Việc sử dụng các ước tính trong các bước thực hiện thủ tục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện qui trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup (Trang 56)

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM

2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kiểmtoán doanh thu tạ

2.1. Việc sử dụng các ước tính trong các bước thực hiện thủ tục

tích.

Như đã biết, kiểm toán không chỉ đơn thuần là việc kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách chứng từ mà công việc kiểm toán đòi hỏi nhiều

vào khả năng xét đoán của người kiểm toán viên. Toàn bộ khối lượng công việc kiểm toán là rất lớn, bên cạnh đó thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán là không nhiều, kiểm toán viên luôn phải cân nhắc đến yếu tố thời gian và chi phí đối với mỗi cuộc kiểm toán. Do vậy việc sử dụng các ước tính trong quá trình thực hiện kiểm toán là một yếu tố rất hữu ích và mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với kiểm toán doanh thu, kiểm toán viên không thể kiểm tra chi tiết hết từng chứng từ và từng nghiệp vụ phát sinh mà phải sử dụng óc xét đoán nghề nghiệp để thu hẹp phạm vi kiểm tra và giảm bớt khối lượng công việc.

Tuy rằng việc sử dụng các ước tính là rất khó khăn và đòi hỏi ở người kiểm toán viên một cái nhìn nhạy bén và sắc sảo, điều này phụ thuộc nhiều vào óc phán đoán của từng người. Nhưng số lượng các ước tính kế toán trong Báo cáo tài chính của khách hàng cũng rất nhiều như các khoản dự phòng, khấu hao, xác định sản phẩm dở dang... Do vậy khi kiểm toán việc sử dụng các ước tính của riêng kiểm toán viên là rất cần thiết để kiểm tra, đối chiếu với các ước tính của khách hàng.

Tại Công ty ACCAGroup, việc áp dụng các ước tính kế toán là còn rất hạn chế. Ngoài một số kiểm toán viên cao cấp của Công ty thì số lượng kiểm toán viên trẻ, mới vào nghề tham gia vào các cuộc kiểm toán là khá đông. Do còn thiếu kinh nghiệm nên việc sử dụng óc xét đoán còn chưa tinh thông. Công việc này chủ yếu vẫn do một hoặc hai kiểm toán viên cao cấp thực hiện cho tất cả các khoản mục trong quá trình kiểm toán. Do vậy, công việc đối với các kiểm toán viên cao cấp là quá nặng nề. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ kiểm toán viên trẻ của ACCAGroup là những người rất có năng lực, vì vậy sau mỗi cuộc kiểm toán Công ty nên thường xuyên tiến hành đúc kết kinh nghiệm và bài học cho kiểm toán viên trẻ thì tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện. Các kiểm toán viên giàu kinh nghiệm nên có những buổi thảo luận, truyền đạt kinh nghiệm cho các kiểm toán viên trẻ để

phục vụ cho công việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

2.2. Sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, việc thu thập các thông tin và tài liệu từ phía khách hàng cũng đã được kiểm toán viên của ACCAGroup tiến hành. Tuy nhiên, phương pháp thu nhận thông tin và mô phỏng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng chưa được tiến hành bài bản.

Nếu như ACCAGroup sử dụng cho riêng mình một Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ thì sẽ giảm thiểu nhiều thời gian và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Có thể tham khảo Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng của Công ty kiểm toán Việt Nam VACO sau đây:

Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát của công ty kiểm toán Việt Nam VACO

Các câu hỏi Rủi ro kiểm soát Môi trường kiểm soát Có vấn đề nào cần chú ý Tham chiếu

1- Có lý do nào cần phải đặt quan điểm vào tính chính trực của ban quản trị cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp.

2- Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp lý và chính xác của Báo cáo tài chính?

3- Có lý do nào để băn khoăn tới những cam kết của ban quản trị để thiết lập và duy trì hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy hay một hệ thống kiểm soát nội bộ đáng tin cậy?

4- Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không?

5- Quá trình kiểm soát quản lý có bất hợp lý không và có lý do nào để băn khoăn về khả năng của Ban quản trị trong việc giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm?

6- Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiệm có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không

7- Có lý do nào băn khoăn về phương pháp quản lý lãnh đạo hay không?

8- Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không? 9- Ban giám đốc và nhóm Kiểm toán viên nội bộ của doanh nghiệp có bất hợp lý với quy mô và hình thức hay không?

10- Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

11- Có những ảnh hưởng bên ngoài nào trong môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động và khả năng tiếp tục kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

12- Ban quản trị có chịu áp lực nào trong việc đưa ra kết quả tài chính cụ thể hay không?

13- Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong thời gian dư báo được hay không?

14- Có lý do gì để băn khoăn về những ảnh hưởng xung quanh cuộc kiểm toán hay không?

15- Có lý do nào để nói lên rằng sự tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận của chúng ta sẽ bị thắc mắc không?

