Trả nhà cung cấp thực hiện tại Công ty XYZ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 48 - 64)

áp dụng 1. Các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, đề nghị thanh toán có

được kiểm tra lại về giá cả, số lượng hàng thực tế giao nhận, các phép tính số học, tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ trước khi thanh toán không?

x

2. Các hóa đơn trên có dấu tích chứng tỏ chúng đã được kiểm tra không? (VD: chữ ký của người kiểm tra, dấu ĐÃ KIỂM TRA)

x 3. Công ty có theo dõi thời hạn thanh toán các khoản nợ để kịp

thời phát hiện các khoản nợ quá hạn không? x 4. Công ty có chủ động trả nợ cho các chủ nợ khi đến hạn hay

chờ đến khi bị đòi nợ mới thanh toán? x 5. Công ty có chủ động thanh toán nợ trong hạn để được hưởng

các khoản chiết khấu thanh toán không? x 6. Người chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán công nợ có

7. Công ty có quy định đối chiếu công nợ… 1 lần hoặc thực hiện đối chiếu ít nhất 1 lần vào cuối năm không? x 8. Có báo cáo thường xuyên các khoản phải trả có gốc ngoại tệ

không? x

9. Người chịu trách nhiệm theo dõi thanh toán nợ phải trả có theo dõi thường xuyên biến động tỉ giá của các ngoại tệ mà công ty đang nhận nợ không?

x 10. Công ty có quy định mức giá trị gói mua sắm cần phải đấu

thầu, chào hàng cạnh tranh không? x

Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp của Công ty: Khá Trung bình Yếu

Các đơn đặt hàng được Phòng kinh doanh trình Giám đốc duyệt, sau đó nhân viên Phòng kinh doanh tiến hành mua hàng, thủ kho nhập hàng, kế toán ghi sổ. Điều này chứng tỏ nguyên tắc bất kiêm nhiệm được đảm bảo thực hiện tốt.

Tuy nhiên, một số quy định về thu mua hàng hóa, hình thức và điều kiện thanh toán không được thực hiện đúng, việc ghi sổ không kịp thời. Mặt khác, Công ty cũng không có bộ phận KSNB. Do đó, kiểm toán viên đánh giá tính tin cậy và hiệu quả của hệ thống KSNB ở mức yếu. Theo đó, kiểm toán viên xác định cần thu hẹp các thử nghiệm kiểm soát và mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở mức cao nhất khi thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty XYZ.

2.2.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát

Kỹ thuật này giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về khách hàng, về tình hình thanh toán cũng như tình trạng lãi lỗ, khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Các kiểm toán viên của AASC thường tính toán sự biến động

về số dư tài khoản năm nay so với năm trước và tính các tỉ suất thanh toán. Từ đó, kiểm toán viên so sánh, đánh giá để xác định những biến động bất thường.

Kết quả tính toán số biến động của số dư tài khoản 331 năm 2006 so với năm 2005 tại 2 khách hàng ABC và XYZ được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ

Đơn vị tính: VND

Nhà máy ABC Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Trả trước cho nhà cung cấp (Dư Nợ) 153.035.000 - -153.035.000 Phải trả nhà cung cấp (Dư Có) 298.645.664 84.453.288 -214.192.376

Công ty XYZ Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Trả trước cho nhà cung cấp (Dư Nợ) - 268.950.400 +268.950.400 Phải trả nhà cung cấp (Dư Có) 2.595.319.965 5.518.444.515 +2.923.124.550 Ngoài ra, kiểm toán viên còn thực hiện thủ tục phân tích dọc bằng cách tính toán các tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ.

Bảng 2.4: Tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ

Chỉ tiêu Nhà máy ABC Công ty XYZ

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006

Khả năng thanh toán hiện thời

1,213 1,425 1,008 0,983 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng thanh toán tức thời 0,428 0,462 0,0061 0.034 Khả năng thanh toán nhanh 0,891 0.799 0,782 0,883 Dựa vào các bảng phân tích trên, kiểm toán viên đã đưa ra những đánh giá sơ bộ như sau:

Nhà máy ABC, số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấp cuối năm 2006 giảm so với thời điểm cuối năm 2005 cho thấy Nhà máy ít bị chiếm dụng vốn hơn và số nợ phải trả cũng ít hơn. Các tỉ suất về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của Nhà

máy khá tốt và không có biến động lớn, đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, hệ thống KSNB đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở Nhà máy ABC chỉ ở mức trung bình, do đó cần có thêm các thủ tục khác để thu được bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy.

