Tăng cường việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 67 - 68)

B Giải pháp vĩ mơ

3.9 Tăng cường việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Tăng cường cơng tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Cần xây dựng đề án lớn. Cĩ tính đột phá trong cơng tác xúc tiến thương mại theo hướng xúc tiến thương mại để giữ mức tăng trưởng ổn định, trong đĩ việc xúc tiến thương mại để phát triển cĩ trọng điểm và xem xét đến tính hiệu quả và thiết thực của hoạt động xúc tiến là tăng trưởng kim ngạch, đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu và dự báo trong họat động xuất khẩu. Cần tập trung vào mặt hàng mới, thị trường mới tiềm năng cĩ kim ngạch XNK chưa lớn, nhưng bắt đầu cĩ tốc độ tăng trưởng. Đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO. Trong quá trình đàm phán, nhất là vịng đàm phán gần đây, các thành viên WTO đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây của Việt Nam trong cải cách và phát triển kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán vẫn cịn nổi lên những vướng mắc từ phía Việt Nam như cam kết và lộ trình cụ thể về việc thực thi Hiệp định sở hữu trí tuệ, lộ trình cắt giảm các

Trang 68

lọai thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với sản phẩm nơng nghiệp, vấn đề mở cửa thị trường, minh bạch hĩa các chính sách và hệ thống pháp luật cũng như việc hiện thực hĩa các cam kết này trong thực tiễn.

Khi trở thành thành viên chính thức của WTO, điều đĩ tác động lớn đến đời sống kinh tế, cũng như hoạt động XNK của Việt Nam, bởi vì khối các nước thành viện WTO chiếm 85% thị trường thương mại hàng hĩa. Đồng thời xuất khẩu hàng dệt may mặt hàng xuất khẩu chủ lực cĩ nhiều lợi thế của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn khi hạn ngạch hàng dệt may từ Mỹ và EU được bỏ dỡ.

Thực hiện tốt cơng tác dự báo thị trường thế giới, đặc biệt là dự báo giá cả hàng hĩa thế giới để thực hiện điều hành XNK đảm bảo cho họat động XNK cĩ lợi nhất. Đồng thời tổ chức tốt cơng tác dự trữ hàng hĩa nhập khẩu số nguyên nhiên vật liệu chủ lực như phân bĩn, chất dẻo, sợi tổng hợp, phơi thép để tránh cú sốc về giá tạm thời trên thị trường thế giới gây ra do biến động giá cả theo mùa vụ hoặc theo những biến động bất thường của tự nhiên làm ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thơng hàng hĩa trong nước. Điều hành tốt họat động xuất khẩu một số mặt hàng nơng sản như xuất khẩu gạo, lạc nhân, cà phê để giảm việc tranh mua làm tăng giá trong nước.

Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, đẩy nhanh quá trình tự động hĩa thủ tục hải quan, đồng thời rà sốt quy định hải quan hiện hành, điều chỉnh những bất hợp lý, chấn chỉnh tiêu cực trong khai báo hải quan, thúc đẩy trang bị hệ thống cơng nghệ thơng tin để triển khai mơ hình thơng quan tự động, chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy theo sát với tình hình thực tiễn mở cửa thị trường.

Tiếp tục duy trì các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu, thành lập ngân hàng xuất khẩu để thiết lập cơ chế tín dụng ưu đã xuất khẩu cĩ tính hệ thống trong tịan bộ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm tập trung tồn bộ các cơng cụ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu vào một đầu mối. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Nâng cao chất lượng hàng hĩa sản xuất trong nước để nâng cao tính cạnh tranh của hàng hĩa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại Việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)