Những mặt còn tồn tại của Công ty

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) (Trang 48)

Thứ nhất: Những hạn chế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Một: Khi sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống KSNB, Công ty chưa quy định rõ tiêu chí để đưa ra đánh giá hệ thống KSNB là tốt, khá, trung bình hay kém. Việc đánh giá hệ thống KSNB vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đoán của kiểm toán viên. Vì vậy, có thể xảy ra trường hợp các kiểm toán viên khác nhau đưa ra quan điểm khác nhau về tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Từ đó sẽ gây ra khó khăn cho kiểm toán viên trong việc đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của khách hàng. Điều đó là do bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, theo mẫu chung của AASC và được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng của AASC rất đa dạng, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng một mẫu bảng câu hỏi cho tất cả các khách hàng có thể sẽ làm cho quá trình tìm hiểu không đạt được mục tiêu hoặc bỏ sót các thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình kiểm toán. Cũng có thể thấy bảng câu hỏi chỉ bao gồm các câu hỏi đóng, không mô tả được một cách có hệ thống các thủ tục kiểm soát nội bộ đang được áp dụng.

Hai: Lập kế hoạch là công việc đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của chính cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm toán, giúp cho công ty kiểm toán tiết kiệm chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nay công tác lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán của AASC chưa thực sự được chú trọng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì các bước quan trọng bao gồm: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội

thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và đánh giá hệ thống KSNB thường được dựa trên kinh nghiệm phán đoán của KTV chứ không được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc. Điều này khiến cho khâu lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.

Ba: Việc soạn thảo chương trình kiểm toán riêng biệt cho từng cuộc kiểm toán vẫn chưa thực hiện được. Công ty nên xây dựng chương trình cho mỗi cuộc kiểm toán, nếu có thủ tục bổ sung thì trình bày bằng văn bản để định hướng cho người thực hiện kiểm toán và thuận lợi cho việc soát xét. Tuy nhiên, với khung mẫu có sẵn, chương trình kiểm toán áp dụng với mọi loại hình khách hàng nên sẽ thiếu sự linh hoạt khi áp dụng. Kiểm toán viên cần bổ xung các thủ tục cần thiết cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

Thứ hai: Những hạn chế trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Một: Về việc thực hiện thủ tục phân tích: Tại AASC, thông thường kiểm toán viên chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, không thực hiện thủ tục phân tích các tỷ suất tài chính. Điều này sẽ gây ra những hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu nói trên. Phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy những biến động bất thường, nguyên nhân của biến động của từng khoản mục, chỉ tiêu mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó.

Hai: Về phương pháp chọn mẫu: Ở AASC, các kiểm toán viên thường chọn mẫu theo kinh nghiệm. Đó là phương pháp mà mẫu chọn bao gồm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường và các nghiệp vụ có số tiền lớn. Phương pháp chọn mẫu này tuy chi phí thấp nhưng lại chứa đựng rủi ro vì chưa hẳn gian lận và sai sót đã xảy ra ở các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn. Kiểm toán viên thường ít lựa chọn các khoản mục có sai số nhỏ, tuy khó phát hiện nhưng sai sót này lại mang tính hệ thống.

Ba: Về trình bày giấy tờ làm việc: Tại AASC, giấy tờ làm việc được thiết kế theo một mẫu có sẵn. Trên giấy làm việc thường in sẵn các thông tin bắt

mục, bước công việc, tham chiếu, người thực hiện, ngày thực hiện. Đây là những thông tin quan trọng xác định công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện và là cơ sở cho việc kiểm tra, soát xét, xác định trách nhiệm của người thực hiện. Tuy nhiên, các kiểm toán viên thường không điền ngay các thông tin này khi thực hiện mà khi chuẩn bị hồ sơ mới hoàn tất thông tin nên nhiều thông tin trên giấy tờ bị bỏ sót. Kiểm toán viên nên điền đầy đủ thông tin ngay tại mỗi bước công việc để thuận lợi cho quá trình tổng hợp và xác định trách nhiệm.