Còn ở Công ty XYZ, số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấp cuối năm 2006 tăng so với cuối năm 2005 chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn và số nợ phải trả nhà cung cấp cũng nhiều hơn. Tỉ suất thanh toán hiện thời xấp xỉ 1 cho thấy tổng tài sản ngắn hạn chỉ đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Tỉ suất khả năng thanh toán tức thời quá thấp và tỉ suất khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu để đảm bảo khả năng thanh toán.

2.2.1.5. Xác định mức độ trọng yếu

Việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục đòi hỏi kiểm toán viên phải có óc xét đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn vững chắc. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng, chính xác, AASC đã xây dựng một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC.

XYZ là khách hàng mới của AASC, việc ước lượng và phân bổ trọng yếu được kiểm toán viên hết sức chú ý. Do vậy, khoá luận trình bày chi tiết quy trình ước lượng và phân bổ trọng yếu được thực hiện tại Công ty XYZ.

Ước lượng mức trọng yếu:

Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC", các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng

yếu là: Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản. Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu".

Tại Công ty XYZ, kiểm toán viên tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau:

Bảng 2.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty XYZ

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Số liệu trên BCTC 2006

Mức trọng yếu

Tỉ lệ % Số tiền

Min Max Min Max

Lợi nhuận trước thuế 4.357.969.373 4,0 8,0 174.318.775 348.637.550 Doanh thu 111.067.613.983 0,4 0,8 444.270.456 888.540.912 Tài sản ngắn hạn 68.917.683.282 1,5 2,0 1.033.765.249 1.378.353.666 Nợ ngắn hạn 70.103.529.615 1,5 2,0 1.051.552.944 1.402.070.592 Tổng tài sản 71.027.153.732 0,8 1,0 568.217.230 710.271.537 Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán viên sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty XYZ dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, theo đó mức trọng yếu là từ 174.318.775 VND đến 348.637.550 VND. Vì đây là năm đầu tiên kiểm toán khách hàng này nên để đảm bảo thận trọng, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu là 174.318.775 VND. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty XYZ nếu lớn hơn 174.318.775 VND thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại, nếu tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 174.318.775 VND sẽ được coi là không trọng yếu.

Phân bổ mức trọng yếu:

Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục.

Ước lượng ban đầu về trọng yếu được các kiểm toán viên phân bổ cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính.

Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1, 2, 3. Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình. Nhóm các khoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao.

Đối với Công ty XYZ, là một công ty thương mại, khoản mục hàng tồn kho có, rủi ro tiềm tàng trung bình và rủi ro kiểm soát trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là trung bình nên sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục này là trung bình, được xếp vào nhóm 2. Các tài khoản phải thu, phải trả có rủi ro tiềm tàng là trung bình, rủi ro kiểm soát là cao, chi phí thu thập bằng chứng cao nên sai số có thể chấp nhận được là cao, được xếp vào nhóm 3. Đối với các khoản mục khác, rủi ro tiềm tàng trung bình, rủi ro kiểm soát trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là thấp, nên được xếp vào nhóm 1.

Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, kiểm toán viên sử dụng công thức sau để phân bổ mức trọng yếu:

Mức trọng yếu phân bổ

cho khoản

= Ước lượng ban đầu về trọng yếu

Tổng số dư từng khoản mục nhân với hệ số đi kèm

Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ

Đơn vị: VND STT Khoản mục Số dư Hệ số phân bổ Sai số có thể chấp nhận được 1 Vốn bằng tiền 2.385.732.304 1 1.018.605

2 Khoản phải thu 59.488.706.734 3 76.197.319

3 Hàng tồn kho 7.043.244.244 2 6.014.322 4 TSNH khác 0 1 0 5 TSDH 2.109.470.450 1 900.653 6 Nợ ngắn hạn 70.103.529.615 3 89.793.530 7 Nợ dài hạn 0 1 0 8 Nguồn vốn, quỹ 923.624.117 1 394.348 Ước lượng mức trọng yếu 174.318.775

Dựa trên mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản phải trả nhà cung cấp theo tỉ trọng như sau:

89.793.530 x 5.518.444.515 / 70.103.529.615 = 7.068.412 (VND)

Như vậy, tại Công ty XYZ, nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra sai sót của khoản phải trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 7.068.412 VND thì kiểm toán viên sẽ đề nghị Ban Giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán.

