lệ 88.5%, có 76 em chọn đến trường để có việc làm tốt sau này, chiếm 87.4%, có 55 em chọn làm vui lòng cha mẹ chiếm 63.2% và 31 em chọn đến trường để học chung với bạn chiếm 35.6%.

Đối với học sinh khối 11, trong tổng số 84 học sinh có tới 75 em chọn đi học để có việc làm tốt sau này chiếm 89.3%, yếu tố đến trường để trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng chiếm 72.6% với 61

sự lựa chọn, 34 học sinh đi học để làm vui lòng cha mẹ chiếm 40.5% và có 25% học sinh cho rằng mục đích đến trường để được học chung với bạn.

Đối với học sinh khối 12, trong tổng số 60 học sinh có 52 em chọn đi học để có việc làm tốt sau này chiếm 86.7%, 49 em chọn trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng chiếm 81.7%, 23 em chọn làm vui lòng cha mẹ chiếm 38.3% và 12 em chọn được học chung với bạn chiếm 20%.

Như vậy, có thể thấy rằng ở khối 10, đa số học sinh đến trường để trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tiếp đến là sự lựa chọn có việc làm tốt sau này, thứ ba là làm vui lòng cha mẹ. Ở khối 11 và 12, đến trường để có việc làm tốt sau này xếp thứ tự ưu tiên số 1, thứ hai là trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thứ ba là làm vui lòng cha mẹ.

Trong sự lựa chọn của học sinh khối 11 và 12, mục đích đến trường của các em là để có việc làm tốt sau này chiếm tỉ lệ cao nhất và cao hơn học sinh khối 10. Phần lớn các em muốn học cao hơn “để dễ kiếm việc làm và đóng góp cho xã hội”, một em học sinh lớp 12D chia sẻ hay “em thích đi

học vì muốn có việc làm ổn định, làm ra tiền nuôi ba mẹ”. Điều này chứng tỏ rằng, động cơ về quan

hệ xã hội ở học sinh khối 11 và 12 đóng vai trò quan trọng thúc đẩy việc học của các em.

Trong khi đó, với học sinh khối 10, việc đến trường xuất phát từ mục đích muốn trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng chiếm nhiều sự lựa chọn hơn khối 11 và 12. Một học sinh lớp 10C thổ lộ “em thích đi học vì muốn mở rộng kiến thức”. Như vậy, động cơ về hoàn thiện tri thức ở học sinh khối 10

có vai trò quan trọng thúc đẩy việc học của các em.

Kết luận: Kết hợp kết quả khảo sát trên với dữ kiện phỏng vấn sâu , chúng tôi kết luận rằng ở học sinh khối 10, trong các loại động cơ học tập, động cơ về hoàn thiện tri thức chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh khối 11 và 12. Còn học sinh khối 11 và 12, động cơ về quan hệ xã hội chiếm được nhiều sự lựa chọn hơn.

2.2.4. Tương quan về động cơ học tập giữa học sinh nam và học sinh nữ

Sự chênh lệch trong việc xác định động cơ học tập của học sinh nam và học sinh nữ của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh được thể hiện rõ ở bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.8. Tương quan giữa giới tính với mục đích đến trường giới tính tổng nam nữ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Mục đích đến trường (gộp) Trau dồi kiến thức 59 88.1% 128 78.0% 187 81.0% Có việc làm 57 85.1% 146 89.0% 203 87.9% học chung với bạn 22 32.8% 42 25.6% 64 27.7% vui lòng cha mẹ 32 47.8% 80 48.8% 112 48.5% Không thua kém anh chị em 7 10.4% 14 8.5% 21 9.1% Không thua kém bạn bè 15 22.4% 25 15.2% 40 17.3% Ý kiến khác 6 9.0% 14 8.5% 20 8.7% tổng 67 295.5% 164 273.8% 231 280.1%

Dựa vào bảng trên, ta thấy trong tổng số 67 học sinh nam thì có 59 em chọn đến trường vì mục đích trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng chiếm tỷ lệ 88.1%. Ở các em nữ tỷ lệ này chiếm 78.0% với 128 sự lựa chọn. Có 57 học sinh nam chọn đi học vì muốn có việc làm tốt sau này chiếm 85.1%, các em nữ có 146 sự lựa chọn (89.0%). Bên cạnh đó, yếu tố gia đình chiếm tỷ lệ không nhỏ trong sự lựa chọn của các em, ở nam có 32 học sinh chiếm 47.8%, ở nữ là 80 sự lựa chọn chiếm 48.8%. Ngoài ra, ta còn thấy sự chênh lệch trong sự lựa chọn giữa nam và nữ trong những yếu tố khác như việc đến trường để được học chung với bạn, để không thua kém bạn bè, người thân trong gia đình.

