Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (Trang 90 - 92)

II. Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lạ

3. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

3.1. Cơ cấu của nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như: vốn đầu tư của nhà nước (DNNN), vốn góp của cổ dông (công ty cổ phần), vốn góp của các bên trong liên doanh, vốn góp của thành viên hợp danh, của chủ công ty TNHH, chủ doanh nghiệp tư nhân...

Loại tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty liên doanh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần,...

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đối với công ty Nhà nước, vốn hoạt động do Nhà nước giao hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh, công ty TNHH, công ty hợp danh thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham

gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia hùn vốn. Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc chủ hộ gia đình.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:

- Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu;

- Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá;

- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở hữu);

- Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị...

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế (Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB...);

- Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

3.2. Tài khoản kế toán sử dụng

Việc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng loại Tài khoản 4 "Nguồn vốn chủ sở hữu". Hạch toán loại Tài khoản 4 "Nguồn vốn chủ sở hữu" cần tôn trọng một số qui định sau:

1. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chính sách tài chính hiện hành, nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng góp vốn (Tổ chức hoặc cá nhân), từng loại vốn, quỹ.

Nguồn vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp thể hiện là một nguồn hình thành của tài sản thuần hiện có ở doanh nghiệp, nhưng không phải cho một tài sản cụ thể mà là các tài sản nói chung.

2. Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác hoặc từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác phải theo đúng chính sách tài chính hiện hành và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

3. Khi có sự thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện ra sai sót trọng yếu mà phải áp dụng hồi tố, sau khi xác định được ảnh hưởng của các khoản mục vốn chủ sở hữu thì phải điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.

4. Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn (Các tổ chức hoặc cá nhân góp vốn) chỉ được nhận phần giá trị còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán các khoản Nợ phải trả.

Loại Tài khoản 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu, có 13 tài khoản, chia thành 5 nhóm:

Nhóm Tài khoản 41 có 8 tài khoản:

- Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh;

- Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản; - Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái; - Tài khoản 414 - Quỹ đầu tư phát triển; - Tài khoản 415 - Quỹ dự phòng tài chính;

- Tài khoản 417 - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; - Tài khoản 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; - Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ.

Nhóm Tài khoản 42 có 1 tài khoản:

- Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.

Nhóm Tài khoản 43 có 1 tài khoản:

- Tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Nhóm Tài khoản 44 có 1 tài khoản:

- Tài khoản 441 - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Nhóm Tài khoản 46 có 2 tài khoản:

- Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp;

- Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của các Tài khoản loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu:

Các Tài khoản loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu có kết cấu và nội dung phản ánh chung như sau:

Bên Có: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do các chủ sở hữu góp vốn, bổ sung từ lợi nhuận

hoạt động kinh doanh, thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá, các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (được ghi tăng vốn chủ sở hữu), các khoản chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản, chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB; nguồn vốn đầu tư XDCB tăng…

Bên Nợ: Nguồn vốn chủ sở hữu giảm do hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn, giảI

thể, thanh lý doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thấp hơn mệnh giá, chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản, chênh lệch lỗ tỷ giá hốI đoái phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB, trả cổ tức hoặc phân chia lợi nhuận cho cổ đông, chi trả tiền thưởng hoặc chi tiếu quỹ phúc lợi, lỗ hoạt động kinh doanh, nguồn vốn đầu tư XDCB giảm…

Số dư bên Có: Nguồn vốn chủ sở hữu hiện có cuối kỳ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của từng tài khoản thuộc loại tài khoản 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu xem chế độ kế toán doanh nghiệp - QĐ15/2006/QĐ-BTC.

Riêng Tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ” là tài khoản điều chỉnh giảm nguồn vốn chủ sở hữu, do đó, có kết cấu và nội dung phản ánh ngược lại so với các tài khoản khác thuộc loại tài khoản 4.

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ: Bên Nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.

Bên Có: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ được tái phát hành, chia cổ tức hoặc huỷ bỏ. Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.

3.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến nguồn vốn chủ sở hữu (Xem Chế độ kế toán doanh nghiệp - QĐ số 15/2006/QĐ-BTC). chủ sở hữu (Xem Chế độ kế toán doanh nghiệp - QĐ số 15/2006/QĐ-BTC).

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w