Tại Nhà máy ABC, việc ước lượng và phân bổ trọng yếu cũng được thực hiện tương tự. Tuy nhiên, về phân bổ trọng yếu, ở Nhà máy ABC, hàng tồn kho có hệ số phân bổ là 3, công nợ phải thu, phải trả có hệ số phân bổ là 2, tài sản dài hạn cũng có hệ số phân bổ là 2, các khoản mục còn lại có hệ số phân bổ là 1. Kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu ban đầu là 45.049.520 VND, với Nợ ngắn hạn là 16.693.486 VND, với khoản phải trả nhà cung cấp là 4.532.168 VND. Như vậy, tại Nhà máy ABC nếu kiểm toán viên phát hiện sai sót của khoản phải trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 4.532.168 VND thì được xem là trọng yếu và yêu cầu Nhà máy điều chỉnh.

2.2.1.6. Đánh giá rủi ro kiểm toán

Tại AASC kiểm toán viên đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được. Việc đánh giá rủi ro của AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên đưa ra nhận xét ban đầu về khoản mục dựa trên các mục tiêu kiểm

chính xác số học). Mục đích của bước này là để dự đoán khả năng chứa đựng rủi ro của khoản mục.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Để đánh giá khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trên số dư TK 331, kiểm toán viên xem xét các yếu tố:

- Bản chất, quy mô của khoản mục - Mức độ trọng yếu của số dư tài khoản

- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Các rủi ro được kiểm toán viên phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tích cho bước lập kế hoạch

Đối với Nhà máy ABC, khoản phải trả nhà cung cấp chủ yếu là các khoản mua vật tư, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Đồng thời, số lượng nhà cung cấp của Nhà máy là nhỏ. Qua tìm hiểu, năm 2006 không có sự thay đổi lớn nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Nhà máy so với các năm trước.

Ngoài ra, qua tìm hiểu cũng như tham khảo hồ sơ kiểm toán các năm trước, kiểm toán viên biết được rằng Công ty cổ phần E có thị trường hoạt động ổn định, thị phần là đáng kể và có khả năng duy trì sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường ở mức độ cao. Khách hàng chính của Công ty E là các bưu điện và các đơn vị kinh doanh liên quan đến bưu chính viễn thông.

Từ đó, kiểm toán viên kết luận rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả nhà cung cấp tại Nhà máy ABC ở mức thấp.

Đối với Công ty XYZ, là một công ty mới thành lập từ năm 2004, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên không có

báo cáo kiểm toán năm trước làm cơ sở để đối chiếu, so sánh và xác minh số liệu trên BCTC một cách đáng tin cậy. Bên cạnh đó, xét về bản chất của khoản mục, Công ty XYZ có số lượng các nghiệp vụ mua hàng lớn, bao gồm cả mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu với quy mô lớn. Kiểm toán viên đã kết luận rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trung bình.

Đánh giá rủi ro kiểm soát:

Để có thể đưa ra một kết luận ban đầu về mức rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải dựa vào những hiểu biết đã có được về hệ thống kiểm soát nội bộ và những thay đổi trong hệ thống này so với năm trước. Từ đó, tiến hành phân tích tính hiệu lực của hệ thống KSNB trên hai mặt là thiết kế và hoạt động.

Đối với Nhà máy ABC, việc mua sắm các yếu tố đầu vào là do Công ty E quyết định. Qua bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận rằng hệ thống KSNB của Nhà máy đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trung bình. Do đó, rủi ro kiểm soát được đánh giá là ở mức trung bình. Rủi ro kiểm toán tập trung chủ yếu vào sai phạm về tính đầy đủ và tính đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán.

Đối với Công ty XYZ, rủi ro kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp được đánh giá là ở mức cao do hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty hoạt động kém hiệu quả. Ở Công ty XYZ, với khoản mục phải trả nhà cung cấp, rủi ro kiểm toán cũng tập trung chủ yếu vào sai phạm về tính đầy đủ và tính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 48 - 64)