Nhận thức của học sinh về mục đích học tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 33 - 37)

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập

Tìm hiểu nhận thức của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh về mục đích học tập, trên tổng số 233 đại diện học sinh các khối 10, 11, 12. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1.

Kết quả cho thấy 3.2% học sinh cho rằng mục đích đến trường là để không thua kém anh chị em trong gia đình, 6.2% cho rằng đến trường để không thua kém bạn bè, 9.9% đến trường là để học chung với bạn, 17.3% làm vui lòng cha mẹ, 28.9% quan niệm đến trường để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và có tới 31.4% đồng ý rằng đến trường để có việc làm tốt sau này.

Bảng 2.1. Mục đích đến trường

STT Mục đích Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Trao dồi kiến thức, kĩ năng 187 28.9

2 Có việc làm tốt sau này 203 31.4

3 Học chung với bạn 64 9.9

4 Làm vui lòng cha mẹ 112 17.3

5 Không thua kém anh chị em trong gia đình 21 3.2 6 Không thua kém bạn bè 40 6.2 7 Ý kiến khác 20 3.1 Khối Tần số Tỷ lệ % 10 87 37.3 11 86 36.9 12 60 25.8 Tổng 233 100.0

Kết hợp với việc khảo sát về dự định của học sinh sau khi học hết chương trình phổ thông, tỉ lệ học sinh dự định thi vào Đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp rất cao (207 học sinh chiếm 88.8%), có 2.6% vào chùa và 0.9% đi học nghề.

Bảng 2.2. Dự định sau khi học xong chương trình THPT

STT Dự định Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thi ĐH, CĐ, THCN 207 88.8 2 Đi học nghề 2 0.9 3 Phụ giúp gia đình 4 Lập gia đình 1 0.4 5 Vào chùa 6 2.6 6 Ý kiến khác 17 7.3

Điều này trùng khớp với ý kiến của học sinh khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu. Với câu hỏi “em có muốn học cao hơn nữa không?”, chúng tôi nhận được 22 ý kiến muốn học cao hơn nữa sau khi hoàn thành chương trình phổ thông (chủ yếu là học Đại học, Cao đẳng) và lý do các em đưa ra là mong có việc làm tốt sau này (13/22 ý kiến) và có 3 ý kiến cho rằng muốn học cao hơn để mở rộng kiến thức. Như vậy, đa phần học sinh đến trường vì muốn có tương lai tốt đẹp hơn, có nghề nghiệp ổn định, hoặc để trao dồi thêm kiến thức, có thể nói đây là động lực chính cho hoạt động học tập của các em.

Tìm hiểu về nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học. 97.4% cho rằng việc học rất quan trọng và 2.6% xem việc học là chuyện bình thường.

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học

STT Tầm quan trọng của việc học Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không quan trọng

2 Bình thường 6 2.6

3 Quan trọng 224 97.4

Kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn học sinh đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học. Ở lứa tuổi của các em, học tập vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhà trường có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng, bởi vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức, mà nó còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em.

Với câu hỏi phỏng vấn giáo viên về ý thức học tập của học sinh, có 5/6 ý kiến đánh giá đa phần ý thức học tập của các em khá tốt, chỉ có một số ít thầy cô cho rằng các em phải được nhắc nhở thì mới có ý thức trong việc học. Điều này có thể được lý giải bởi sự phát triển về tâm sinh lý của các em ở độ tuổi đầu thanh niên. Tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hòa, cân đối. Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Ở tuổi đầu thanh niên vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, tính dễ bị kích thích ở tuổi thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này (như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong hoạt động học tập, lao động, vui chơi...). Các em mới bước vào độ tuổi này thường hay dao động, tâm lý không ổn định do sự phát triển về mặt thể chất kết hợp với việc phải thích nghi với môi trường, hoàn cảnh hoàn toàn mới 1 cách nhanh chóng, phải biết tự lập khi sống xa gia đình, chính điều đó gây ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.

Việc nhận thức được tầm quan trọng của việc học sẽ dẫn tới kết quả học tập của học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 9 học sinh (chiếm 3.9%) có kết quả học tập dưới 5.0, trong đó có 3.1% chưa hài lòng và 9.7% cảm thấy bình thường. 95 học sinh (chiếm 41.3%) có kết quả học tập từ 5.0-6.4, trong đó có 44% chưa hài lòng và 35.5% bình thường. 115 học sinh (chiếm 50%) có kết quả học tập từ 6.5-7.9, trong đó có 49.2% chưa hài lòng, 48.4% bình thường và 75% hài lòng với kết quả học tập trên. 11 học sinh (chiếm 4.8%) có kết quả học tập từ 8.0 trở lên, trong đó có 3.7% chưa hài lòng, 6.5% bình thường và 25% hài lòng.

với kết quả học tập

Căn cứ vào kết quả trên, chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh chưa hài lòng với kết quả học tập của mình, mặc dù số lượng học sinh đạt loại khá chiếm tỉ lệ tương đối cao. Điều này chứng minh rằng học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh rất xem trọng việc học và luôn khao khát được mở rộng tri thức, hiểu biết hơn nữa về cuộc sống không chỉ qua sách vở mà còn qua cách ứng xử giao tiếp xã hội, từ đó rèn luyện kĩ năng, trao dồi kiến thức để hoàn thiện nhân cách bản thân.