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, động cơ học tập gồm có động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội. Như vậy, theo chúng tôi nhận thấy, có 203 trong tổng số 233 học sinh chọn đi học vì muốn có việc làm tốt sau này chiếm tỷ lệ cao nhất 87.9%, tiếp theo là mục đích muốn được nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chiếm 81%, thứ ba là hầu hết các em muốn làm vui lòng cha mẹ chiếm 48.5%. Trong sự lựa chọn của học sinh nam, việc đến trường xuất phát từ mong muốn trau dồi kiến thức, kỹ năng chiếm tỷ lệ cao nhất và cao hơn so với các em học sinh nữ. Em K.T.T học sinh lớp 12A cho biết “bản thân em muốn đi học vì muốn mở rộng kiến thức của mình”. Như vậy chứng tỏ rằng, động cơ về việc hoàn thiện tri thức ở học sinh nam đóng vai trò quan trọng thúc đẩy việc học

của các em. Trong khi đó, một học sinh nữ lớp 11B, T.H.N đã thổ lộ “Em đi học vì gia đình là chủ yếu” và “điều quan trọng hơn, học lên cao em dễ dàng xin được việc làm có điều kiện chăm lo cho gia đình và cho bản thân em”.

Kết luận: Ở các em học sinh nam, trong các loại động cơ học tập, động cơ hoàn thiện tri thức chiếm tỷ lệ cao hơn ở nữ. Còn đối với học sinh nữ, động cơ về quan hệ xã hội lại vượt trội hơn và chiếm được nhiều sự lựa chọn hơn chẳng hạn như việc đi học vì muốn có một tương lai tốt đẹp hơn, có việc làm ổn định hơn và các em đến trường đa phần là muốn làm vui lòng cha mẹ mặc dù động cơ về tri thức đóng vai trò quan trọng đối với việc học của các em.

Như vậy, trong hai loại động cơ học tập thì động cơ quan hệ xã hội chiếm ưu thế hơn động cơ hình thành tri thức đặc biệt là trong những mục đích về tương lai hay vì lý do từ gia đình. Chính vì thế, gia đình nên thường xuyên động viên, khích lệ hơn các em trong học tập đặc biệt là các em nội trú sống xa nhà. Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức những hoạt động giao lưu, định hướng tương lai cho các em để tạo niềm tin, sự hứng thú của các em trong học tập và quan trọng hơn, các em có thể định hướng được nghề nghiệp sau này cho bản thân mình.

2.2.5. Hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh trong nhà trường

Động cơ học tập đóng một vai trò quan trọng, là động lực và định hướng cho hoạt động học tập của học sinh diễn ra đúng hướng. Nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tri thức.

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, về một số đặc điểm về động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng, có thể nhận thấy rằng động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên cùng với tác động của nhà trường. Nhu cầu giải quyết được mâu thuẫn giữa cái biết và cái chưa biết là một trong những nguyên nhân chính hình thành động cơ học tập cho học sinh. Đối với học sinh lứa tuổi trung học, các em đã ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học. Đây là thuận lợi rất lớn cho các hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh của nhà trường. Người cụ thể hóa việc xây dựng động cơ học tập cho học sinh không ai khác chính là giáo viên. Và để có thể thực hiện được điều này, người giáo viên cần có các hoạt động cụ thể.

Đối với trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh, hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh của nhà trường diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Hàng năm nhà trường có nhiều hoạt động như các kỳ thi học sinh giỏi, các lớp bồi dưỡng cho học sinh, thi đua khen thưởng cũng phần nào tác động kích thích động lực cho học sinh trong quá trình học tập. Không những thế, việc nhà trường tổ

chức các hoạt động đoàn, văn nghệ, giao lưu với các trường khác cũng có những tác động nhất định và hiệu quả.

Một hoạt động được nhiều học sinh hưởng ứng, đó chính là hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. Thông qua sự trao đổi với ban lãnh đạo nhà trường, hàng năm có ít nhất một lần hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, và hoạt động này được kết hợp với các trường đai học, cao đẳng.

