Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Một phần của tài liệu td746 (Trang 44 - 47)

1 3.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtheo công việc (đơn đặt hàng)

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

Hiện nay Công ty cổ phần may Chiến Thắng đang áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán tập trung tại phòng tài vụ của công ty Tại phòng tài vụ có bảy người, mỗi người phụ trách một phần việc khác nhau và đứng đầu là kế toán trưởng.

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty cổ phần may Chiến Thắng:

•Kế toán trưởng ( Trưởng phòng): Là người phụ trách chung có nhiệm vụ kiểm tra phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh đôn đốc mọi bộ phận kế toán. Chấp hành các quy định chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành.

Bên cạnh đó kế toan trưởng còn trực tiếp chỉ đạo về mặt hạch toán nghiệp du Với nhân viên kế toán và thống kê phân xưởng.

Nhân viên thống kế (xí nghiệp) Kế toán trưởng (Trưởng phòng) KT tiền mặt và công nợ phải trả KT kho NL, kiểm tra chứng từ thanh tán BHXH KT kho phụ liệu và CCDC KT tiêu thụ và công nợ phải thu Thủ quỹ Kế toán tổng hợp (Phó phòng)

* Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và kế toán Khấu hao tài sản cố định ( Phó phòng) : Là người thực hiện nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong việc đôn đốc hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ghi chép kế toán tập hợp tất cả các số liệu, xử lý thông tin, lập Báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất có liên quan quá trình sản xuất để tính giá thành và quản lý về mặt vận động của tài sản cố định cụ thể là theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại và phân tích khấu hao theo quyết định hiện hành.

* Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải trả: Là người theo dõi việc thu chi, tình hình hiện có của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và theo dõi các khoản phải trả.

* Kế toán tiêu thụ và công nợ phải thu: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho của thành phẩm, tính giá trị hàng xuất bán, ghi nhận doanh thu và ghi nhận công nợ phải thu, theo dõi các khoản phải thu của công ty.

*. Kế toán kho nguyên liệu và BHXH: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, cuối tháng tổng hợp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Và là người theo dõi khoản trích BHXH, phải trả phải thu về BHXH.

* Kế toán kho phụ liệu và CCDC: Hạch toán chi tiết phụ liệu, tổng hợp chi tiết phụ liệu (nguyên vật liệu trực tiếp) cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõi quản lý công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn trong kỳ. Công cụ nào có giá trị lớn thì tiến hành phân bổ trong nhiều kỳ liên quan. .

* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ kế toán duyệt thủ quỹ là người quản lý tiền mặt của Doanh nghiệp đồng thời cấp phát lương cho cán bộ công nhân viên của công ty khi đến kỳ lĩnh lương.

- Nhân viên thống kê phân xưởng: Là người theo dõi chủng loại số lượng nguyên vật liệu đưa vào cho xí nghiệp sản xuất hàng ngày, thành phẩm nhập kho lương của công nhân xưởng và lập bảng kê lương cuối tháng nộp lên cho phòng tài vụ.

Một phần của tài liệu td746 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w