16- Có vấn đề nào về kế toán trọng yếu đến độ rủi ro trọng yếu lớn hơn mức trung bình hay không ?

17- Có lý do nào khẳng định rằng doanh nghiệp chúng ta không có đủ những hiểu biết đầy đủ về từng nghiệp vụ quan trọng và những quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp khác được coi là bên thứ ba nhưng trong thực tế lại là những bên có liên quan. Điều này có thể ảnh hưởng tới những nhận xét khái quát về tính chính trực của ban quản trị.

18- Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng không?

19- Có lý do nào để khẳng định rằng chúng ta không tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức về khách hàng

hay không?

20. Có những vấn đề nào nói rằng sự tồn tại khả năng gian lận của ban quản trị không?

2.3. Vấn đề chọn mẫu trong quá trình kiểm toán

Trong thực tế, công việc kiểm toán các phần hành hay khoản mục có các phát sinh và số dư lớn rất nặng nề. Kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm tra chi tiết 100% để bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả kiểm toán và đảm bảo những kết luận của kiểm toán viên đưa ra phải sát với thực tế tình hình của doanh nghiệp thì đòi hỏi các kiểm toán viên phải tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra.

Tuy nhiên, việc chọn mẫu mà các kiểm toán viên ACCAGroup tiến hành vẫn chỉ theo cảm tính và sự xét đoán của kiểm toán viên.Các mẫu chọn chủ yếu thường được tiến hành là các mẫu có giá trị lớn, các mẫu có tính chất bất thường hoặc là các mẫu được lựa chọn nằm trong các tháng đầu và cuối niên độ kế toán. Các mẫu trong thời gian khác thường không được xem xét Tuy nhiên trong trường hợp mà doanh thu hoặc các khoản phải thu của doanh nghiệp mà nhiều và giá trị tương đương như nhau thì kiểm toán viên rất khó xác định mẫu để tiến hành kiểm tra. Như vậy phương pháp này là không hiệu quả và không khoa học.Gian lận và sai sót vẫn có thể xảy ra ngay trong khoản mục nhỏ và vừa phải, không có tính bất thường, đặc biệt là các gian lận.

Do vậy Công ty nên tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và các khoản phải thu với Tổng thể là tổng doanh thu hoặc tổng các khoản phải thu phát sinh trong kì. Số mẫu cần tiến hành kiểm tra chi tiết được xác định theo công thức sau:

Bước chọn mẫu = Giá trị trọng yếu chi tiết Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết

Số mẫu = Số dư mẫu cần kiểm tra Bước chọn mẫu

Từ đó có số mẫu kiểm tra.

Với những ý kiến mạnh dạn đóng góp trên đây, em mong một phần giúp hoàn thiện hơn nữa qui trình kiểm toán nói chung cũng như kiểm toán doanh thu nói riêng trong Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup. Mục đích chung nhất vẫn là nâng cao chất lượng kiểm toán của Công ty ACCAGroup nói riêng và qua đó nâng cao hình ảnh Công ty, chiếm được sự tin cậy của khách hàng để vững mạnh phát triển trong thị trường kiểm toán rộng lớn hiện nay.

2.4. Đối với cơ cấu tổ chức của Công ty ACCAGroup

Do hiện nay qui mô của Công ty chưa lớn, việc nguồn nhân lực không lớn mạnh dễ ảnh hưởng đến tính đa dạng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp. Tuy số lượng các kiểm toán viên liên kết và hợp tác nhiều song không ổn định có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch của một cuộc kiểmtoán. Do vậy trong thời gian sắp tới Công ty nên tiến hành mở rộng qui mô và nguồn nhân lực chính qui để đảm bảo và chuyên môn hoá hơn cho các dịch vụ cung cấp.

Riêng đối với các kiểm toán viên của Công ty phải không ngừng nâng cao kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, luôn phải tự tu dưỡng bản thân và phấn đấu để đạt được trình độ cao. Luôn nhận thức được vai trò to lớn của mình trong công việc, phải cập nhật luật pháp và các kiến thức chuyên môn thường xuyên nhằm đảm bảo cho chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp.

2.5. Các kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Trong tình hình thị trường kiểm toán đang phát triển nhanh chóng như hiện nay thì vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô là vô cùng

quan trọng. Tuy đã có nhiều cố gắng song sự điều tiết đó vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của lạo hình dịch vụ này. Do vậy Nhà nước cần xem xét, bổ sung và sớm hoàn thiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, đó là hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ kiểm toán độc lập. Ngoài nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập thì chưa có văn bản nào thêm qui định cho hoạt động của kiểm toán độc lập. Chúng ta đã có Luật kiểm toán nhưng phạm vi điều chỉnh của luật này mới chỉ áp dụng cho kiểm toán Nhà nước. Cho đến nay, Bộ tài chính đã ban hành nhiều Chuẩn mực kiểm toán để qui định và hướng dẫn cho công tác kiểm tóan nhưng vẫn còn chưa đủ. Bộ nên xem xét và sớm hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kiểm toán cũng như hệ thống các Chuẩn mực kế toán.