Hoạt động hướng nghiệp có sự tác động nhất định đến việc hình thành và phát triển động cơ học tập cho học sinh. Hoạt động định hướng này được thực hiện cụ thể thông qua các hoạt động của giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu, để có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn công tác định hướng của giáo viên, chúng tôi thực hiện công tác dự giờ một số bộ môn. Thông qua công tác dự giờ, chúng tôi nhận thấy: nhiều giáo viên đã có những hoạt động nhất định trong việc xác định mục đích học tập cho học sinh. Giáo viên đã thực hiện cụ thể vấn đề bằng cách: mở đầu một môn học giáo viên đã cho học sinh biết mục tiêu học tập và phác họa cho học sinh thấy nội dung môn học hôm nay có những gì và học sinh cần nắm gì, cuối buổi giáo viên cố gắng nhắc lại một lần nữa. Để có thể nắm rõ nguyên tắc này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh. Trong quá trình phỏng vấn sâu chúng tôi có đặt ra câu hỏi: “Trong quá trình giảng dạy, Thầy cô có định hướng

mục tiêu học tập cho các em hay không? Nếu có, Thầy cô thực hiện như thế nào?”. Cô N.T.H chia sẻ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Trong quá trình giảng dạy, việc định hướng mục tiêu thường được thực hiện vào đầu mỗi tiết học.

Trước mỗi tiết học, cô thường cho các em biết hôm nay phải học những gì, cần đạt được điều gì và sau bài học củng cố thêm một lần nữa. Làm như vậy học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn và không đi chệch mục tiêu so với giáo án mình đề ra”. Và điều đó cho thấy giáo viên đã xác định rõ phương pháp tạo

nên động cơ học tập cho học sinh. Giáo viên đã giúp cho học sinh thấy được học xong một môn học, các em sẽ lĩnh hội được những gì và nếu không được học thì các em không thể có được. Có như thế học sinh mới cố gắng nỗ lực học tập.

Không dừng ở việc xác định mục tiêu học tập cho học sinh, việc tạo hứng thú cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Hứng thú là một trong những yếu tố tạo nên động cơ cho học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Trong học tập không những cần động cơ đúng đắn mà cần có hứng thú bền vững thì học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất. Nắm được đặc điểm này, nhiều giáo viên đã định hướng động cơ học tập cho học sinh thông qua việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Cũng với câu hỏi định hướng mục tiêu học tập cho học sinh, chúng tôi nhận được rất nhiều chia sẻ của giáo viên. Nhiều giáo viên cho rằng để tạo một động cơ học tập tốt thì cần tăng hứng thú học tập cho học sinh. Việc này được thực hiện thông qua việc chuẩn bị giáo án tốt, các phương tiện dạy

học hấp dẫn, lời nói uyển chuyển, lôi cuốn, hình ảnh trực quan,... Bàn về vấn đề này, giáo viên dạy bộ môn Sử của nhà trường chia sẻ : “Để có thể kích thích động lực học tập của học sinh đối với môn Sử,

người giáo viên bên cạnh việc cho học sinh học những con số thì cũng cần cung cấp thêm những câu chuyện hay, những sự kiện cụ thể với những con số đó. Đồng thời kết hợp với hình ảnh minh họa sống động như các đoạn clip về các sự kiện. Chính phương pháp này làm cho học sinh hứng thú khám phá tri thức”.

Công tác định hướng động cơ học tập cho học sinh còn được thể hiện thông qua công tác chủ nhiệm của giáo viên. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một số giáo viên chủ nhiệm về việc định hướng động cơ học tập cho các em. Theo lời chia sẻ của một giáo viên chủ nhiệm: “Định hướng học

tập trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, tôi có phân tích cho các em bây giờ đi học có gia đình và nhà nước lo, chu cấp tiền cho học, phải cố gắng học, ra trường phải có nghề, quan trọng là tự lo cho mình được, dư dả thì lo cho cha mẹ. Học nghề: xác định được là xã hội đang thiếu gì, địa phương đang thiếu gì, học xong về địa phương kiếm việc làm…”. Đây cũng là một hình thức tạo nên động cơ học

tập cho học sinh thông qua sự phân tích tình hình xã hội và sự chia sẻ ân cần. Đối với người giáo viên chủ nhiệm, việc kết hợp những cách thức để hình thành động cơ học tập mang tính xã hội cho học sinh là điều cần thiết. Và chính thái độ ân cần, niềm nở, thái độ vui mừng khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, những lời khen, những điểm thưởng khi học sinh giải quyết tốt vấn đề… là động lực to lớn để các em cố gắng hơn. Đó cũng là ý kiến của một số giáo viên chủ nhiệm khi chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc hình thành động cơ học tập cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm.

Kết luận: Như vậy, với sự chia sẻ của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm và thông qua một số hoạt động của nhà trường, có thể nói rằng công tác định hướng động cơ học tập cho học sinh được nhà trường đặc biệt quan tâm . Không chỉ quan tâm vấn đề định hướng động cơ học tập cho học sinh mà nhà trường và giáo viên cũng có những hoạt động cụ thể đi sâu, đi sát trong việc hình thành động cơ học tập cho các em. Điều này sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tri thức.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh2.3.1. Thái độ học tập 2.3.1. Thái độ học tập

Thái độ học tập của học sinh được thể hiện ở bảng 2.5

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 39)