Khi kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thường chỉ ghi lại những sai sót phát hiện được mà không ghi lại công việc đã thực hiện, cách thức thực hiện… Điều này có thể chấp nhận được nếu những sai sót là nhỏ, không nghiêm trọng. Còn trong trường hợp sai sót là nghiêm trọng thì cần phải ghi lại đầy đủ các bước công việc đã thực hiện, cách thức thực hiện cùng kết quả thu được từ bước công việc đó.

Thứ ba: Những hạn chế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Một: Về tổng hợp bút toán điều chỉnh của kiểm toán viên: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã xác định được mức trọng yếu và thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho các bộ phận, khoản mục, từ đó tính ra sai sót có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV thấy có sai sót là điều chỉnh và không quan tâm đến mức trọng yếu có thể bỏ qua. Từ đó, dẫn đến việc đưa ra kết luận kiểm toán có quá nhiều bút toán điều chỉnh sai sót mà các sai sót đó không được coi là trọng yếu. Điều đó sẽ làm lãng phí thời gian làm việc của KTV đồng thời ảnh hưởng đến việc theo dõi sổ sách của đơn vị sau điều chỉnh.

Hai: Về việc so sánh ước tính sai số kết hợp víi ước tính ban ®Çu vÒ møc

träng yÕu: AASC đã xây dựng quy trình đánh giá trọng yếu gồm năm bước, và

trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã thực hiện ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các bộ phận.

lượng sai số cho các bộ phận và ước tính sai số kết hợp để so sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Kiểm toán viên đã tin tưởng rằng sai số kết hợp nhỏ hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Vì thế, rất dễ bỏ sót bút toán điều chỉnh sai sót nếu sai số kết hợp lớn hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán tại Công ty

Qua đây, em xin đề xuất một số ý kiến đóng góp như sau:

Thứ nhất: Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Một: Để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, cần thiết phải lập bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với từng khoản mục. Đồng thời, bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB nên bao gồm các câu hỏi mở, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp riêng. Bên cạnh đó, Công ty nên đưa ra tiêu chí để đánh giá hệ thống KSNB là tốt, khá, trung bình hay kém.

Hai: Về chương trình kiểm toán: Do đặc thù của mỗi doanh nghiệp khác nhau về ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu tổ chức, kiểm toán viên phải có sự linh hoạt khi áp dụng chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng. Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Sự thay đổi chương trình kiểm toán ban đầu không phải là điều gì bất thường vì được dự kiến trước vì việc dự kiến trước tất cả các tình huống xảy ra là rất khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến việc phải có những sửa đổi đáng kể trong kế hoạch hoặc chương trình kiểm toán cần phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán. Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên cho khách hàng mới, kiểm toán viên phải mở rộng quy trình lập kế hoạch kiểm toán dựa trên những nội dung đã được nêu.

Một: Thủ tục phân tích là một phương pháp kiểm toán rất hữu hiệu, tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo việc đưa ra kết luận đáng tin cậy. Trước khi thực hiện các thủ tục phân tích, KTV nên rà soát một cách sơ lược về ngành nghề của khách hàng để nắm bắt được tình hình thực tế cũng như xu hướng chung của ngành nhằm tạo căn cứ phân tích. Trường hợp tài liệu phân tích không cho kết quả như dự kiến của KTV thì KTV phải điều tra làm rõ nguyên nhân. Đối với các thông tin thu thập để phân tích, kiểm toán viên nên tăng cường lượng thông tin về nội bộ ngành cũng như các ngành có liên quan. Việc phân chia các tiêu thức theo ngành và lĩnh vực hoạt động sẽ làm cơ sở để so sánh giữa thực tế tại doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình theo ngành nhằm tìm ra những biến động bất hợp lý và xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng nên chú ý phân tích các chỉ số. Các chỉ số tuyệt đối bản thân cung cấp không đủ thông tin. Việc phân tích so sánh đòi hỏi phải so sánh với một tiêu chuẩn đã lựa chọn cần đạt được. Cần phải có sự chú tâm trong việc sử dụng các chỉ số. Những hạn chế của các chỉ số gồm tính trung thực của các con số trong bảng cân đối tài sản, ảnh hưởng của lạm phát, tình trạng thiếu số liệu chi tiết và mức độ phù hợp của số liệu đã sử dụng.

