e. Phân công chuyên môn hoá trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước và các bên có liên quan
đẹp giữa lãnh đạo và nhân viên để có thể phát huy hết khả năng của mỗi người trong công việc chung.
d. Tạo lập một hệ thống thu thập thông tin, phân tích dự báo báo
Hiện nay ở Cơ quan văn phòng Tổng Công ty hệ thống thông tin, phân tích dự báo vẫn chưa thực sự tốt, vẫn chưa có những dự báo dài hạn và những thông tin chính xác về tình hình cung cầu phôi thép trên thế giới. Nếu Công ty thực hiện tốt hơn công tác này thì hoạt động nhập khẩu của Công ty sẽ có thể tốt hơn, hiệu quả hơn.
e. Phân công chuyên môn hoá trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hợp đồng nhập khẩu
Hiện nay việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Cơ quan văn phòng là mỗi người sẽ phụ trách một mặt hàng nhất định và sẽ tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu như tự đi mở L/C, giải quyết khiếu nại đối với những lô hàng về mặt hàng đó. Như vậy rất mất thời gian và không chuyên nghiệp, do đó Công ty có thể chuyên môn hoá các công đoạn của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thành các khâu như sẽ giao việc mở L/C cho phòng kế toán, cử ra một người chuyên phụ trách phần giải quyết khiếu nại... như vậy công việc sẽ được chuyên môn hoá và tiến độ thực hiện sẽ nhanh hơn rất nhiều.
2.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước và các bên có liên quan quan
Hoạt động nhập khẩu không thể thiếu được sự quản lý điều hành của Nhà nước vì hàng loạt các chính sách về thuế, lãi suất, các quy định đối với hoạt động kinh doanh ngoại thương...đều do nhà nước đặt ra. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh xuất nhập khẩu từ các doanh nghiệp đã phát sinh không ít những khó khăn cần tới sự điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước để nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Từ đó góp phần cho hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế tìm hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đề nghị các bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty và các đơn vị của Tổng công ty nhập khẩu thép phế liệu phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước, tạo chủ động nguyên liệu, nhất là trong điều kiện giá phôi thép trên thế giới đang tăng cao và trước sức ép rất lớn từ phía đối tác Trung Quốc.
- Đề nghị nhà nước có chính sách thuế và rào cản kỹ thuật hợp lý tránh gây thiệt hại cho ngành Thép trong tiến trình hội nhập kinh tế.
- Cải cách triệt để thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu như thủ tục xin giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu, thủ tục hải quan,thuế...tránh việc gây phiền nhiễu cho các doanh nghiệp đồng thời ngăn chặn triệt để tình trạng vòi tiền ăn hối lộ của một số cán bộ của các cơ quan này.
- Xây dựng các kế hoạch đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống thông tin liên lạc - đây là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Xây dựng các tuyến đường mới có chất lượng cao, thuận tiện việc chuyên chở hàng hoá từ các cảng vào trong nội địa làm giảm bớt chi phí. Không những thế Nhà nước không thể thiếu các kế hoạch về quy hoạch, nâng cao, sửa chữa và xây dựng mới mạng lưới cầu cảng, kho tàng thuận tiện cho việc bốc xếp và lưu giữ hàng hoá. Và coi đây là một bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng của quốc gia nhằm đảm bảo tính hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí, bảo vệ môi trường... Còn về hệ thống thông tin liên lạc cũng phải được đầu tư phát triển làm sao giảm bớt tới mức thấp nhất các chi phí về liên lạc để ở mức trung bình trong khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc phải luôn được thông suốt để công ty có điều kiện tốt nhất trong việc thu thập các tin tức đang diễn ra trên thế giới cũng như việc giao dịch với các đối tác nhất là bạn hàng quốc tế.
- Bên cạnh các chính sách đầu tư, nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hệ thống thông tin của phòng Thương mại Việt Nam, các đại sứ quán và các tham tán thương mại tại nước ngoài. Việc cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp về sự biến động của thị trường thế giới là rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như tình hình thay đổi giá cả cảu một số mặt hàng như giá dầu, tỷ giá hối đoái... Nên đặt ra các yêu cầu:
+ Nắm bắt chính xác và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp về các thông tin thị trường như về nguyên liệu, giá công nghệ, sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá...
+ Cung cấp các văn bản mới nhất, các quy định cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành về việc thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước ngoài để doanh nghiệp có phương án phù hợp với các thay đổi đó.
Sự quan tâm của Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp nên Nhà nước cần luôn theo dõi sát sao các hoạt động của các doanh nghiệp để có thể nắm bắt các khó khăn các doanh nghiệp đang mắc phải và đưa ra các chính sách phù hợp ở tầm vĩ mô tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.
Phần Ba: Kết luận
Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam là một công ty nhà nước hoạt động kinh doanh chuyên tổ chức thực hiện các hợp đồng nhập khẩu phôi thép, tấm lá kim loại, phế liệu. Công ty đã thành lập được hơn 10 năm và dần khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực nhập khẩu phôi thép cho các cơ sở sản xuất thép trong nước. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phôi của công ty đã khá hoàn thiện, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Với những giải pháp trong chuyên đề thực tập tôt nghiệp này,em mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép , từ đó nâng cao hơn nữa doanh thu của Công ty từ hoạt động nhập khẩu.
Đối với riêng cá nhân em, việc nghiên cứu để hoàn thiện bài luận văn này em đã có thể hiểu và nắm chắc hơn các kiến thức đã học, cũng như có điều kiện để tìm hiểu được các nghiệp vụ thực tế diễn ra tại Công ty. Thêm nữa, em đã biết cách vận dụng những kiến thức của mình để có thể đưa ra những hướng giải quyết cho các vấn đề tồn tại. Có thể nói rằng đây là hành trang quý báu đối với bản thân em khi em bước vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp trong tương lai.
Qua đây, em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn tới thầy giáo cô giáo Nguyễn Thu Thuỷ đã chỉ bảo tận tình cho em từ lý thuyết, đến cách thức tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề trên thực tiễn. Từ đó giúp em biết cách vận dụng những kiến thức đã học và trình bày chuyên đề thực tập tốt nghiệp một cách rõ ràng, có khoa học. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị phòng xuất nhập
khẩu thuộc Cơ quan văn phòng Tổng Công ty Thép. Trong thời gian em thực tập tại phòng đã giúp em hiểu rõ và cụ thể từng nghiệp vụ ngoại thương diễn ra trên thực tế cũng như đã cung cấp cho em các số liệu cụ thể, chi tiết để em có thể hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị kinh doanh – GS.TS Nguyễn Thành Độ - PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền – NXB Lao Động – Xã hội, năm 2004
2.Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008 - Tổng công ty Thép Việt Nam
3. Thanh toán quốc tế – Lê Văn Tề – NXB Thống Kê, năm 2003.
4 Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương- PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – NXB Thống Kê, năm ….
5 Hợp đồng thương mại quốc tế – Nguyễn Hữu Khang- NXB Công An, năm 2001.
6. Giao nhận và phương tiện vận tải - Đặng Văn Nhân – NXB Giao thông vận tải, năm 2002.
7. Bảo hiểm và giám định hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển - Đỗ Hữu Vinh – NXB Tài Chính, năm 2003.
8. Website: www.mot.gov.vn