Khái niệm collocation trong Tiếng Việt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH COLLOCATION TRONG TIẾNG VIỆT doc (Trang 49 - 50)

Theo nhƣ cách dịch trong các cuốn từ điển Anh – Việt, Collocation nghĩa là “sự sắp xếp vào một chỗ, sự sắp đặt theo thứ tự”. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, collocation có thể hiểu nôm na là “(cách) dùng từ, (cách) kết hợp từ”.

Tiếng Việt có một khái niệm rất gần với ý nghĩa của từ collocation, đó chính là cụm

từ cố định. Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tƣ cách một đơn vị

có sẵn nhƣ từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định nhƣ từ [2].

Nghĩa của cụm từ cố định đƣợc xây dựng và tổ chức theo lối tổ chức nghĩa của cụm từ, và nói chung là mang tính hình tƣợng. Chính vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào bề mặt, vào nghĩa của từng thành tố cấu tạo thì nói chung là không thể hiểu đƣợc đích thực của toàn cụm từ. Ví dụ: anh hùng rơm, đồng không mông quạnh, tiếng bấc tiếng chì

Thêm nữa, cụm từ cố định có ý nghĩa nhƣ một chỉnh thể tƣơng ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó. Có nghĩa là nó có tính thành ngữ rất cao, ví dụ, chỉnh thể ý nghĩa của cụm từ cố định: rán sành ra mỡ, méo miệng đòi ăn xôi vò, say như điếu đổ… có tính thành ngữ cao đến mức tối đa.

Cụm từ cố định cần đƣợc phân biệt với những đơn vị lân cận, dễ lầm lẫn với chúng,

từ ghép cụm từ tự do.

Nếu tạm thời chấp nhận tên gọi mà chƣa xác định ngay nội dung khái niệm của chúng, thì có thể tóm tắt một trong những bức tranh phân loại cụm từ cố định Tiếng Việt nhƣ sau [1]:

41

Hình 3. Phân loại cụm từ cố định Tiếng Việt.

Việc phân loại các cụm từ cố định tiếng Việt trên đây không phải là đã vạch ra những ranh giới tuyệt đối giữa các loại, và không phải các đơn vị trong mỗi loại đều thể hiện những thuộc tính thuần khiết của loại. Có những đơn vị trung gian đƣợc cấu tạo theo lối thành ngữ nhƣng tính tự do, kém ổn định vẫn còn rõ nét. Có những đơn vị đã đạt đƣợc tính thành ngữ khá cao nhƣng tính bền chắc, tính chỉnh thể về cấu trúc lại kém ổn định. Nghĩa là số thành tố cấu tạo nên chúng có thể còn tăng hay giảm đƣợc một cách tuỳ nghi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGHIÊN CỨU BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH COLLOCATION TRONG TIẾNG VIỆT doc (Trang 49 - 50)