Thứ hai, chúng ta chưa có những qui định cần thiết cho các hoạt động kiểm toán độc lập như: mua bảo hiểm nghề nghiệp, lập quĩ dự phòng bắt buộc, xây dựng các chế tài trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán, hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán để thực hiện chức năng hành nghề và kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Thứ ba, nên tiến hành những hoạt động kiểm tra hoạt động nghề nghiệp kiểm toán của các Công ty kiểm toán một cách chuyên nghiệp hơn. Hiện nay, việc kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra về việc quản lý Nhà nước. Việc quản lý chất kượng kiểm toán hiện nay chủ yếu là tập trung vào ban điều hành của doanh nghiệp kiểm toán và ý thức của từng doanh nghiệpchứ chưa đi sâu vào kiểm tra, kiểm soát chất lượng chuyên môn. Mà công việc này vốn là của tổ chức nghề nghiệp chứ không phải do cơ quan Nhà nước phụ trách.

Thứ tư, Bộ tài chính nên tổ chức định kì và thường xuyên các cuộc thi sát hạch và kiểm tra trình độ của kiểm toán viên nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán và nâng cao kiến thức cho kiểm toán viên để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong điều kiện nền kinh tế gia nhập AFTA và WTO. Cần xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên kiểm toán một

cách chuyên nghiệp và bài bản để phù hợp với loại hình dịch vụ cao cấp và hoàn thành vai trò của nó trong nền kinh tế, đó là tạo ra một nền tài chính minh bạch và trung thực.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup, em đã được tiếp cận với qui trình kiểm toán phân hành trong thực tiễn.Qua đó em cócái nhìn đúng đắn và rõ ràng hơn về hoạt động kiểm toán.

Trong chuyên đề thực tập này, em đã đề cập đến những kiến thức trang bị trong nhà trường và bên cạnh đó phản ánh những bước tiến hành cụ thể trong thực hiện một cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, kiến thức về hoạt động kiểm toán chỉ tiêu này rất đa dạng và phong phú. Trong hạn chế tiếp thu của em chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa và các kiểm toán viên của Công ty ACCAGroup để giúp em hoàn thiện hơn về kiến thức kiểm toán của mình.

Trong quá trình thực tập em đã được sự giúp đỡ tận tình của toàn thể kiểm toán viên Công ty ACCAGroup và sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lý thuyết kiểm toán

GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính – 2001

2. Kiểm toán tài chính

GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính – 2001

3. Kiểm toán – Auditing

Alvin.A.Arens-James K.Loebbecke

4. Kiểm toán

Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM – NXB Thông kê – 2004

5. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Bộ Tài chính –NXB Tài chính

6. Hồ sơ kiểm toán và các tài liệu khác của Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup

7. Luận văn tốt nghiệp và các chuyên đề thực tập của sinh viên khoá 43, 42 trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội

8. Các website: www.mof.gov.vn

www.kiemtoan.com.vn

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ...1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN...3

DOANH THU...3

I. KHÁI NIỆM DOANH THU VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH KHI HẠCH TOÁN DOANH THU...3

1. Khái niệm về doanh thu...3

2. Các tài khoản sử dụng khi hạch toán doanh thu...4

3. Chu trình ghi nhận doanh thu...5

4. Một số qui định khi hạch toán doanh thu...6

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...8

1. Vai trò của kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính...8

2. Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu...9

3. Những rủi ro thường gặp trong việc kiểm toán doanh thu...10

4. Các căn cứ để kiểm toán doanh thu...11

5. Nội dung và trình tự kiểm toán doanh thu...12

5.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ...12

5.2. Thực hiện phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ...12

5.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu ...13

5.4. Kiểm toán doanh thu hoạt động tài chính...16

5.5. Kiểm toán thu nhập khác...17

6. Một số điểm cần chú ý khi kiểm toán doanh thu...18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACCAGROUP..20

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACCAGROUP...20

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...20

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:...21

3. Tổ chức công tác kiểm toán...22

3.1. Chuẩn bị kiểm toán...22

3.2. Thực hiện kiểm toán...23

II. KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACCAGROUP...25

1. Tiếp cận khách hàng...26

2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán...27

2.1. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng...28

2.2. Hiểu biết về hệ thống kế toán và môi trường kiểm soát nội bộ: ...30

2.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết...32

3. Thực hiện kiểm toán...33

3.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, kế toán và vấn đề ghi nhận, xác định và ghi sổ doanh thu...33

3.2. Thực hiện phân tích tổng quát doanh thu...36

Một phần của tài liệu Hoàn thiện qui trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACCAGroup (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w