Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của EMJ.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

I: Nhập khẩu ( bao hàm cả )

2.5 Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của EMJ.

2.5.1 - Mặt mạnh.

(nay là Bộ Công Thương) cùng với sự nỗ lực của công ty, hoạt động kinh doanh của EMJ nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công ty đã góp phần là một nhà cung cấp có vị thế trên thị trường Việt Nam về các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng công ty luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật làm tròn nghĩa vụ của mình với nhà nước.

Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài, thị trường nhập khẩu của công ty ngày càng được mở rộng từ châu Á, châu ÂU đến châu Mỹ điều này thể hiện sự nỗ lực lớn của công ty trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường.

Các hoạt động hỗ trợ, phục vụ hoạt động nhập khẩu của công ty thực sự có hiệu quả góp phần tạo cho hoạt động nhập khẩu được tiến hành thuận lợi. Đặc biệt là hoạt động tài chính, mặc dù có những lúc thiếu vốn nhưng công ty vẫn huy động tốt nguồn vốn từ bên ngoài kết hợp với sử dụng hợp lý nguồn vốn được nhà nước cấp, vốn tự có và nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như nguồn vốn vay từ ngân hàng.

Trong những năm gần đây, công ty không ngừng tìm hiểu thị trường để tìm nguồn cung rẻ hơn, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về các mặt hàng nhập khẩu của mình nhằm cố gắng tối thiểu hoá chi phí, nâng cao hiệu quả, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

2.5.2 - Mặt yếu.

Tuy hoạt động nhập khẩu của EMJ trong những năm qua đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.

Về hoạt động nghiên cứu thị trường: thị trường là một nhân tố luôn biến động, để kinh doanh có hiệu quả công ty cần nắm vững được thị trường. Mặc dù trong những năm qua hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty được quan

tâm, chú trọng nhưng như vậy là vẫn chưa đủ. Công ty chưa có đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, có chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm ; chưa có phòng ban riêng biệt chuyên trách thực hiện hoạt động này. Công ty cũng chưa tận dụng được hết các nguồn thông tin để nghiên cứu thị trường, tìm nguồn hàng cung ứng.

Trong việc lựa chọn các phương thức nhập khẩu, EMJ cũng như phần lớn các doanh nghiệp nhập khẩu khác của Việt Nam thường ký kết các hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF hoặc CFR. Khi nhập khẩu theo các điều kiện này thì vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hoá do người bán chịu trách nhiệm, giá mua hàng của công ty bao gồm cả cước vận tải và phí bào hiểm. Vì vậy, công ty không những bỏ qua cơ hội khai thác lợi ích từ việc vận chuyển và mua bảo hiểm để góp phần làm hạ giá thành nhập khẩu mà còn có thể không nắm được chính xác giá cả thực của các mặt hàng trên thị trường.

Nhiều hợp đồng nội thường được công ty ký kết vơi các đối tác vào đầu năm, trị giá hàng hoá được tính theo VNĐ, còn các hợp đồng nhập khẩu được ký kết với các đối tác nước ngoài bằng USD trong suốt cả năm đó. Nên đôi khi công ty bị giảm sút lợi nhuận vì có thể tỷ giá giữa VNĐ và USD thay đổi hoặc do biến động của giá cả trên thị trường quốc tế.

Về nghiệp vụ giao nhận hàng: Mặc dù công ty đã có cố gắng thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước. Tuy vậy quy trình về nghiệp vụ này vẫn còn chậm, một số trường hợp hàng về chậm so với thời gian quy định trong hợp đồng đã làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó phương tiện vận chuyển riêng của công ty còn thiếu nên việc đưa hàng hoá nhập khẩu từ các cảng về kho và các xí nghiệp kinh doanh của công ty gặp nhiều hạn chế.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w