Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 45 - 48)

cáo tài chính

Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của kiểm toán viên là đánh giá tính hợp lý chung của các trắc nghiệm đã thực hiện, các bằng chứng thu thập được trong giai đoạn trên, đồng thời xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ để đưa ra kết luận cuối cùng và lập báo cáo kiểm toán. Vì vậy, kiểm toán viên thường tiến hành thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu trên báo cáo tài chính. Như vậy, thủ tục phân tích trong giai đoạn này giúp kiểm toán viên xác định những bộ phận cần thu thập bằng chứng kiểm toán để làm vững chắc thêm ý kiến nhận xét của kiểm toán viên, đồng thời hạn chế những thiếu sót, tính phiến diện của các thông tin áp dụng riêng rẽ từng khoản mục.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 - Điểm 14 qui định: “Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng qui trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Qui trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các

khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở pháp lý đó giúp cho kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính. Tuy nhiên, qui trình phân tích cũng chỉ ra các điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung” (4, tr111).

Bước 1: So sánh thông tin

Có thể nói thủ tục phân tích sơ bộ và thủ tục phân tích soát xét giống nhau về bản chất nhưng mục tiêu của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Ở đây, thủ tục phân tích soát xét khẳng định những thay đổi trên báo cáo tài chính hoàn toàn phù hợp với hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng, phù hợp với bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán và đảm bảo tất cả các thay đổi đều được giải thích thoả đáng.

Khác với cơ sở tiến hành so sánh trong giai đoạn lập kế hoạch là số liệu năm nay so với năm trước hoặc số liệu khác. Sau đó, kiểm toán viên kiểm tra xem tất cả các thay đổi đã được giải thích thoả đáng chưa, nếu chưa thì cần tiến hành thêm các thủ tục bổ sung để làm rõ. Về bản chất, cũng giống như thông tin phân tích sơ bộ, thủ tục phân tích soát xét sử dụng phân tích ngang và phân tích dọc. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp, kiểm toán viên sẽ lựa chọn phương pháp so sánh, các tỷ suất tài chính phù hợp.

Bước 2: Phân tích kết quả

Về hình thức tiến hành, phân tích kết quả trong thủ tục phân tích soát xét cũng tương tự như thủ tục phân tích sơ bộ, nhưng căn cứ để tiến hành phân tích là dựa vào những hiểu biết của kiểm toán viên về khách hàng và những bằng chứng kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên xem xét tất cả những thay đổi đã được giải thích thoả đáng hay chưa. Nếu những thay đổi đã được giải thích thoả đáng, kiểm toán viên tin tưởng rằng không còn sai sót trọng yếu thì có thể không kiểm tra nữa. Ngược lại, những thay đổi không được giải thích thoả đáng, kiểm toán viên cần thực

hiện các thủ tục bổ sung để thu thập bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề trên trước khi đưa ra báo cáo kiểm toán.

Cách trình bày giấy tờ làm việc của kiểm toán viên trong giai đoạn này tương tự như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w