Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong thời gian

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (Trang 57 - 61)

tới

1. Mục tiêu quy hoạch

- Mục tiêu chung

Làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước, hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực và đặc biệt là tại các vùng kinh tế trọng điểm, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật về cảng biển để phục vụ cho việc phát triển kinh tế và đồng thời khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước đối với khu vực và thế giới, tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa trong nước với nước ngoài.

- Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống cảng biển Việt Nam được quy hoạch phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ hàng hải về quy mô, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, hệ thống quản lý để có thể từng bước đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và quốc tế.

Hệ thống cảng biển Việt Nam bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển theo yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đất nước, dự kiến đạt khoảng 200 triệu tấn / năm vào năm 2010 và đạt 400 triệu tấn/năm vào năm 2020

Hệ thống cảng biển Việt Nam được quy hoạch phân bố trên phạm vi cả nước tại những vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm khai thác ưu thế thiên nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển, phục vụ tốt các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí khai thác cảng biển.

2. Những định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Cải tạo, nâng cấp, hiện đại hoá các cảng biển hiện có, phát huy các điều kiện tự nhiên và cơ sở sẵn có nhằm đầu tư hợp lý, khai thác có hiệu quả hệ thống cảng.

Tập trung xây dựng một số cảng tổng hợp giữ vai trò chủ đạo ở các vùng kinh tế trọng điểm cho các tầu có trọng tải lớn ( trên 30.000 DWT ). Chú trọng tới các cảng hoặc khu bến chuyên dùng cho hàng container, hàng rời, hàng lỏng và cảng trung chuyển quốc tế.

Xây dựng có trọng điểm một số cảng ở các địa phương trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, chức năng và quy mô thích hợp với mức độ phát triển kinh tế của địa phương và khả năng huy động vốn

Cùng với việc phát triển các cảng cần chú ý phát triển đồng bộ các dịch vụ hàng hải và các cơ sở hạ tầng liên quan nhằm nâng cao năng lực phục vụ và hiệu quả đầu tư của cảng

Trong việc đầu tư phát triển cũng như khai thác cảng biển cần kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng.

- Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 có 8 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc, bao gồm các cảng biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình

Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ, bao gồm các cảng biển từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh

Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ, gồm các cảng biển từ Bình Định đến Bình Thuận

Nhóm 5: Nhóm cảng biển thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng tàu

Nhóm 6: Nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhóm 7: Nhóm cảng biển các đảo Tây Nam.

Nhóm 8: Nhóm cảng biển Côn Đảo.

3. Phương hướng phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020

Nhóm cảng Đông Bắc là một trong những nhóm cảng quan trọng nhất của cả nước. Đây là cửa ngõ của các tỉnh miền Bắc trong đó có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Nam Trung Quốc, Bắc Lào để giao lưu hàng hóa với các nước trên thế giới. Khu vực này có vị trí rất quan trọng đồng thời là khu vực rất nhạy cảm về vấn đề môi trường.

Các cảng quan trọng của nhóm cảng Đông Bắc là cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Cẩm Phả. Dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng của nhóm cảng biển vùng Đông Bắc năm 2010 là 43 triệu tấn, năm 2020 là 83 triệu tấn.

Khu vực miền Trung nói chung và cảng Đà Nẵng nói riêng được coi là cửa ngõ sang Lào và Đông bắc Thái Lan trong dự án Hành lang kinh tế Đông - Tây. Cảng Đà Nẵng là cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển VN bao gồm khu cảng chính Tiên Sa và Sông Hàn. Hiện, Bộ GTVT đã và đang cho triển khai dự án cải tạo và nâng cấp cảng Tiên Sa- Đà Nẵng bằng vốn vay ODA (Nhật Bản). Dự kiến khi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác năng lực thông qua của cảng sẽ trên 3,5 triệu T/năm.

Cảng Dung Quất được quy hoạch với chức năng là cảng dầu khí phục vụ Nhà máy lọc dầu số 1 và khu liên hiệp đóng tàu, sửa chữa tàu thủy Quảng

Ngãi. Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (do ưu thế đặc biệt về vị trí địa lý) sẽ thúc đẩy sự phát triển hệ thống cảng biển và đội tàu VN, hay nói một cách khác thúc đẩy sự phát triển ngành Hàng hải nói riêng cũng như kinh tế của đất nước nói chung.

Các cảng khu vực TPHCM gồm 28 cảng lớn nhỏ nằm dọc các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè và sông Lòng Tàu. Trong đó có 7 cảng bốc xếp hàng container, hàng hóa tổng hợp, 21 cảng chuyên dụng như cảng xuất nhập xăng dầu, cảng bốc xếp gỗ mảnh, cảng xuất xi măng. Trong số 7 cảng tổng hợp có 4 cảng lớn là cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé và VICT. Lượng hàng thông qua các cảng này chiếm đến 85% tổng lượng hàng hóa tổng hợp qua các cảng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hiện đã có một số cảng trên sông Thị Vải - Cái Mép được xây dựng và đang hoạt động như cảng VEDAN, cảng UNIQUE GAS, cảng SUPER PHOSPHATE Long Thành, cảng Gò Dầu A, cảng Gò Dầu B. Quan trọng nhất là cảng Cái Mép - Thị Vải - cửa ngõ quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các cảng khu vực Vũng Tàu phục vụ cho ngành dầu khí. Các cảng khu vực Cần Thơ, là thương cảng quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên sông Hậu Giang, thuộc hệ thống sông Mê Kông.

Để xây dựng hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ đã có kế hoạch mang tính đột phá, tạo hướng mới trong việc xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của các cảng biển hiện có và các cảng sẽ được nghiên cứu, phát triển trong tương lai.

Cảng Hải Phòng phát triển về phía biển mà trước mắt là Đinh Vũ và tiếp theo là Lạch huyện cho tàu 5 vạn tấn, Đồng thời xây dựng cầu nối đảo Đinh Vũ - Cát Hải.

Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng phát triển sang Liên Chiểu và các khu vực khác trong vịnh Đà Nẵng cho tàu 5 vạn tấn. Tập trung xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hoà cho tàu 8 vạn tấn và lớn hơn. Các cảng trên sông Sài Gòn được phát triển về phía biển đến các vị trí khác trên sông Soài Rạp cho tầu đến 3 vạn tấn, sông Cái Mép - Thị Vải cho tàu đến 8 vạn tấn, dự kiến các cảng này dẽ được xây dựng xong và đưa vào khai thác sau năm 2010.

Trong tương lai, tại khu vực vịnh Ghềnh Rái và vùng biển Vũng Tàu sẽ phát triển các dự án cảng hiện đại, có vai trò quyết định trong chuỗi kinh doanh của khu vực thương mại tự do, khu kinh tế mở. Giải quyết triệt để luồng vào các cảng trên sông Hậu qua cửa Định An bằng giải pháp mở luồng Quan Chánh Bố cho tàu đến 15 vạn tấn có thể ra vào.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w