TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN KIẾN AN-THÀNH PHỐ
2.4. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHÂP ĐẤT ĐA
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHÂP ĐẤT ĐAI
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém sau:
- Một số cơ quan, đơn vị, phường chưa nắm chắc được tình hình đơn thư phát sinh trên địa bàn, nhất là cơ sở, việc chỉ đạo giải quyết có đơn vị thực hiện còn chậm, không theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc tiếp nhận, phân loại xử lý còn nhiều hạn chế, trong quá trình giải quyết còn có tình trạng đùn đẩy né tránh nhất là đơn thư có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều cấp. Một số phường khi nhận được đơn thư không giải quyết hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn rồi chuyển lên quận để giải quyết thay.
- Sự phối kết hợp giải quyết giữa các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, vẫn còn có tình trạng cùng một nội dung đơn thư có nhiều cơ quan giải quyết hoặc có nội dung đơn thư lại không có cơ quan nào giải quyết.
- Một số phường chưa thực sự chú trọng, quan tâm đến công tác tiếp dân, việc thực hiện còn mang tính hình thức, kết quả chưa cao.
* Nguyên nhân của hạn chế yếu kém: từ thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai những năm qua ở quận Kiến An có thể rút ra một số nguyên nhân của những hạn chế yếu kém như sau:
- Do tính chất vụ việc về đất đai ngày càng phức tạp, khối lượng công việc chưa nhiều. Khi phát sinh khiếu tố các cấp chính quyền còn đùn đẩy, né tránh, chưa đưa ra biện pháp tích cực để giải quyết kịp thời.
- Việc khiếu nại của công dân có nhiều vấn đề liên quan đến quá trình thời gian trước đây, khi mà hệ thống pháp luật đất đai chưa hoàn chỉnh, quản lý tại địa phương còn lỏng lẻo.
- Việc thu thập hồ sơ lưu trữ để đối chiếu với các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ còn gặp nhiều khó khăn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.
- Trong quá trình giải quyết những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người việc phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền chưa chặt chẽ nên thời gian tiến triển chậm.
- Người dân đi khiếu kiện có một bộ phận chưa hiểu rõ chính sách pháp luật, do bị xúi giục, kích động hoặc do cá nhân cố tình lôi kéo đi khiếu kiện.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thực hiện chưa được toàn diện và sâu rộng.
- Cán bộ một số phường chưa thực sự nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác này, dẫn đến việc quản lý và giải quyết đơn chưa hiệu quả, thậm chí trái với quy định của pháp luật. Cán bộ một số đơn vị cơ quan ngại tiếp dân, hoặc tiếp xong không tổ chức giải quyết theo quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân đối với các đơn vị, các phường chưa được triển khai thường xuyên (kể cả theo chương trình kế hoạch kế hoạch và đột xuất).
- Một số văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành còn chậm, chưa đồng bộ hoặc mới ban hành đã sửa đổi như: Luật đất đai, thuế, pháp lệnh Thanh tra...
- Về phía người dân do trình độ dân trí thấp, trình độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật còn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm cho nội dung đơn phản ánh không đúng sự thật hoặc gửi thư nhiều nơi, nhiều cấp không đúng thẩm quyền giải quyết. Một tình trạng tương đối phổ biến hiện nay đối với đơn khiếu nại ở lĩnh vực đền bù thiệt hại do giải phóng mặt bằng, mặc dù đã có quyết định đền bù đúng pháp luật, nhưng vẫn khiếu nại với hy vọng được đền bù thêm với tâm lý được thì càng tốt, tuy nhiên hành động này đã làm tốn thêm thời gian và tiền bạc cho công tác giải quyết, đồng thời làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan Nhà nước.
CHƯƠNG 3