Hai: Về phương pháp chọn mẫu: Ngoài chọn mẫu các nghiệp vụ bất thường hoặc có phát sinh lớn, các kiểm toán viên cũng nên chọn ngẫu nhiên các nghiệp vụ khác để phát hiện các sai phạm có tính hệ thống, ảnh hưởng trọng yếu.

Thứ ba: Tronggiai đoạn kết thúc kiểm toán:

Một: Về việc tổng hợp bút toán điều chỉnh của kiểm toán viên: KTV nên căn cứ vào tính trọng yếu của các bộ phận để từ đó đưa ra bút toán điều chỉnh thích hợp.

Hai: Về việc so sánh ước tính sai số kết hợp víi ước tính ban ®Çu vÒ møc

đã xây dựng. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán việc đánh giá trọng yếu bao gồm các bước sau:

Ước tính sai sót của các bộ phận: Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tất cả các sai sót phát hiện đều được KTV ghi trong giấy tờ làm việc, đây là sai sót phát hiện được. Tuy nhiên, do chỉ thực hiện chọn mẫu còn nhiều khoản sai sót chưa được thực hiện, đòi hỏi kiểm toán viên phải ước tính sai sót tổng thể cho bộ phận.

Ước tính sai sót kết hợp: Trong bước này KTV thực hiện bằng cách cộng số học tất cả ước tính sai sót của khoản mục và các bộ phận khác đã tính được ở bước trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh ước tính sai số kết hợp với ước tính ban đầu hoặc xem lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Trong bước này KTV so sánh ước lượng ban đầu về mức trọng yếu và ước tính sai số kết hợp, nếu sai số kết hợp cao hơn ước lượng ban đầu thì kiểm toán viên phải bổ sung các thủ tục kiểm toán và yêu cầu khách hàng điều chỉnh sai sót. Trường hợp KTV thấy ước lượng ban đầu là quá lớn hoặc quá bé thì KTV có thể xác định lại mức trọng yếu cho phù hợp.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập đang diễn ra một cách mạnh mẽ, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty kiểm toán của Việt Nam nói riêng là hết sức quan trọng. Đối với kiểm toán là một lĩnh vực còn khá non trẻ tại Việt Nam nên đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa. Cụ thể, chúng ta cần từng bước hội nhập Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, hoàn thiện quy trình kiểm toán, nâng cao chất lượng kiểm toán của nước ta. Trong phạm vi một Báo cáo Thực tập tổng hợp, em cũng đã mạnh dạn trình bày tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán cũng như công tác kiểm toán tại Công ty, góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tại Công ty.

Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và những điều kiện khác trong quá trình thực tập nên Báo cáo của em chắc còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo – GS.TS.Nguyễn Quang Quynh đã giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua để em có thể hoàn thiện Báo cáo này.

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2008 Sinh viên thực hiện:

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

STT Tên Nội dung Trang

1 Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh trong 5 năm...8

2 Bảng 2.1 : Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng………...19

3 Bảng 2.2 : Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát………23

4 Bảng 2.3 : Mẫu giấy soát xét……….36

5 Bảng 2.4 : Ký hiệu các thông tin chung………38

6 Bảng 2.5 : Ký hiệu các thông tin năm………...39

7 Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty...11

8 Sơ đồ 2.1 : Quy trình kiểm toán chung...15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu viết tắt Nội dung

1 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

2 GTGT : Giá trị gia tăng

3 KSNB : Kiểm soát nội bộ

4 KTV : Kiểm toán viên

5 TL : Trợ lý

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết kiểm toán

Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Nhà xuất bản Tài chính

2. Kiểm toán tài chính

Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, Nhà xuất bản Tài chính

3. Hồ sơ kiểm toán và các tài liệu có liên quan khác của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) (Trang 48)