Với câu hỏi “Em thường làm gì trong giờ học?”, chúng tôi ghi nhận như sau: 171 học

sinh (chiếm 75.7%) tham gia phát biểu xây dựng bài, 51 em (chiếm 22.6%) chỉ nghe giảng và ghi chép và chỉ có 4 học sinh (chiếm 1.8%) làm việc riêng trong giờ học.

Bảng 2.5. Hoạt động của học sinh trong giờ học

STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Chỉ nghe giảng và ghi chép 51 22.6

2 Tham gia phát biểu xây dựng bài 171 75.7

3 Làm việc riêng 4 1.8

Kết hợp với việc nhận thức về tầm quan trọng của việc học, kết quả khảo sát cho thấy có 50 học sinh (chiếm 22.3%) chỉ nghe giảng và ghi chép, trong đó có 21.6% cho rằng việc học rất quan trọng, 170 học sinh (chiếm 75.9%) tham gia phát biểu xây dựng bài , trong đó có 77.1% nhận thức được tầm quan trọng của việc học, 4 học sinh (chiếm 1.8%) làm việc riêng trong giờ học, trong đó có 1.4% cho rằng việc học rất quan trọng.

Bảng 2.6. Tương quan giữa nhận thức về tầm quan trọng của việc học với hoạt động của học sinh trong giờ học

nhận thức về tầm quan trọng của việc học Tổng mức độ hài lòng với kết quả học tập tổng Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

kết quả học tập kì vừa rồi dưới 5.0 6 3.1% 3 9.7% 9 3.9% 5.0-6.4 84 44.0% 11 35.5% 95 41.3% 6.5-7.9 94 49.2% 15 48.4% 6 75.0% 115 50.0% 8.0 trở lên 7 3.7% 2 6.5% 2 25.0% 11 4.8% Tổng 191 100.0% 31 100.0% 8 100.0% 230 100.0%

Bình thường quan trọng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hoạt động của học sinh trong giờ học chỉ nghe giảng và ghi chép 3 50.0% 47 21.6% 50 22.3% tham gia phát biểu xây dựng bài 2 33.3% 168 77.1% 170 75.9% Làm việc riêng 1 16.7% 3 1.4% 4 1.8% Tổng 6 100.0% 218 100.0% 224 100.0%

Căn cứ vào 2 bảng kết quả trên (bảng 2.5 và 2.6), nhìn chung đa số học sinh thường tham gia phát biểu xây dựng bài trong giờ học, chính vì các em đã nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nên rất chú tâm và chuyên cần, sôi nổi trong các tiết học.

Với kết quả phỏng vấn sâu, có 14/24 ý kiến cho rằng đi học là do sở thích chứ không bị người khác bắt buộc, và 7/24 ý kiến cho rằng ngoài sở thích, gia đình là nhân tố quan trọng thúc đẩy các em đến trường. Đồng thời trong kết quả khảo sát, mục đích đến trường của học sinh là làm vui lòng cha mẹ đứng vị trí thứ 3 sau mục đích trau dồi kiến thức và có việc làm tốt sau này (chiếm 17.3%). Như vậy, ngoài bản thân học sinh, những người thân trong gia đình là nguồn động viên, khích lệ, là động lực không nhỏ góp phần vào việc hình thành động cơ học tập của các em. Có thể nói gia đình, nhà trường và xã hội là 3 nhân tố không thể thiếu giúp học sinh phát triển tri thức, hình thành nhân cách và định hướng tương lai, là nơi để các em ươm mầm trí tuệ, nuôi dưỡng ước mơ. Thêm vào đó, khi tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên về tình trạng bỏ học của học sinh, chúng tôi thấy rằng trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh ít xảy ra tình trạng học sinh bỏ học, và nếu có là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Điều đó cho thấy rằng đa số học sinh mong muốn được đi học, được đến trường, được tiếp thu kiến thức, nâng cao kĩ năng, kĩ xảo, được chiếm lĩnh tri thức của nhân loại và gia đình các em cũng hết sức quan tâm, động viên, ủng hộ cũng như tạo mọi điều kiện cho các em được đến trường.

Kết luận: Nhìn chung, phần lớn học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh đã có nhận thức đúng đắn về mục đích và động cơ học tập. Các em đã xác định được mục đích học tập, mục tiêu phấn đấu của bản thân và bước đầu định hướng được tương lai. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố chủ quan từ phía bản thân, những yếu tố khách quan từ gia đình và nhà trường cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy sự hình thành động cơ học tập của học sinh, đặc biệt là hoạt động định hướng động cơ học tập cho học sinh trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w